Tác dụng của ớt? Ăn bao nhiêu ớt là đủ?

Ớt là một loại gia vị vô cùng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày nhưng liệu bạn đã biết hết những tác dụng của ớt đối với sức khỏe?

Ớt là một loại quả có vị cay, nóng. Tuy nhiên, thay vì được sử dụng như một loại trái cây, ớt lại được dùng như một gia vị bởi những đặc tính riêng biệt của mình. Ớt có thể dùng để ăn sống, sấy khô, nấu chín hoặc tán thành bột ớt. Thực tế, ớt cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Giá trị dinh dưỡng của quả ớt

Trong một muỗng canh (15 g) ớt tươi sẽ chứa khoảng:

– Lượng calo: 6

– Nước: 88%

– Chất đạm: 0,3 gam

– Carbs: 1,3 gram

– Đường: 0,8 gam

– Chất xơ: 0,2 gam

– Chất béo: 0,1 gam

tac dung cua ot an bao nhieu ot la du 9ca 5499756

Trong quả ớt cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, tuy nhiên do mỗi ngày chúng ta chỉ ăn một lượng ớt nhỏ nên chúng đóng góp vào lượng tiêu thụ hàng ngày cũng không đáng kể. Cụ thể, trong ớt có chứa:

– Vitamin C: quan trọng trong việc hỗ trợ chức năng miễn dịch, chữa lành vết thương.

– Vitamin B6: Nhóm vitamin B, B6 có vai trò trong quá trình chuyển hóa năng lượng.

– Vitamin K1: Còn được gọi là phylloquinone, vitamin K1 cần thiết cho quá trình đông m.áu, giúp xương và thận khỏe mạnh.

– Kali: Giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ.

– Đồng: Giúp xương chắc khỏe và tế bào thần kinh khỏe mạnh.

– Vitamin A: Ớt đỏ chứa nhiều beta carotene, chất mà cơ thể bạn chuyển hóa thành vitamin A, giúp bảo vệ mắt, hỗ trợ miễn dịch, giảm viêm…

Bên cạnh đó, còn có các hợp chất thực vật hoạt tính sinh học chính trong quả ớt:

– Capsanthin: Đây là carotenoid chính trong quả ớt đỏ, chiếm tới 50% tổng hàm lượng carotenoid. Capsanthin có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư và các bệnh mãn tính khác.

– Violaxanthin: Là chống oxy hóa carotenoid chính trong ớt vàng, violaxanthin chiếm 37-68% tổng hàm lượng carotenoid.

– Lutein: Có nhiều nhất trong ớt xanh và giảm dần khi quả ớt sinh trưởng. Lutein có liên quan tới sức khỏe của đôi mắt.

– Capsaicin: Chịu trách nhiệm cho vị cay nóng của quả ớt.

– Axit sinapic: Là một chất chống oxy hóa.

– Axit ferulic: Chất chống oxy hóa tương tự axit sinapic, giúp chống lại các bệnh mãn tính khác nhau.

Tác dụng của ớt

1. Giảm đau

Capsaicin, hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học chính trong ớt, có một số đặc tính vô cùng độc đáo. Capsaicin có khả năng liên kết với những thụ thể bị đau, tức các dây thần kinh cảm nhận cảm giác đau đớn, làm mất mẫn cảm của các thụ thể đau theo thời gian. Capsaicin chính là thành phần giúp ớt có vị cay nóng, vì vậy nó sẽ giúp giảm cơn đau bằng cách kích thích sức đề kháng của một số tế bào thần kinh.

tac dung cua ot an bao nhieu ot la du aff 5499756

2. Giảm cân

Béo phì là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim và tiểu đường.

Có một số bằng chứng cho thấy hợp chất capsaicin có thể thúc đẩy việc giảm cân bằng cách giảm sự thèm ăn và tăng cường đốt cháy chất béo. Một số nghiên cứu cho thấy ăn 10 g ớt đỏ mỗi ngày có thể làm tăng đáng kể quá trình đốt cháy chất béo ở cả nam giới và phụ nữ.

Capsaicin cũng có thể làm giảm lượng calo trong cơ thể. Một nghiên cứu nhỏ trên 24 người thường xuyên ăn ớt đã phát hiện ra rằng sử dụng capsaicin trước bữa ăn dẫn đến việc giảm lượng calo. Tuy nhiên, do lượng ớt mỗi người ăn mỗi ngày không nhiều nên tác dụng giảm cân không quá lớn, còn tùy thuộc vào chế độ ăn uống và tập luyện hàng ngày.

3. Chống cảm cúm

Do ớt có vị cay nóng nên có thể giúp cơ thể sinh nhiệt, đổ mồ hôi, từ đó có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm, tốt cho hệ miễn dịch. Ngoài ra, việc ăn ớt còn giúp cơ thể giảm tức ngực và giảm các bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp.

4. Làm chậm quá trình lão hóa

Trong thành phần của ớt có nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin A, axit sinapic, axit ferulic… Tất cả những chất này đều cần thiết cho việc tổng hợp collagen, có tác dụng chống lại quá trình lão hóa của cơ thể, từ đó tốt cho làn da và sức khỏe nói chung, chống lại quá trình oxy hóa và ngăn chặn sự phát triển của các bệnh mãn tính.

5. Cải thiện hệ tuần hoàn m.áu

Hệ tuần hoàn m.áu rất dễ gặp phải các vấn đề như tắc nghẽn, xơ vữa động mạch. Nguyên nhân của những căn bệnh này thường bắt nguồn từ chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, đồ ngọt và ít vận động. Trong khi đó, những hợp chất có trong quả ớt có tác dụng giải độc máy, giảm lượng cholesterol xấu, ngăn chặn tình trạng xơ vữa và tắc nghẽn mạch m.áu, từ đó giúp cải thiện hệ tuần hoàn m.áu.

Tác dụng phụ của ớt

Mặc dù ớt có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng trên thực tế, do đặc tính cay nóng của mình, ớt cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ khác:

tac dung cua ot an bao nhieu ot la du 16b 5499756

– Gây ra cảm giác bỏng rát: Do có chứa hợp chất capsaicin, ớt có vị cay nóng và khi liên kết với cá thụ thể đau, nó có thể gây ra cảm giác bỏng rát dữ dội. Nếu ăn một lượng lớn, ớt có thể gây ra tình trạng đau, viêm và sưng nghiêm trọng.

– Đau dạ dày và tiêu chảy: Ở một số người, việc ăn ớt có thể gây ra đau dạ dày. Các triệu chứng của nó bao gồm đau bụng, nóng rát dạ dày, chuột rút hay tiêu chảy. Với những người mắc hội chứng ruột kích thích hoặc không thường xuyên ăn ớt, tình trạng trên có thể càng trầm trọng hơn.

– Nguy cơ ung thư: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hợp chất capsaicin có trong quả ớt vừa có thể giảm nguy cơ ung thư, nhưng đồng thời cũng có thể tăng nguy cơ gây ra một số bệnh ung thư nhất định, ví dụ như ung thư túi mật và dạ dày, ung thư miệng và cổ họng.

Ăn bao nhiêu ớt là đủ?

Năm 2015, các nhà nghiên cứu đến từ những trường đại học danh tiếng thế giới, bao gồm Trường Y tế Cộng đồng Harvard (Mỹ), Đại học Oxford và Học viện Y khoa Trung Quốc đã tiến hành một cuộc khảo sát trên gần 500.000 người ở trong độ t.uổi trung niên. Kết quả cho thấy, những người thường xuyên ăn ớt từ 1-2 ngày một lần có khả năng giảm 14% nguy cơ t.ử v.ong do ung thư, các bệnh lý về tim mạch và các vấn đề về đường hô hấp khác.

Một số nghiên cứu khác cho thấy việc tiêu thụ 10 gr ớt trong bữa ăn có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường lợi ích của ớt và giảm những nguy cơ tiềm ẩn. Do đó, tùy thuộc vào khẩu vị, nhu cầu vào tình trạng sức khỏe mà bạn có thể điều chỉnh lượng ớt muốn ăn, tuy nhiên khoảng 10 gr mỗi bữa là lượng tốt nhất để tăng cường lợi ích cho sức khỏe.

Ô nhiễm không khí nặng nề không dứt vào mùa đông: Ăn gì để làm sạch phổi?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiếp xúc với ô nhiễm không khí dẫn đến 4,2 triệu ca t.ử v.ong trên toàn thế giới mỗi năm. Muốn sống thọ, phổi ắt phải khỏe. Nhưng ăn gì để làm sạch phổi thì không phải ai cũng nắm rõ.

Hà Nội đang bước vào những ngày không khí bị ô nhiễm nặng. Mỗi sáng, bản tin thời tiết lại hiện lên dự báo về chất lượng không khí ở mức xấu đến độc hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Nhất là vào mùa hanh khô lạnh lẽo, chất lượng không khí là vấn đề vốn nan giải trở thành cực nan giải.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiếp xúc với ô nhiễm không khí dẫn đến 4,2 triệu ca t.ử v.ong trên toàn thế giới mỗi năm. Trước khi có giải pháp mang tầm vĩ mô, những vấn đề vi mô như ăn gì để làm sạch phổi là chuyện cần quan tâm hàng đầu để luôn mạnh khỏe, sống tốt.

Danh sách những thực phẩm dưới đây cần bổ sung ngay để làm sạch phổi, mọi người – nhất là những người đang sống trong vùng không khí ô nhiễm nặng – không thể bỏ qua:

o nhiem khong khi nang ne khong dut vao mua dong an gi de lam sach phoi 804 5473498

Hà Nội đang bước vào những ngày không khí bị ô nhiễm nặng.

Trà xanh

Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm trong phổi, có khả năng làm sạch phổi cực tốt. Những hợp chất này thậm chí có thể bảo vệ mô phổi khỏi tác hại của việc hít phải khói thuốc.

Nghiên cứu đăng tải trên Healthline trên hơn 1.000 người trưởng thành ở Hàn Quốc đã báo cáo rằng những người uống ít nhất 2 tách trà xanh mỗi ngày có chức năng phổi tốt hơn những người không uống.

Củ cải đỏ

Củ cải đỏ có màu sắc rực rỡ chứa các hợp chất giúp làm sạch phổi tự nhiên. Nhóm thực phẩm này rất giàu nitrat, đã được chứng minh là có lợi cho chức năng phổi. Nitrat giúp thư giãn mạch m.áu, giảm huyết áp và tối ưu hóa quá trình hấp thụ oxy.

Các chất bổ sung từ củ dền và củ cải đường được chứng minh là giúp cải thiện hoạt động thể chất và chức năng phổi ở những người mắc các bệnh về phổi, bao gồm COPD và tăng huyết áp phổi.

Ngoài ra, củ cải đỏ còn chứa nhiều magiê, kali, vitamin C và chất chống oxy hóa carotenoid – tất cả đều cần thiết cho sức khỏe của phổi.

o nhiem khong khi nang ne khong dut vao mua dong an gi de lam sach phoi b0e 5473498

Ớt

Ớt là một trong những nguồn giàu vitamin C, một chất dinh dưỡng hòa tan trong nước hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong cơ thể. Bổ sung đủ vitamin C đặc biệt quan trọng đối với những người đang sống trong khu vực bị ô nhiễm không khí nặng. Chỉ cần ăn một quả ớt ngọt cỡ trung bình, tầm 119g đã cung cấp 169% lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày.

Táo

Ăn táo thường xuyên có khả năng làm sạch phổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy, người ăn táo thường xuyên có chức năng phổi bị suy giảm chậm hơn những người hay hút thuốc. Ngoài ra, ăn 5 quả táo trở lên mỗi tuần giúp phổi hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ phát triển COPD.

Ăn táo cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và ung thư phổi. Điều này có thể là do nồng độ cao của chất chống oxy hóa trong táo, bao gồm cả flavonoid và vitamin C.

Bí ngô

Phần thịt màu sáng của bí ngô chứa nhiều hợp chất thực vật giúp tăng cường sức khỏe cho phổi, làm sạch phổi rất tốt. Chúng đặc biệt giàu carotenoid, bao gồm beta carotene, lutein và zeaxanthin – tất cả đều có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ.

o nhiem khong khi nang ne khong dut vao mua dong an gi de lam sach phoi c7b 5473498

Phần thịt màu sáng của bí ngô chứa nhiều hợp chất thực vật giúp tăng cường sức khỏe cho phổi, làm sạch phổi rất tốt.

Nghệ

Nghệ thường được sử dụng để tăng cường sức khỏe tổng thể do tác dụng chống oxy hóa và chống viêm mạnh. Curcumin, thành phần hoạt động chính trong nghệ, có thể đặc biệt có lợi cho việc hỗ trợ chức năng phổi, giúp làm sạch phổi mạnh mẽ.

Cà chua và các sản phẩm làm từ cà chua

Cà chua và các sản phẩm từ cà chua là một trong những nguồn thực phẩm giàu lycopene, một chất chống oxy hóa carotenoid có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe của phổi. Đây cũng là nhóm thực phẩm làm sạch phổi nên bổ sung thường xuyên trong chế độ ăn uống. Tiêu thụ các sản phẩm cà chua đã được chứng minh là làm giảm viêm đường thở ở những người bị hen suyễn và cải thiện chức năng phổi ở những người bị COPD.

Quả việt quất

Quả việt quất chứa nhiều chất dinh dưỡng và việc tiêu thụ chúng có liên quan đến một số lợi ích sức khỏe, bao gồm bảo vệ và làm sạch phổi, duy trì chức năng phổi. Nguyên nhân bởi loại quả này chứa nguồn anthocyanins, bao gồm malvidin, cyanidin, peonidin, delphinidin và petunidin vô cùng dồi dào. Anthocyanins là những sắc tố mạnh mẽ đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ mô phổi khỏi tác hại của quá trình oxy hóa.

o nhiem khong khi nang ne khong dut vao mua dong an gi de lam sach phoi cd3 5473498

Quả việt quất chứa nhiều chất dinh dưỡng và việc tiêu thụ chúng có liên quan đến một số lợi ích sức khỏe, bao gồm bảo vệ và làm sạch phổi, duy trì chức năng phổi.

Bắp cải tím

Bắp cải tím chứa một nguồn anthocyanins phong phú và giá cả phải chăng. Lượng anthocyanin có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chức năng hoạt động của phổi. Hơn nữa, bắp cải chứa nhiều chất xơ. Các nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ nhiều chất xơ có chức năng phổi tốt hơn những người tiêu thụ ít chất xơ.

Dầu ôliu

Tiêu thụ dầu ôliu có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tình trạng hô hấp như hen suyễn. Dầu ôliu là một nguồn tập trung các chất chống oxy hóa chống viêm, bao gồm polyphenol và vitamin E, có vai trò làm sạch phổi và nói chung cực tốt để đảm bảo chức năng phổi.

Cà phê

Ngoài việc tăng cường mức năng lượng, cà phê có chứa caffeine và chất chống oxy hóa, có thể có lợi cho sức khỏe của phổi. Caffeine hoạt động như một chất giãn mạch, có nghĩa là nó giúp mở các mạch m.áu và nó có thể giúp giảm các triệu chứng ở những người bị hen suyễn, ít nhất là trong thời gian ngắn.

Tóm lại, giới chuyên gia khuyến cáo thực hiện một chế độ ăn nhiều thực phẩm và đồ uống bổ dưỡng là một cách thông minh để hỗ trợ và bảo vệ sức khỏe của phổi, làm sạch phổi tự nhiên tốt nhất. Ngoài những thực phẩm trên nên bổ sung rau lá xanh đậm, cá béo, hàu… Nhưng chung quy lại, những thực phẩm đã nói chỉ là một số ví dụ về đồ ăn và đồ uống đã được chứng minh là có lợi cho chức năng phổi. Điều quan trọng là bạn cần thử kết hợp một số loại thực phẩm và đồ uống được liệt kê ở trên vào chế độ ăn uống để làm sạch phổi ngay.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *