Thống kê cho thấy cứ 100 ca phá thai của phụ nữ t.uổi 15-49 đang có chồng thì có tới 62 ca là mang thai ngoài ý muốn.
Đây là con số báo động được ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế cho biết tại chương trình hưởng ứng ngày Tránh thai thế giới 26/9.
Ông Tú cho biết, hàng năm trên thế giới có tới 30% các trường hợp mang thai là ngoài ý muốn. 36% người t.uổi vị thành niên có quan hệ t.ình d.ục không sử dụng biện pháp tránh thai.
Tại Việt Nam, tỉ lệ sử dụng các phương tiện tránh thai hiện chiếm 76%, cao hơn 10% so với mặt bằng chung ở Châu Á, tương đương tỉ lệ tại Mỹ, Canada, trong đó 66% sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại như thuốc tránh thai, b.ao c.ao s.u, tiêm…
Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình
So với thế giới, tỉ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ở Việt Nam có nhiều khác biệt. Số liệu năm 2015 trên toàn thế giới cho thấy, biện pháp tránh thai được sử dụng nhiều nhất là triệt sản nữ, hơn 19%, kế đó là dụng cụ tử cung (đặt vòng) chiếm gần 14%, thứ 3 là sử dụng thuốc tránh thai (8,8%), b.ao c.ao s.u (7,7%), phương pháp tiêm chiếm 4,6%, triệt sản nam 2,4%, cấy tránh thai 0,7… và có tới 36,4% không sử dụng biện pháp tránh thai.
Tại Việt Nam, ưu tiên hàng đầu là phương pháp tránh thai sử dụng dụng cụ tử cung, chiếm tới 32,4%; kế đó là sử dụng thuốc uống và b.ao c.ao s.u, lần lượt tỉ lệ 13,7% và 13,6%, triệt sản nữ chỉ chiếm 3,2%, tiêm (2%), cấy (0,2%) và triệt sản nam rất thấp, chỉ 0,1%…
Dù vậy vẫn còn những khoảng trống trong cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình ở nước ta khi hàng năm vẫn ghi nhận 250.000 – 300.000 ca phá thai được báo cáo. Tỉ lệ phá thai ở nhóm v.ị t.hành n.iên và nhóm trưởng thành còn cao, phá thai lặp lại khá phổ biến.
Theo kết quả điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình của Tổng cục Thống kê, cứ 100 ca phá thai của phụ nữ t.uổi 15-49 đang có chồng thì có tới 62 ca là mang thai ngoài ý muốn do không sử dụng các biện pháp phòng tránh thai. Và trong 1.000 ca phá thai tại Việt Nam có 15 trường hợp ở t.uổi vị thành niên.
Đáng lưu ý, rất nhiều trường hợp lựa chọn phá thai tại những phòng khám chui, các cơ sở y tế không được cấp phép nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng như băng huyết, n.hiễm t.rùng, thủng tử cung… thậm chí đe doạ tính mạng.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra 20% các ca điều trị vô sinh từngcó t.iền sử từ phá thai không an toàn.
Cách đây 9 tháng, Bệnh viện Bạch Mai từng tiếp nhận nữ bệnh nhân 24 t.uổi nguy kịch do phá thai tại phòng khám bên ngoài. Nữ bệnh nhân phá thai do “lỡ” mang thai lần thứ 4, gia đình yêu cầu đình chỉ thai nghén khi thai đã 28 tuần.
Do đó ông Tú cho biết, mục tiêu giai đoạn tiếp theo tại Việt Nam là cần đảm bảo đầy đủ và đa dạng các phương tiện tránh thai, xã hội hoá dịch vụ và các phương tiện tránh thai, hướng dẫn tránh thai đúng cách, đảm bảo mọi phụ nữ được tiếp cận thuận tiện, dễ dàng, giá cả phù hợp, xoá bỏ khác biệt giữa các vùng địa lý.
Theo ông Tú, phòng tránh thai chủ động ngoài giúp các cặp vợ chồng chủ động về thời gian, khoảng cách, số lượng con, giúp chăm sóc, nuôi dạy con tốt còn giúp phụ nữ tránh được những tai biến sản khoa đáng tiếc.
Hàng năm, ngày 26/9 được chọn là ngày Tránh thai thế giới. Chủ đề của năm nay là “Chủ động tránh thai – Chủ động tương lai”
Ngày tránh thai Thế giới có ý nghĩa như một chiến dịch toàn cầu, khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ t.ình d.ục an toàn và chủ động tránh thai, đồng thời khuyến khích tất cả mọi người đều có thể chủ động hành vi mang thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng.
Trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. Tỉ lệ tăng dân số giảm từ trên 2% năm 1993 xuống còn 1,14% năm 2019. Tổng tỉ suất sinh là 2,09 con/phụ nữ, dưới mức sinh thay thế (2019), mức sinh vẫn duy trì ổn định trong hơn một thập kỷ qua, xu hướng sinh hai con ở Việt Nam là phổ biến.
Sự khác biệt rõ ràng giữa một người mẹ mang thai ngoài ý muốn và có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi sinh con
Giữa một người mẹ có sự chuẩn bị trước khi sinh con và một người mẹ mang thai ngoài ý muốn có sự khác biệt rõ ràng.
1. Đối với người mẹ
Thể chất của mẹ tốt hơn khi mang bầu
Sự khác biệt lớn nhất giữa việc chuẩn bị mang thai và có thai ngoài ý muốn nằm ở thể chất của người mẹ. Những người mẹ có sự chuẩn bị cho việc mang thai sẽ tự ý thức được việc đảm bảo sức khỏe của bản thân để có một thai kỳ khỏe mạnh. Còn những bà mẹ mang thai bất ngờ sẽ không có thời gian chuẩn bị sức khỏe kỹ càng, thể chất có thể không đảm bảo trong lúc mang thai.
Tránh được bệnh di truyền, bẩm sinh
Đối với việc sinh nở, một trong những điều cha mẹ lo lắng nhất là con mình có mắc một số bệnh hay không, trường hợp này một mặt là bệnh di truyền của bản thân bố mẹ, mặt khác là do mang thai. Với những bà mẹ chuẩn bị sẵn sàng cho việc có con sẽ ý thức việc khám sức khỏe tổng thể trước để tầm soát nguy cơ mắc các bệnh di truyền trong cơ thể, đồng thời bạn cũng có ý thức bảo vệ thai tốt hơn. Khi đó em bé có thể tránh được bệnh di truyền của cha mẹ, và những điều kiện sống không tốt của người mẹ (như hút thuốc, uống rượu, thức khuya) trong thời kỳ đầu mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
2. Đối với con
Cơ thể bé khỏe mạnh hơn
Người mẹ có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi mang thai sẽ ăn uống, tẩm bổ và dự trữ dinh dưỡng nhiều hơn và tốt hơn. Đây là mặt rất có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi , đồng thời giúp thể chất của mẹ khỏe mạnh hơn. Bằng cách này, em bé sẽ tự nhiên lớn lên tốt hơn trong thời thai kỳ.
Bộ não của em bé thông minh hơn
Trong quá trình chuẩn bị mang thai, một điều mà các bà mẹ sẽ làm là “bổ sung axit folic”, một chất dinh dưỡng rất quan trọng cho não bộ của em bé, giảm nguy cơ bị dị tật ống thần kinh. Từ đó thai nhi phát triển ổn định, giảm sự bất thường. Em bé lớn lên phần nào sẽ trở nên thông minh hơn.