Để bảo vệ gan và thận, các bác sĩ sẽ lựa chọn những loại thuốc ít gây độc cho gan hoặc thận đối với những người có bệnh lý gan hoặc thận, điều chỉnh liều phù hợp và theo dõi định kỳ để phát hiện sớm biến chứng.
Ảnh minh họa
Hỏi: Thưa bác sĩ, năm nay tôi 71 t.uổi, có nhiều bệnh lý mạn tính. Hằng ngày tôi uống rất nhiều thuốc nên lo ngại bị suy thận. Vậy tôi có nên sử dụng các loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào để tăng cường chức năng thận hay không? Đào Văn Hùng (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Đáp: Người cao t.uổi thường có nhiều bệnh lý phối hợp và phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau. Việc dùng nhiều thuốc có thể ảnh hưởng đến gan, thận, và các thuốc có thể tương tác với nhau dẫn đến biến chứng nặng hơn khi dùng một loại.
Để bảo vệ gan và thận, các bác sĩ sẽ lựa chọn những loại thuốc ít gây độc cho gan hoặc thận đối với những người có bệnh lý gan hoặc thận, điều chỉnh liều phù hợp và theo dõi định kỳ để phát hiện sớm biến chứng.
Khi mắc nhiều bệnh lý mà bác càng dùng thêm thuốc, dù là thuốc bệnh hay thuốc bổ, thì càng gây thêm tổn thương cho gan hoặc thận. Các thuốc bảo vệ gan, thận cần được chuyên gia lựa chọn tùy vào từng loại bệnh lý và từng loại thuốc điều trị bệnh cụ thể.
Để tăng sức đề kháng, bác nên áp dụng chế độ ăn hợp lý. Cụ thể, bác cần chú ý ăn nhiều rau, hoa quả, uống đủ nước. Bên cạnh đó, bác nên ăn nhiều món ăn từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ; nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật, tỷ lệ chất béo thực vật chiếm 35% tổng lượng chất béo.
Ngoài ra, bác cần hạn chế ăn mặn, lượng muối ăn dưới 150g/người/tháng, không ăn các thực phẩm có hàm lượng muối cao như các loại dưa, cà muối. Hạn chế những đồ ăn, thức uống gây mất ngủ như cà phê, trà đặc.
Những lưu ý trước khi khám bệnh và các biện pháp chẩn đoán viêm xoang mạn tính
Chẩn đoán viêm xoang mạn tính đúng và kịp thời nhằm giúp đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp cũng như ngăn ngừa những tiến triển của bệnh, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Viêm xoang mạn tính là một căn bệnh tai mũi họng thường thấy. Bệnh có thể do n.hiễm t.rùng gây ra, hoặc có thể do các u trong xoang (polyp mũi) hay bởi vách ngăn mũi lệch.
Bệnh thường gặp nhất ở t.uổi thanh niên và trung niên, nhưng cũng có thể xuất hiện ở t.rẻ e.m và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Do đó việc chẩn đoán viêm xoang mạn tính là vô cùng quan trọng và cần thiết để có thể điều trị kịp thời.
1. Những lưu ý trước khi đi khám ở các cơ sở y tế
Khi tới các cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng các xoang của bạn. Ngoài ra, họ cũng sẽ kiểm tra thêm mắt, tai, mũi, họng để xác định mức độ phát triển của bệnh. Chính vì vậy, việc chuẩn bị trước các câu trả lời cho các câu hỏi của bác sĩ về triệu chứng có thể giúp đỡ rất nhiều trong việc chẩn đoán.
Thông thường, các câu hỏi được đưa ra bởi bác sĩ sẽ bao gồm:
– Chính các các triệu chứng bạn đang gặp phải là gì? Chúng xuất hiện từ lúc nào và có điều gì làm cải thiện hay trầm trọng hơn các triệu chứng bạn đang mắc phải hay không?
– Gần đây bạn có đang bị cảm hay mới mắc các bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp khác không?
– Bạn có bị dị ứng với bất kỳ điều gì hay không?
– Bạn có hút thuốc hay tiếp xúc với khói t.huốc l.á hoặc các chất ô nhiễm trong không khí khác trong thời gian gần đây hay không?
– Liệt kê những loại thuốc mà bạn sử dụng, bao gồm cả các loại thảo dược, thực phẩm chức năng và thuốc bổ.
– Bạn có đang gặp các vấn đề sức khỏe khác hay không?
Việc liệt kê và chuẩn bị trước câu trả lời cho danh sách các câu hỏi mà bác sĩ sẽ hỏi nhằm giúp bệnh tận dụng tối đa thời gian khi đi khám và để bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác hơn.
Chuẩn bị trước khi đi khám giúp tiết kiệm thời gian và giúp việc chẩn đoán của bác sĩ được chính xác hơn (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, người bệnh cũng cần chuẩn bị trước một số câu hỏi cơ bản để hỏi lại bác sĩ nhằm hiểu hơn về tình trạng bệnh của mình như:
– Những triệu chứng hoặc tình trạng của tôi là do điều gì gây ra?
– Có nguyên nhân nào khác gây ra các triệu chứng của tôi hay không?
– Tôi cần phải làm những xét nghiệm gì?
– Phương pháp điều trị của tôi ra sao? Bác sĩ đề nghị tôi sử dụng phương pháp điều trị nào? Có tác dụng phụ nào từ việc điều trị này hay không?
– Khi đang có một số vấn đề sức khỏe khác cần phải điều trị phối hợp như thế nào để hiệu quả nhất?
– Trong quá trình điều trị, người ệnh viêm xoang nên ăn gì? Những loại thực phẩm cực tốt cho những người bị viêm xoang”
– Tôi có cần phải tái khám hay không? Thời gian tái khám là khi nào?
2. Xét nghiệm chẩn đoán viêm xoang mạn tính
Nhằm chẩn đoán các nguyên nhân gây ra viêm xoang mạn tính, bác sĩ sẽ tìm nguồn gốc của các triệu chứng, các cảm giác đau ở mũi hay cổ họng. Để làm việc này, họ sẽ dùng một công cụ giúp mũi mở và các loại thuốc co mạch m.áu ở mũi.
Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi có đèn ở đầu để tìm chỗ bị viêm cũng như các chất dịch nhầy bị ứ đọng. Việc kiểm tra này cũng sẽ giúp loại trừ các nguyên nhân gây ra viêm xoang mạn tính như polyp mũi hay các bất thường giải phẫu khác.
Các phương pháp có thể được dùng để chẩn đoán hình ảnh cho viêm xoang mạn tính bao gồm:
– Nội soi mũi: Phương pháp này sử dụng một ống mỏng linh hoạt có ánh sáng ở đầu để đưa vào sâu bên trong mũi giúp kiểm tra trực quan bên trong xoang.
Nội soi mũi – xoang giúp xác định vị trí bị viêm cũng như mức độ của bệnh (Ảnh: Internet)
– Nghiên cứu hình ảnh: Các phương pháp được sử dụng để đưa ra hình ảnh chính xác và chi tiết nhất bao gồm chụp cắt lớp vi tính CT hay chụp cộng hưởng từ MRI. Phương pháp này cũng giúp bác sĩ phát hiện mức độ viêm hoặc nhìn thấy rõ ở những nơi mà ống nội soi không chạm tới được.
– Xét nghiệm: Đa phần các trường hợp viêm xoang mạn tính không cần thiết sử dụng các loại xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không đáp ứng với điều trị hoặc bệnh vẫn tiếp tục tái phát nhiều lần thì việc xét nghiệm sẽ giúp tìm ra nguyên nhân mầm bệnh là gì, có thể là vi khuẩn hoặc nấm.
– Xét nghiệm dị ứng tìm dị nguyên. Nếu bác sĩ nghi ngờ tình trạng bệnh viêm xoang là do dị ứng gây ra, họ có thể chỉ định 1 thử nghiệm trên da để tìm dị nguyên. Phương pháp này khá nhanh và an toàn có thể xác định nguyên nhân dị ứng dẫn đến viêm xoang mạn tính.