Atropine nhỏ mắt có làm chậm lại tiến triển cận thị ở t.rẻ e.m?

Với cận thị trên t.rẻ e.m thì điều phiền toái thường gặp với bản thân trẻ và cha mẹ chúng là việc thường xuyên phải thay kính.

Tuy nhiên có một thực tế là rất nhiều trẻ cận thị có những giai đoạn tăng số quá nhanh, đặc biệt ở giai đoạn 11-13 t.uổi. Một số phụ huynh đã tìm tòi thông tin trên mạng internet và tìm đến với thuốc atropin, với hy vọng loại thuốc này có thể làm giảm cận thị. Vậy thực hư thế nào?

Cận thị có phải là một bệnh dịch?

Cận thị gia tăng mạnh trong vài thập niên gần đây, là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực. Tại Mỹ ước chừng có 42% t.rẻ e.m cận thị, tăng 25% so với thập niên 70. Báo cáo của các nước châu Á trên t.rẻ e.m cận thị chiếm tỷ lệ 80-90%.

Điều lo ngại cho trẻ cận thị không chỉ là việc thay và mua kính gọng hay kính tiếp xúc mới mà còn là những biến chứng tiềm tàng và nguy hiểm nếu cận thị mức nặng- số kính cao như bong võng mạc, thoái hóa hoàng điểm, đục chín thể thủy tinh và glôcôm sắc tố.

Rất nhiều các nghiên cứu viên nhãn khoa hy vọng giảm thiểu được số người cận thị số cao, do vậy cũng giảm thiểu được người bị những biến chứng vừa nêu. Một trong những cứu cánh của họ chính là atropine.

atropine nho mat co lam cham lai tien trien can thi o tre em 990 5500402

Có thể làm chậm tiến triển của cận thị bằng atropin?

Một ngày nào đó theo các nghiên cứu viên của Singapore điều này có thể thực hiện được. Họ khám phá ra rằng dung dịch kinh điển atropine nồng độ thấp- loại thuốc thường được dùng để điều trị lác, viêm màng bồ đào… cũng có tác dụng với điều trị tật cận thị. Trong 5 năm tiến hành thử nghiệm lâm sàng dung dịch atropine 0.01% tỏ ra có tác dụng làm chậm đi tiến triển của cận thị trên 50% các trường hợp và hầu hết không gây tác dụng phụ.

BS Donald T. Tan, Giáo sư nhãn khoa, nghiên cứu viên chính của Viện Nghiên cứu và Viện Mắt Quốc Gia Singapore cho biết, đã có một thời gian dài chúng tôi biết về tác dụng của dung dịch atropine phần nào đó giúp chống lại cận thị tiến triển nhưng bây giờ chúng tôi đã có thêm dữ liệu nữa: nó không chỉ hiệu quả mà còn an toàn. Các khám phá cũng gợi ý rằng loại thuốc này cũng là ứng cử viên tiềm tàng để trở thành phương thuốc điều trị hiệu quả chống lại trào lưu cận thị trên toàn thế giới.

Cùng với các can thiệp khác phương pháp điều trị trên có thể trở thành phương pháp dự phòng tuyệt vời đối với giảm thị lực do cận thị cho t.rẻ e.m trên toàn thế giớ. BS Tan nhấn mạnh

Thực hư atropin làm chậm cận thị như thế nào?

Từ năm 1920 các bác sĩ mắt dùng dung dịch atropine nhỏ mắt 1% để điều trị lác, nhược thị, hay như một công cụ gia phạt thay thế. Các bác sĩ mắt ở châu Á, nơi mà cận thị đang ở mức tồi tệ, bắt đầu nghiên cứu dùng atropine nhỏ mắt để làm chậm lại cận thị tiến triển từ những năm 80. Nhưng mãi đến năm 2000 vẫn chưa có những nghiên cứu nghiêm túc để đ.ánh giá tác dụng và độ an toàn của loại thuốc này. Các bác sĩ dùng atropine với nồng độ khác nhau để điều trị cận thị.

Khi được dùng ở nồng độ cao, atropine gây giãn đồng tử trong một tuần, do vậy gây các tác dụng phụ như nhìn mờ khi đọc sách, sợ ánh sáng. Trẻ đang đeo kính phải chuyển sang dùng kính 2 tròng hoặc kính màu, thêm nữa thuốc có thể gây kích ứng da. Chính những tác dụng phụ của thuốc làm người ta không ưa dùng atropine đặc biệt là ở Mỹ.

“Những điều trẻ không muốn là đồng tử của chúng bị giãn, sợ sáng và không đọc được nữa nếu thiếu kính 2 tròng trong suốt thời ấu thơ thì theo những nghiên cứu gần đây nhất đã chứng tỏ nồng độ atropine thấp hơn gần như không có tác dụng phụ”. Bác sĩ, tiến sĩ David Hunter, trưởng khoa mắt bệnh viện Nhi Boston, GS Đại học Y Harvard nhận định.

Nghiên cứu với các nồng độ cao thấp khác nhau, trong thời gian tới 5 năm, nhóm của BS Tan đã tìm ra nồng độ thấp nhất của atropine có tác dụng với cận thị qua các quãng thời gian. Đồng tử không bị giãn quá 1 mm, gần như không bị mất thị lực nhìn gần, giúp cho đọc sách và nhìn vật tiêu gần không bị ảnh hưởng.

Lý do khiến atropin chưa dùng phổ biến

Hiện nay atropine 0.01% còn chưa phổ biến do:

Thuốc được các nhóm nghiên cứu ở châu Á nghiên cứu nhiều nhưng chưa được các bác sĩ khối Anh- Mỹ thử nghiệm do những tiêu chuẩn, hành lang pháp lý khác biệt. Tại Singapore, Đài Loan, Trung Quốc đã có nghiên cứu cỡ mẫu lớn- MetaAnalysis (trên 1000 người) ngược lại ở Mỹ mới có các nghiên cứu khoảng 100 người.

Như vậy về mặt chủng tộc, địa dư không thể cho ra khuyến cáo mạnh mẽ cho dù kết quả đầu ra đều đáng khích lệ. FDA chưa công nhận sản phẩm này nhưng vẫn cho thuốc lưu lành dưới dạng pha chế bóc nhãn- off label, cha mẹ bệnh nhân sẽ quyết định dùng hay không sau khi có tư vấn của bác sĩ mắt. Giá khoảng 75-85 USD/ 1 tháng điều trị.

Lứa t.uổi để thử nghiệm thuốc là trong khoảng 5-11 t.uổi, có tác giả chọn 6-12 vì trẻ dưới 5 t.uổi nếu có cận thị không dùng atropine có thể can thiệp, còn ở t.uổi hơn 12 cận thị vẫn tiến triển bình thường mà atropine không làm gì được. Thuốc chỉ hữu ích với cận thị trục (cận thị do trục nhãn cầu dài hơn bình thường). Như vậy đây không phải là cứu tinh cho tất cả những ai đang cận thị hoặc có nguy cơ cận thị.

Tiêu chuẩn để chọn bệnh nhân thử nghiệm là mỗi năm trẻ đang tăng số cận 1D, phải dùng thuốc liên tục trong 2 năm. Tại điểm cuối của nghiên cứu có 80% bệnh nhân nhóm không dùng thuốc tăng số và 36% nhóm có dùng thuốc tăng số.

Kết quả có ý nghĩa thống kê nhưng chưa mạnh mẽ lắm. Với trẻ đang cận 2 D mất 2 năm điều trị để không tăng lên 4 độ (gấp đôi) nhiều phụ huynh không thấy ý nghĩa rõ ràng mà họ chỉ sợ con họ đang cận 4 tăng lên 8 độ (cũng là gấp đôi). Vì vậy cha mẹ trẻ ở Mỹ ít muốn dùng sản phẩm này.

Phải dùng thuốc ít nhất 6 tháng mới có tác dụng, sau 2 năm là thời gian theo dõi trung bình của các nghiên cứu. Điều này cho thấy phải có các nghiên cứu dài hơi nữa. Phải dùng thuốc trong bao nhiêu lâu, sau khi dừng thuốc bao nhiêu lâu thì nguy cơ tái tăng số cận lại quay về… Hiện chưa có khuyến cáo nào trả lời được vấn đề này

Cần nghiên cứu thêm

Tuy nhiên cơ chế hoạt động của atropine trong việc giảm nhẹ cận thị còn chưa được hiểu biết tường tận cho dù 2 cơ chế được nhắc đến lợi ích của nó, đó là: Atropine làm dày hắc mạc do tăng phóng thích dopamine và làm thay đổi gắn kết giữa thụ thể muscarinic với protenine G, làm thay đổi lưới sợi bào trên củng mạc.

Các chuyên gia cho rằng cần xác định khi nào thì điều trị bằng sản phẩm này; độ an toàn của nó, và cần nhỏ trong bao nhiêu lâu thì có tác dụng… cần có thêm những nghiên cứu trên atropine với cận thị tiến triển tiến hành tại châu Âu, Nhật Bản, Mỹ để giúp trả lời những câu hỏi trên.

Nhiều trẻ đeo kính không đúng với số đo cận thị

Tỷ lệ người mắc tật khúc xạ (cận thị, loạn thị, viễn thị) tại Việt Nam chiếm khoảng 15 đến 40% dân số, tương ứng khoảng từ 14 đến 36 triệu người.

Trong đó, khoảng 3 triệu t.rẻ e.m từ 15 t.uổi trở xuống mắc các tật khúc xạ, chủ yếu là cận thị. Những nghiên cứu gần đây đang cho thấy, tỷ lệ này ngày càng gia tăng.

Lần khám mắt mới đây cho học sinh 3 cấp tại hệ thống trường Thực nghiệm (Hà Nội), Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Hà Nội không những ghi nhận tỷ lệ trẻ mắc tật khúc xạ ở mức cao mà còn phát hiện nhiều trường hợp đeo kính không đúng với số đo cận thị, loạn thị, viễn thị.

nhieu tre deo kinh khong dung voi so do can thi ab2 5409244

Nhiều trẻ đeo kính không đúng với số đo cận thị.

Trong số 2.696 học sinh tham gia chương trình khám mắt, có tới 68% số trường hợp, mắt có tật khúc xạ và các vấn đề khác, cao hơn tỷ lệ của những nghiên cứu phạm vi rộng hơn. Đáng chú ý là trong số các em đang đeo kính cận thị, loạn thị, viễn thị, có 38% số học sinh đang đeo kính bị sai số hoặc kính bị hỏng… Trong đó, khoảng 10% đeo kính không đúng với số đo tật khúc xạ trên thực tế.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Thị Bích Mận, Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Hà Nội nêu ra một trường hợp cụ thể là học sinh L.G.B, học sinh lớp 3, có khá nhiều vấn đề trên chiếc kính, với tâm kính bị lệch tới 7 li, số kính là viễn – loạn và thị lực mắt phải 10/10, nhưng mắt trái chỉ được 7/10. Với thị lực vừa nêu, học sinh B chủ yếu nhìn bằng mắt phải và không sử dụng tới mắt trái.

“Nếu cứ đeo kính cũ, lệch tâm, sai số thì mắt trái của cháu B không bị viễn thị cũng sẽ thành viễn thị. Cháu sẽ luôn phải cố điều tiết mắt, đôi khi sẽ hơi mỏi mắt, nhức đầu và chủ yếu chỉ nhìn bằng mắt phải. Lâu dần thị lực sẽ giảm, ảnh hưởng đến tinh thần và có thể dẫn tới kết quả học tập giảm sút. Qua đây cũng cảnh báo các bậc phụ huynh quan tâm tới sức khỏe đôi mắt của t.rẻ e.m nhiều hơn. Hiện nay, có thực trạng cha mẹ quá bận hoặc thiếu hiểu biết, thường cho con đến cửa hàng kính thuốc để đo mắt, đeo kính. Dù ở đó cũng có máy đo khúc xạ nhưng thường không có bác sĩ chuyên khoa”, BS Mận cho biết.

Trước đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, t.rẻ e.m từ 6-15 t.uổi bị tật khúc xạ chiếm tỷ lệ 25- 40% ở thành thị và 10-15% ở nông thôn. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Sanh, Giám đốc Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Hà Nội chia sẻ, tỷ lệ người bị tật khúc xạ, đặc biệt là cận thị học đường tăng nhanh, ở thành thị cao hơn nông thôn, liên quan đến không gian sống ngày càng chật hẹp và trẻ thường xuyên phải nhìn gần.

“Trên thực tế khám bệnh, chúng tôi cũng thấy tỷ lệ tật khúc xạ ở t.rẻ e.m tăng ở mức báo động, chứ không dừng ở tỷ lệ 40% ở thành thị như kết quả của nghiên cứu trước đó, có thể các nghiên cứu này được thực hiện ở phạm vi rộng hơn. Chúng tôi muốn hợp tác với một số trường học để tổ chức khám, tầm soát một cách bài bản, phát hiện chính xác tật khúc xạ cho các em, đồng thời qua đó khảo sát tỷ lệ cận thị, loạn thị. Từ những kết quả nghiên cứu cụ thể và mới nhất này, chúng tôi sẽ đưa ra những khuyến cáo cụ thể cho cộng đồng”, BS Sanh cho biết thêm.

Từ trước đến nay, ít có những khảo sát, báo cáo cụ thể về việc trẻ bị đo sai khúc xạ và đeo kính không đúng số. Các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh nên đưa trẻ đi kiểm tra mắt 6 tháng/1 lần tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Do khả năng điều tiết mắt của trẻ rất cao nên thường phải nhỏ dung dịch làm liệt điều tiết, sau đó đo tật khúc xạ mới chuẩn.

Nếu không, kết quả đo có thể sẽ sai. Khi kiểm tra kỹ mà vẫn nghi ngờ thì bác sĩ phải dùng phối hợp các biện pháp khác để đưa ra số đo thấu kính chính xác cho trẻ. Điều này những cơ sở kính thuốc không có chuyên môn sâu không thực hiện được./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *