41 người Mỹ nhiễm khuẩn salmonella sau khi ăn nấm mèo khô

Sau khi nhiều người nhiễm khuẩn salmonella trong nấm mèo khô, các sản phẩm này đã bị thu hồi.

CNN cho biết theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), ít nhất 41 người nhiễm vi khuẩn salmonella sau khi ăn nấm mèo khô Shirakiku brand Black Fungus (Kikurage). Đây là sản phẩm do công ty Wismettac Asian Foods có trụ sở ở Sante Fe Springs, California, phân phối.

Sản phẩm này được phân phối tại các nhà hàng, không bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Ngay sau khi vụ việc được phát hiện, công ty đã thu hồi các loại nấm có khả năng nhiễm khuẩn salmonella tại nhiều nhà hàng.

41 nguoi my nhiem khuan salmonella sau khi an nam meo kho 0d5 5254256

Loại nấm mèo khô này đã bị thu hồi do nhiễm khuẩn salmonella. Ảnh: CNN.

Bốn cụm bệnh được phát hiện tại các nhà hàng mỳ ramen ở 3 bang khác nhau. Theo CDC, nhiều người nhiễm bệnh cho biết đã ăn nấm mèo trong mỳ ramen. Các ca nhiễm khuẩn trong độ t.uổi từ 2 đến 74, 62% trường hợp là nữ.

CDC cho biết hầu hết người bệnh bị tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày từ 6 giờ đến 6 ngày sau khi tiếp xúc vi khuẩn salmonella. Triệu chứng bệnh thường kéo dài 4-7 ngày, hầu hết mọi người tự hồi phục mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, CDC cảnh báo vi khuẩn salmonella có thể gây n.hiễm t.rùng nghiêm trọng, thậm chí t.ử v.ong ở trẻ nhỏ, người già và có hệ miễn dịch suy yếu.

Nấm mèo khô cần được ngâm trong nước sôi để t.iêu d.iệt mọi mầm bệnh. Tuy nhiên, nếu mua phải nấm bị thu hồi, người dân không nên tiêu thụ chúng.

CDC cảnh báo người dân cần hỏi nhà hàng nguồn gốc của các loại nấm trước khi đặt hàng để tránh mua phải sản phẩm bị thu hồi.

Đây là 2 loại thớt có thể làm tổn thương gan, thận và tăng nguy cơ mắc ung thư ác tính, nếu đang dùng thì bạn cần nhanh chóng thay mới

Thớt chính là một trong các món đồ dùng bẩn nhất trong nhà bếp, chứa số vi khuẩn nhiều gấp 200 lần so với bồn cầu…

“Bệnh từ miệng mà ra” – Bất cứ thứ gì tác động đến thực phẩm của bạn đều có thể là nguồn ô nhiễm làm lây lan bệnh tật, trong đó thớt cũng không ngoại lệ. Bên cạnh bát đũa, nồi niêu, xoong chảo… thì thớt cũng là một vật dụng không thể thiếu với vai trò cắt thái thức ăn.

Trên thực tế, thớt chính là một trong các món đồ dùng bẩn nhất trong nhà bếp, chứa số vi khuẩn nhiều gấp 200 lần so với bồn cầu, đặc biệt là vi khuẩn Salmonella, E.coli, độc tố nấm aflatoxin.

day la 2 loai thot co the lam ton thuong gan than va tang nguy co mac ung thu ac tinh neu dang dung thi ban can nhanh chong thay 03f 5251501

Thớt chính là một trong các món đồ dùng bẩn nhất trong nhà bếp.

Có 2 loại thớt dưới đây đã được các chuyên gia cảnh báo về nguy cơ đe dọa sức khỏe, các gia đình nên thận trọng khi sử dụng.

