Xông hơi mùa đông được xem là một trong những giải pháp đem lại hiệu quả trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên, để xông hơi an toàn, đem lại hiệu quả như mong đợi bạn cần lưu ý tránh phạm phải một vài sai lầm dưới đây!
Xông hơi mùa đông khiến nhiều người lo lắng khi thông tin gần đây cho biết một người đàn ông đến phòng khám đông y để xông hơi. Sau đó phòng khám bất ngờ thông báo cho gia đình biết bệnh nhân bị bỏng nặng.
Sau khi vào khoa Cấp Cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy thì bệnh nhân được chuyển lên khoa Phỏng và vào phòng chăm sóc đặc biệt với tình trạng bỏng lên tới 30% vùng mặt, thân và tứ chi khiến người đàn ông bị bỏng đường hô hấp. Nhưng sau đó bệnh nhân bị giãn đồng tử và không còn khả năng cứu chữa nên đã t.ử v.ong.
Điều này khiến mọi người vô cùng hoang mang và lo lắng liệu rằng xông hơi mùa đông có đem lại lợi ích cho sức khỏe hay không. Thậm chí xông hơi thậm chí có thể khiến bạn t.ử v.ong nếu không xông hơi đúng cách.
Đây là mối đe dọa khiến rất nhiều người lo lắng đặc biệt những người thường xuyên chữa trị bệnh bằng các biện pháp xông hơi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần lưu ý để xông hơi an toàn mà hiệu quả.
1. Không tùy tiện xông hơi mùa đông
Thực tế, xông hơi mùa đông đem lại hiệu quả giúp người bệnh nhanh khỏi. Tuy nhiên, xông hơi lại không phải lúc nào cũng có thể tiến hành được. Các chuyên gia đưa ra khuyến cáo rằng những người bị nhiễm lạnh vào mùa đông chỉ nên thực hiện xông hơi bằng lá từ 1 đến 2 ngày với hiệu quả giúp giải cảm.
Không tùy tiện xông hơi mùa đông để giải cảm, xông hơi sai cách có thể gây nhiều nguy hiểm – Ảnh Internet
Nhiễm lạnh khi gió độc đang nằm dưới da, khi tiến hành xông hơi từ 1 đến 2 ngày đầu có tác dụng giúp người bệnh đẩy khí độc thoát ra ngoài. Nhưng nếu xông hơi từ ngày thứ 3 trở đi, khi tình trạng cảm lạnh hoặc nhiễm sâu vào bên trong xông hơi không có tác dụng giải cảm nữa. Lúc này, người bệnh cần thực hiện các biện pháp giải cảm khác.
Xông hơi bằng lá đem lại hiệu quả giúp người bệnh nhanh khỏi nhưng không phải lúc nào cũng có thể xông hơi được.
2. Tuyệt đối không để nhiệt độ xông hơi tăng đột ngột
Nhiều người cho rằng vì là xông hơi nên có thói quen mở hết các vung nồi xông hơi ngay lập tức khi ngồi trước nồi với suy nghĩ rằng biện pháp này sẽ đem lại hiệu quả giải cảm.
Nhưng đây thực ra lại là thói quen có hại, cơ thể có thể bị mất nước do bị đổ mồ hôi nhiều, không kiểm soát được lượng mồ hôi khiến cơ thể nhanh chóng bị mất nước. Thời điểm đó, khi cảm cúm, cảm lạnh không khỏi thậm chí còn làm tăng nguy cơ khiến người bệnh bị trụy tim mạch, tụt huyết áp và bị đột quỵ.
Đặc biệt, thói quen mở nồi xông đột ngột cũng khiến lượng khí nóng cực mạnh bốc lên một cách ồ ạt và có nguy cơ khiến bạn bị bỏng rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Khi xông hơi, chỉ nên mở nồi xông từ từ, hé nhỏ sau một thời gian chờ nước đỡ nóng sau đó hãy mở hẳn vung nồi ra.
Không mở vung nồi nước để xông hơi mùa đông vì có thể khiến bạn bị bỏng, chỉ nên hé mở vung xông hơi từ từ – Ảnh Internet
3. Không kéo dài thời gian xông hơi mùa đông
Nhiều người cho rằng vì mùa đông nhiệt độ thấp, trời lạnh nên việc kéo dài thời gian xông hơi không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Đây là một suy nghĩ sai lầm, thời gian xông hơi kéo dài không tốt cho sức khỏe vì khi nước nguội không còn khả năng đẩy hàn khí ra khỏi cơ thể nữa. Chưa kể, nếu xông hơi quá dài còn có thể phản tác dụng.
Lưu ý, chỉ nên để nhiệt độ xông hơi cao hơn so với nhiệt độ của cơ thể từ 7 đến 8 độ C và không xông hơi mùa đông quá 30 phút.
4. Sai lầm khi lạm dụng xông hơi
Xông hơi mùa đông giúp bạn giải cảm, nhanh khỏi bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi mùa đông đến. Nhưng chỉ cần có triệu chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm, mọi người đều cảm thấy nên xông hơi để chữa bệnh ngay lập tức. Thói quen này thật sự không tốt cho sức khỏe.
Theo đông y, mồ hôi là một loại tân dịch, đây là một dạng âm huyết. Do đó, huyết và khí nương nhau. Khi ra quá nhiều mồ hôi cũng có thể làm tổn thương âm huyết và hao tụt cả dương khí. Đặc biệt, cơ thể sẽ bị mất rất nhiều dưỡng khí, năng lượng. Kèm theo đó còn có thể gây ra những ảnh hưởng liên quan đến tim mạch.
Lạm dụng xông hơi không tốt cho sức khỏe người bệnh. Vì vậy, tuyệt đối không xông hơi liên tục trong tuần. Mỗi tuần chỉ nên xông hơi 1 lần. Ngoài ra bạn có thể thay thế nhiều biện pháp khác để chữa trị cảm lạnh, cảm cúm thay vì xông hơi mùa đông như uống đồ uống kháng sinh, bổ sung dinh dưỡng bằng các món ăn chữa bệnh,…
Lạm dụng xông hơi vào mùa đông không đem lại nhiều hiệu quả cho sức khỏe như bạn nghĩ – Ảnh Internet
5. Xông hơi xong không nên tắm ngay
Nhiều người có thói quen tắm ngay sau khi xông hơi. Các chuyên gia cho biết, việc tắm ngay sau khi xông hơi có thể khiến lỗ chân lông đang hở gặp lạnh gây bít lại, không thoát nước ra được. Điều này cũng vô tình khiến cơ thể bị cảm lạnh trở lại, thậm chí có thể khiến bạn bị cảm nặng hơn, huyết m.áu cũng lưu thông chậm.
Sau khi xông hơi chỉ nên sử dụng khăn khô để lau sạch người. Lưu ý, ít nhất sau 6 giờ xông hơi mới được tắm.
6. Đối tượng tuyệt đống không xông hơi
Như đã biết, xông hơi mùa đông đem lại nhiều hiệu quả đối với sức khỏe. Nhưng xông hơi giải cảm không phải dành cho tất cả mọi người và đặc biệt không phải cứ cảm lạnh, cảm cúm là xông hơi.
Xông hơi mùa đông không áp dụng đối với một vài đối tượng dưới đây:
– Người mắc bệnh huyết áp.
– Bệnh nhân tim mạch không xông hơi.
– Mắc bệnh ngoài da tuyệt đối không xông hơi.
Xông hơi không dành cho phụ nữ mang thai – Ảnh Internet
– Xông hơi không áp dụng cho phụ nữ mang thai, người cao t.uổi và t.rẻ e.m.
– Xông hơi không được áp dụng đối với người hay ra mồ hôi.
– Người đang bị mất m.áu nhiều không xông hơi.
– Người vừa ốm dậy, thể trạng còn yếu không xông hơi.
– Người có những biểu hiện của bệnh tâm thần.
– Đặc biệt người bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi sau khi uống rượu tuyệt đối không tự ý xông hơi vì có thể gây ra đột quỵ, thậm chí khiến người bệnh t.ử v.ong.
Nếu thuộc nhóm đối tượng trên bị cảm cúm hay cảm lạnh, bạn nên lựa chọn biện pháp khác để điều trị bệnh thay vì xông hơi. Nên tới cơ sở y tế để thăm khám và nhận điều trị đúng đắn để bệnh nhanh khỏi.
Ăn trứng vịt lộn tẩm bổ trong mùa đông đừng phạm phải 3 sai lầm này kẻo hại gan, thận và khiến bệnh thêm nặng
Tốt như vậy nhưng trứng vịt lộn không phải ai ăn cũng tốt và ăn vào bất cứ thời điểm nào cũng được. Thậm chí ăn sai cách, món ăn này còn phản tác dụng.
Nếu một lần ghé thăm mùa đông Hà Nội, hẳn du khách sẽ bị choáng ngợp với vô vàn món ăn ngon lành, ấm áp và tràn đầy dinh dưỡng. Trong đó, trứng vịt lộn là một trong những đặc sản được sử dụng nhiều nhất trong mùa lạnh. Ngay khi ăn miếng đầu tiên, vị bùi béo, ngọt ngào của trứng, ấm nóng của gừng thái sợi đã khiến không ít người mê mệt.
Thực tế không chỉ trong mùa đông mà ở bất cứ mùa nào trong năm, trứng vịt lộn cũng là món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng. Dưới góc nhìn của y học cổ truyền, loại thực phẩm này mang tính hàn, nó có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí và có thể chữa được nhiều bệnh như suy nhược, y.ếu s.inh l.ý, đau đầu chóng mặt… Tốt như vậy nhưng trứng vịt lộn không phải ai ăn cũng tốt và ăn vào bất cứ thời điểm nào cũng được. Thậm chí ăn sai cách, món ăn này còn phản tác dụng.
3 “đại kỵ” không nên phạm phải khi ăn trứng vịt lộn
1. Ăn trứng vịt lộn vào buổi tối
Thông thường, trứng vịt lộn hay được dùng vào bữa sáng, nhưng cũng có gia đình sử dụng món này vào bữa xế chiều, hoặc ăn trong bữa tối. Vậy ăn như thế nào mới đúng? Theo “Viện Dinh dưỡng Lâm sàng”, thời điểm tốt nhất trong ngày để ăn trứng vịt lộn chính là vào buổi sáng. Tránh ăn vào bữa tối vì lúc này quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra chậm hơn nên dễ gây đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, khó ngủ nhất là khi ăn nhiều.
Thời điểm tốt nhất trong ngày để ăn trứng vịt lộn chính là vào buổi sáng.
2. Ăn quá nhiều trứng vịt lộn trong một tuần
Trứng vịt lộn dù thơm ngon, bổ dưỡng nhưng không nên ăn quá nhiều trong một tuần vì có thể làm tăng lượngcholesterol xấu trong m.áu, từ đó thúc đẩy bệnh tim mạch, huyết áp, đái thái đường…
Theo bác sĩ CKI Đông Y Bùi Văn Phao, lượng ăn phù hợp cho từng đối tượng là:
– Trẻ dưới 5 t.uổi nên hạn chế ăn, ăn nhiều có thể gây hại cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ.
– Trẻ từ 5 t.uổi nên ăn nửa quả/lần. Mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ. Ăn nhiều sẽ khiến lượng vitamin A dư thừa làm vàng da, bong tróc biểu bì, ảnh hưởng quá trình hình thành xương…
– Người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.
3. Sử dụng quá nhiều rau răm khi ăn trứng
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, khi ăn trứng vịt lộn chúng ta nhất định phải sử dụng kèm rau răm và gừng để đem lại sự cân bằng cho cơ thể, tránh lạnh bụng và đầy hơi. Tuy nhiên, ăn quá nhiều rau răm khi ăn trứng sẽ sinh nóng rét, giảm khả năng t.ình d.ục ở nam giới.
Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi. Đặc biệt phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau răm và gừng.
Những người nên hạn chế ăn trứng vịt lộn
1. Người bệnh thận ăn trứng vịt lộn
Dù trứng lộn là món ăn bồi bổ cơ thể, xong những người mắc bệnh thận nên hạn chế ăn món này. Theo lương y Sáng, bệnh nhân mắc bệnh thận thường sẽ gặp vấn đề lớn trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, lượng nước tiểu giảm khiến thận không thể lọc hết mọi độc tố ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, việc ăn trứng vịt lộn sẽ làm cho lượng urê trong cơ thể tăng cao, có thể gây tổn thương thận, thậm chí nhiễm độc đường tiết niệu.
2. Người bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch
Theo PGS.TS. Trần Đình Toán (Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm sàng), nhóm người mắc các bệnh lý trên không nên ăn nhiều trứng vịt lộn vì sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi m.áu cơ tim và đột quỵ.
3. Người mắc bệnh gút
Trứng vịt lộn có chứa rất nhiều protein vì vậy càng ăn nhiều sẽ càng làm tăng lượng protein trong m.áu, điều này sẽ khiến tình trạng của người bệnh gút thêm trầm trọng.
4. Người cao huyết áp ăn trứng
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, những người đang mắc cao huyết áp thì tốt nhất không nên ăn trứng vịt lộn bởi khi ăn thực phẩm này, cơ thể sẽ thu nạp một lượng lớn chất đạm và cholesterol – 2 chất khiến tình trạng cao huyết áp trở nên nghiêm trọng hơn, khó điều trị hơn. Nếu muốn ăn, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ.