Làm thế nào để thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể?

Trao đổi chất là các phản ứng hóa học vô cùng quan trọng trong cơ thể, nhằm đảm bảo tất cả các tế bào hoạt động một cách bình thường đối với việc tích trữ hay sản xuất năng lượng.

Trao đổi chất chậm có thể dẫn đến sự kém hiệu quả trong các phản ứng hóa học và dần dần gây ra các bất ổn sức khỏe. Nhiều người chủ yếu dựa vào chế độ ăn để giảm cân. Tuy nhiên, chúng ta có thể giúp giảm thể trọng bằng cách điều chỉnh trao đổi chất và không cần áp dụng chế độ ăn quá khắt khe nào cả.

lam the nao de thuc day trao doi chat trong co the d73 5256671
Một số thực phẩm giúp bổ sung đạm cho cơ thể, thúc đẩy hoạt động trao đổi chất

Các chuyên gia đã đưa ra một số gợi ý giúp cải thiện và thúc đẩy trao đổi chất. Theo đó, bạn nên bổ sung thêm protein vào chế độ ăn. Tiêu thụ nhiều protein có thể làm tăng mức trao đổi chất từ 15-30%. Các nghiên cứu cũng cho thấy, hấp thu protein giúp thúc đẩy trao đổi chất mạnh hơn so với các nhóm chất khác như: mức 5-10% đối với carb và 0-3% đối với các chất béo.

Cơ thể chúng ta cần nhiều nỗ lực hơn để tiêu hóa protein so với tiêu hóa carb và chất béo. Đây là cách chúng ta để cho cơ thể mình “rèn luyện, vận động từ bên trong”. Ngoài ra, protein cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh, phục hồi và hình thành cơ.

Uống trà xanh và cà phê cũng là cách đẩy mạnh trao đổi chất. Tuy nhiên, bạn cần giới hạn lượng cà phê và trà ở mức vừa phải vì quá nhiều caffeine cũng gây hại cho sức khỏe. Đồng thời, bạn cũng nên uống đủ nước lọc để giúp cải thiện hoạt động chuyển hóa trong cơ thể.

Cuối cùng, bạn cần có chế độ luyện tập, rèn luyện cơ thể phù hợp. Các bài tập thể chất giúp tăng nhịp tim cũng đốt cháy,làm tiêu hao năng lượng đáng kể. Và để đạt hiệu quả thúc đẩy trao đổi chất cao nhất, bạn nên tiến hành việc luyện tập vào buổi sáng – theo các chuyên gia.

Uống nước khi đói và 12 lợi ích có thể bạn chưa biết

Uống nước khi đói vào mỗi buổi sáng khi thức dậy giúp bù nước cho cơ thể hay uống nước giảm cơn thèm ăn,… là một vài trong rất nhiều lợi ích nếu bạn uống nước khi đói mà có thể bạn chưa biết!

uong nuoc khi doi va 12 loi ich co the ban chua biet ee4 5254887

Không chỉ cần uống nước đầy đủ mỗi ngày, bạn cũng nên uống nước khi đói để loại bỏ độc tố, làm sạch ruột,… và rất nhiều lợi ích khác cho cơ thể.

1. Bù nước sau một đêm

Thường thì bạn không nên uống nước trong 2 tiếng trước khi đi ngủ. Tuy nhiên bạn lại nên uống một cốc nước ngay sau khi thức dậy để bù cho lượng nước đã mất đi, đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể được trơn tru hơn.

2. Uống nước khi đói để giảm cân

Uống nước khi đói giúp sinh nhiệt tốt nhờ tốc độ trao đổi chất được đẩy lên thêm tới 30% trong vòng từ 10 – 40 phút. Việc này giúp hỗ trợ tốt cho những ai muốn giảm cân mà lại rất tốt cho sức khoẻ.

3. Giúp cơ thể loại bỏ bớt độc tố

Để có thể hoàn thành quá trình đào thải độc tố thì thận cần phải có nước rồi đưa độc tố ra ngoài cơ thể thông qua đường tiểu tiện. Do vậy, đây cũng là một lý do mà bạn nên uống nước vào buổi sáng sau khi thức dậy.

uong nuoc khi doi va 12 loi ich co the ban chua biet 6bf 5254887

Uống nước khi đói giúp cơ thể loại bỏ độc tố (Ảnh: Internet)

4. Giúp làm sạch ruột

Cũng tương tự như việc loại bỏ độc tố, nếu bạn uống một cốc nước ấm vào buổi sáng ruột của bạn cũng được làm sạch hơn, nhu động ruột được thúc đẩy hoạt động, không bị đình chệ sau một đêm ngủ dài.

Ngoài ra, uống nước khi đói cũng có tác dụng phòng tránh bệnh táo bón hay chứng khó tiêu.

5. Giảm lượng calo

Uống nước giúp làm đầy dạ dày, tạo cảm giác no bụng. Bạn nên uống nước trước mỗi bữa ăn, tốt nhất là nên uống trước 30 phút để có cảm giác no hơn và giảm lượng calo hấp thụ vào.

6. Giúp tinh thần sảng khoái

Uống nước khi đói, nhất là sau khi thức dậy có tác dụng giúp tinh thần hoạt bát và thoải mái hơn. Điều này cũng bao gồm vấn đề gợi lại trí nhớ hay thúc đẩy học hỏi những điều mới mẻ khác.

uong nuoc khi doi va 12 loi ich co the ban chua biet 7b2 5254887

Uống nước khi đói, nhất là sau khi thức dậy có tác dụng giúp tinh thần hoạt bát và thoải mái hơn (Ảnh: Internet)

7. Hỗ trợ hệ tiêu hoá

Các nhà khoa học khuyên rằng bạn nên uống một cốc nước ấm vào buổi sáng sau khi thức dậy để “đán thức hệ tiêu hoá” cũng như hỗ trợ nhu động ruột hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc uống nước khi đói giúp hỗ trợ quá trình p.hân h.ủy thực phẩm, giảm áp lực cho các cơ quan tiêu hoá.

8. Tăng cường hệ miễn dịch

Uống nước khi đói cũng giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch và giảm thiểu nguy cơ bị n.hiễm t.rùng.

Bên cạnh đó nó còn giúp loại bỏ đi những chất thải hay các vi khuẩn có thể gây n.hiễm t.rùng hay bệnh tật.

9. Phòng tránh đau/nhức đầu

Việc mất nước khiến bạn dễ bị đau/nhức đầu hơn, trong đó có các cơn đau nửa đầu. Vì thế, bạn có thể uống nước khi đói để giảm nhanh các cơn đau đầu này.

uong nuoc khi doi va 12 loi ich co the ban chua biet baa 5254887

Việc mất nước khiến bạn dễ bị đau/nhức đầu hơn, trong đó có các cơn đau nửa đầu (Ảnh: Internet)

10. Giữ các cơ quan nội tạng khỏe mạnh

Thói quen uống nước khi bụng đói giúp các cơ quan trong cơ thể được hoạt động đúng với chức năng và làm khỏe hệ bạch huyết nhờ vào việc cân bằng chất lỏng trong cơ thể.

11. Giúp làm sạch da

Việc bổ sung nước uống khi bụng đói vào buổi sáng còn giúp ích làm tăng cường làn da khỏe mạnh, điều này còn giúp da giảm tình trạng mụn trứng cá, cung cấp đủ nước cho da khiến da không bị khô và giúp da mịn màng, tươi tắn, khỏe khoắn hơn.

12. Tăng cường năng lượng

Giữ thói quen uống nước buổi sáng giúp cơ thể bạn nhiều năng lượng hơn. Điều này giúp cơ thể được nạp đủ năng lượng ngay tức thì. Nếu cơ thể mất nước vào buổi sáng sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *