Người đàn ông 53 t.uổi, đang dùng máy cưa miếng gỗ, bị máy cưa bật ra cắt vào cổ tay phải.
Cổ tay phải bệnh nhân đứt gần rời chỉ còn dính lớp da mặt sau cổ tay, lộ gân, xương, chảy nhiều m.áu, không cử động được các ngón tay. Ngay sau tai nạn, bệnh nhân tự gọi taxi đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh cấp cứu. Nhân viên y tế sơ cứu vết thương sau đó nhanh chóng chuyển lên phòng mổ, ngày 5/1.
Vết thương phức tạp cắt ngang mặt trước cổ tay phải, đứt bó mạch thần kinh trụ, đứt thần kinh giữa, bó mạch thần kinh quay và các gân vùng cổ tay.
Kíp phẫu thuật do bác sĩ Lương Toàn Thắng – Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, phối hợp với kíp Gây mê hồi sức tiến hành cắt lọc các tổ chức dập nát, vi phẫu nối các dây thần kinh, mạch m.áu và các gân bị đứt.
Sau hơn 3 tiếng phẫu thuật, các tổn thương được phục hồi, các đầu ngón tay hồng ấm, cử động được.
Bàn tay bệnh nhân sau nối. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ điều trị Nguyễn Văn Năng – Khoa Chấn thương chỉnh hình, nhận định trường hợp bệnh nhân rất phức tạp, nguy cơ hoại tử bàn tay do thiếu m.áu nuôi dưỡng. Bệnh nhân cần sớm tập luyện phục hồi chức năng để cải thiện khả năng cầm, nắm.
Bác sĩ khuyến cáo đảm bảo an toàn trong quá trình lao động, trang bị các trang thiết bị bảo hộ đầy đủ. Trong trường hợp không may xảy ra tai nạn, các bộ phận bị đứt rời cần được phẫu thuật nối ghép càng sớm càng tốt , trước 6 tiếng kể từ thời điểm bị đứt. Người bệnh cần sơ cứu, băng và cầm m.áu, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí và hướng dẫn bảo quản phần chi đứt rời tđúng cách.
Mức độ phục hồi của phần chi nối tùy thuộc vào tình trạng tổn thương, bảo quản và thời gian kể từ khi đứt rời đến lúc phẫu thuật nối. Trong trường hợp đứt lìa hẳn chi thể, cách bảo quản đúng là cho phần đứt rời vào túi nilon sạch, buộc kín lại, bọc trong miếng gạc, sau đó bỏ vào thùng nước đá ở nhiệt độ 4-5 độ C. Tránh để phần chi đứt rời tiếp xúc trực tiếp với nước đá vì có thể gây bỏng lạnh.
Người đàn ông bị máy cưa c.hém gần đứt bàn tay
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cổ tay phải gần đứt rời, chảy nhiều m.áu, đau nhức dữ dội.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vừa phẫu thuật nối thành công bàn tay cho bệnh nhân N.X.T. (53 t.uổi, ở huyện Gia Lộc, Hải Dương).
Ông T. cho biết khi đang làm việc, miếng gỗ mục cũ cuốn vào máy cưa khiến máy bật ra, cắt vào cổ tay phải của ông. Ngay lập tức, người này bắt taxi đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh nhân được nối bàn tay thành công sau khi bị đứt gần rời. Ảnh: BVCC.
Khi tiếp nhận, các bác sĩ phát hiện cổ tay phải của bệnh nhân gần đứt, chỉ còn dính lớp da mặt sau cổ tay, lộ gân, xương, chảy nhiều m.áu, đau nhức dữ dội, không cử động được các ngón tay. Vết thương phức tạp đã cắt đứt bó mạch thần kinh trụ, thần kinh giữa, bó mạch thần kinh quay và các gân vùng cổ tay.
Tại phòng mổ, ê-kíp cắt lọc tổ chức dập nát và nối các dây thần kinh, mạch m.áu và gân bị đứt. Sau hơn 3 tiếng phẫu thuật, những tổn thương được phục hồi, các đầu ngón tay hồng ấm, có thể cử động.
Bác sĩ Nguyễn Văn Năng, khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, cho biết trường hợp này rất phức tạp, bàn tay phải đã gần đứt rời, nguy cơ hoại tử bàn tay cao do thiếu m.áu nuôi dưỡng.
Do vùng tổn thương tập trung rất nhiều các đoạn gân, các bác sĩ rất thận trọng trong phẫu thuật để phục hồi tổn thương chính xác nhất.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, người dân cần đảm bảo an toàn trong quá trình lao động, sử dụng các trang thiết bị bảo hộ đầy đủ. Trong trường hợp không may xảy ra, các bộ phận bị đứt rời cần được phẫu thuật nối ghép càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước 6 tiếng kể từ thời điểm tai nạn. Người bệnh cần sơ cứu, băng và cầm m.áu, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí và hướng dẫn bảo quản phần chi đứt rời đúng cách.