1. Thớt gỗ quá 1 năm chưa thay, có dấu hiệu nấm mốc

Thớt gỗ là lựa chọn của nhiều gia đình vì chúng rất bền, có thể sử dụng được lâu dài nhưng dùng quá lâu một chiếc thớt cũng là một thói quen sai lầm.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Bách khoa Hà Nội): Trên mặt thớt là một hỗn hợp các loại thực phẩm li ti bám vào trong quá trình băm, chặt thức ăn. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, các mảnh vụn này sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm như Salmonella gây viêm dạ dày, viêm ruột, sốt thương hàn; E.coli gây tiêu chảy…

day la 2 loai thot co the lam ton thuong gan than va tang nguy co mac ung thu ac tinh neu dang dung thi ban can nhanh chong thay 77d 5251501.gif

Trên mặt thớt là một hỗn hợp các loại thực phẩm li ti bám vào trong quá trình băm, chặt thức ăn.

Đặc biệt, nếu thớt gỗ được bảo quản trong môi trường ẩm ướt, kém vệ sinh sẽ dễ hình thành nấm mốc, sản sinh ra độc tố aflatoxin – loại chất độc đã được WHO xếp vào các chất gây ung thư nhóm 1 và làm ảnh hưởng đến sức khỏe gan, thận. Đặc biệt việc đun sôi lau rau rửa bình thường không thể làm sạch aflatoxin.

Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo các gia đình không nên dùng thớt quá lâu, 6 tháng đến 1 năm nên thay thớt một lần. Không nên dùng chung một chiếc thớt để vừa thái đồ sống, vừa thái đồ chín kẻo gây nhiễm khuẩn, dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm, bệnh về đường tiêu hóa…

2. Các loại thớt nhựa kém chất lượng

day la 2 loai thot co the lam ton thuong gan than va tang nguy co mac ung thu ac tinh neu dang dung thi ban can nhanh chong thay 919 5251501

Thớt nhựa kém chất lượng được bày bán khắp các chợ, cửa hàng với giá thành rẻ, nhiều gia đình ưa chuộng loại thớt này vì chúng rất nhẹ nhàng và đẹp mắt. Tuy nhiên, nhược điểm của thớt nhựa là không chịu được nhiệt độ cao, dễ biến dạng; khi cắt dễ tạo thành vết nứt; không dễ làm sạch và xử lý dầu mỡ… Một số loại thớt có chứa chất hóa dẻo như chì và cadmium, thậm chí có thể gây ung thư khi sử dụng lâu dài.

day la 2 loai thot co the lam ton thuong gan than va tang nguy co mac ung thu ac tinh neu dang dung thi ban can nhanh chong thay 0c6 5251501

Nhược điểm của thớt nhựa là không chịu được nhiệt độ cao, dễ biến dạng; khi cắt dễ tạo thành vết nứt…

Nghiên cứu của Đại học Michigan và một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Đại học Wisconsin (Mỹ), thớt nhựa là loại thớt tồi tệ nhất mà các gia đình không nên dùng, những vết cắt nhỏ, nứt nhỏ trên bề mặt nhựa chính là môi trường để vi khuẩn phát triển nhanh chóng.

Theo Tân Hoa Xã, sử dụng thớt nhựa không phải là lựa chọn được khuyến khích. Nhưng nếu bạn muốn dùng, hãy cố gắng tìm mua thớt nhựa ở những thương hiệu uy tín, thớt được làm bằng chất liệu tốt, chịu được nhiệt. Trong quá trình sử dụng, các gia đình cần tránh để thớt nhựa tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, không dùng để cắt thức ăn quá nóng, tránh rửa bằng nước nóng và sử dụng lượng chất tẩy rửa thích hợp cho thớt.

Dù sử dụng thớt bằng chất liệu nhựa hay gỗ, các chuyên gia vẫn khuyên nên dùng thớt thái đồ sống và chín riêng biệt. Thay thớt sau khi sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm. Sau mỗi lần dùng thớt, dùng bàn chải cứng và nước sạch để rửa sạch bụi bẩn và vụn thức ăn. Nếu có mùi tanh, bạn có thể rửa sạch thớt bằng nước vo gạo có pha muối, sau đó rửa lại bằng nước ấm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *