Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) vừa qua đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u buồng trứng ‘khủng’, kích thước tương đương bụng bầu 5 tháng cho một nữ bệnh nhân.
Bệnh nhân được các bác sĩ thăm khám sau phẫu thuật cắt bỏ khối u buồng trứng. Ảnh: GĐ&XH
Ngày 15/9, thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) cho biết, đơn vị này vừa qua đã thực hiện phẫu thuật thành công cắt bỏ khối u buồng trứng phải có kích thước “khủng” cho một nữ bệnh nhân.
Theo đó, bệnh nhân là chị L. T. N. (31 t.uổi ở xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La). Trước đó, chị N. phát hiện khối u buồng trứng, tuy nhiên chưa điều trị gì. Thời gian gần đây, chị N. liên tục xuất hiện đau bụng vùng hạ vị nên mới Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy khám và điều trị.
Tại đây, bệnh nhân được làm các xét nghiệm, cận lâm sàng cần thiết, kết quả chụp cắt lớp vi tính kiểm tra cho thấy buồng trứng trái còn thấy cấu trúc của nang trứng. Buồng trứng phải không quan sát thấy cấu trúc của nang trứng.
Ngoài ra, trong tiểu khung lệch bên phải có khối, kích thước 106 x 175 x 276mm, gồm phần dịch và phần đặc; phần đặc kích thước 83 x 61mm. Qua hội chẩn, các bác sĩ khoa Sản chẩn đoán đây là khối u hỗn hợp buồng trứng kích thước lớn và chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Trong quá trình phẫu thuật, để đảm bảo thẩm Mỹ và đạt hiệu quả điều trị cao, các bác sĩ tiến hành mở bụng với đường mở nhỏ lại để lấy bệnh phẩm và đảm bảo không lan tràn dịch ra ngoài ổ bụng. Sau hơn 1 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã tiến hành loại bỏ khối u, lấy ra khối u “khủng” riêng phần vỏ u và khối đặc trong u có khối lượng khoảng 2 kg (tương đương kích thước bụng bầu 5 tháng) cùng gần 4000ml dịch nhầy. Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân ổn định, phục hồi tốt.
Qua trường hợp bệnh nhân trên, BS CKI. Đỗ Thị Loan – Trưởng khoa Sản TTYT Thanh Thủy khuyến cáo phụ nữ nói chung và đặc biệt là phụ nữ từ độ t.uổi từ 18 trở lên hoặc phụ nữ đã sinh nở nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ, trong đó nhất thiết nên đi khám phụ khoa để kịp thời phát hiện các bệnh lý liên quan. Trường hợp đã phát hiện bệnh cần được tư vấn, điều trị sớm nhất tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Tập đi bằng xe tròn, b.é t.rai 6 tháng t.uổi bị ngã tụ m.áu não
Trong buổi đầu tiên tập đi bằng xe tròn, b.é t.rai 6 tháng t.uổi bị ngã đ.ập đ.ầu xuống nền cứng. Khoảng 1 tuần sau đó, khi bé xuất hiện khối sưng vùng thái dương, gia đình mới đưa đến bệnh viện khám.
Bệnh nhi có ổ tụ m.áu ngoài màng cứng vùng thái dương – chẩm trái. Ảnh: Zing
Mới đây, Zing dẫn nguồn tin từ Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết, bệnh viện này vừa qua đã tiếp nhận một trường hợp b.é t.rai 6 tháng t.uổi tới khám do có khối sưng vùng đầu. Theo bà của cháu bé, trong buổi đầu tiên gia đình cho bé tập đi bằng loại xe tròn, bé có bị ngã và đ.ập đ.ầu xuống nền cứng.
Sau một lúc chườm đá, dỗ dành thì bé ngưng khóc nên người nhà nghĩ không sao.Tuy nhiên, khoảng 1 tuần sau, bé xuất hiện khối sưng vùng thái dương chẩm trái. Lo lắng, gia đình đưa bé đi viện khám. Tại bệnh viện, kết quả thăm khám, chụp cắt lớp vi tính sọ não và siêu âm phần mềm vùng sưng ở đầu cho thấy hình ảnh ổ tụ m.áu ngoài màng cứng vùng thái dương – chẩm trái. Bệnh nhi đã được tư vấn nhập viện điều trị và hiện đang điều trị tại Khoa Chấn thương chỉnh hình của bệnh viện.
Được biết, đây không phải là trường hợp đầu tiên trẻ gặp nạn khi dùng xe tròn tập đi. Trước đó, có trường hợp bé 6 tháng t.uổi ở Hoài Đức (Hà Nội) trong lúc ngồi xe tròn tập đi đã đẩy chân khiến cả chiếc xe trượt xuống cầu thang, mặt bé bị đ.ập mạnh xuống các bậc cầu thang chảy nhiều m.áu, chấn thương vùng mặt, nhập viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch.
Chia sẻ thêm về việc sử dụng xe tròn tập đi cho trẻ nhỏ với NLĐ, bác sĩ Lý Lan Hương – Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương khẳng định, xe tròn tập đi không giúp trẻ biết đi nhanh hơn. Ngược lại khi cho trẻ sử dụng xe này, trẻ đối diện với nhiều nguy cơ. Đầu tiên là nguy cơ té ngã. Phần lớn các loại xe tập đi đều có thiết kế bánh tròn nhỏ, tự lăn khi có lực đẩy. Tuy có thể giúp trẻ dễ di chuyển hơn nhưng cũng có thể làm tăng nguy cơ té ngã của trẻ.
Theo BS Hương, tốc độ di chuyển của xe tập đi có thể lên đến 91cm/ giây. Trường hợp trẻ còn nhỏ và không kiểm soát được tốc độ có thể dẫn đến nhiều tai nạn ngoài ý muốn. Vì những nguy cơ như vậy, Canada đã cấm sử dụng xe tròn tập đi từ năm 2004. Tại Úc và Mỹ việc sử dụng xe tập đi cũng bị hạn chế. Ngoài ra, việc sử dụng xe tròn sẽ làm giảm khả năng vận động và trí thông minh ở trẻ. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, trẻ tự tập đi sẽ thông minh và nhanh nhẹn hơn so với những bé biết đi thụ động nhờ xe tập đi.
Do đó, BS Hương khuyến cáo cha mẹ cần tìm hiểu độ t.uổi phù hợp cho trẻ tập đi. Thông thường, trẻ 3 tháng t.uổi có thể giữ được cổ cứng. Tháng thứ 5-6, trẻ có thể lật và trườn, chưa bò. Khi đến tháng thứ 8, bé làm chủ được khả năng ngồi và dễ dàng chuyển sang tư thế khác. Theo quá trình phát triển sinh lý bình thường, đến 10 tháng t.uổi, bé có thể dần biết đứng lên và đi. Vì vậy, trẻ 6 tháng t.uổi không nên tập đi, có thể gây tổn thương cột sống và dị tật ở nhiều xương khác.