Lần đầu tiên, Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình đã điều trị thành công cho bệnh nhân mang thai 27 tuần bị suy thận mạn lọc m.áu chu kỳ.
Em bé con sản phụ chào đời an toàn
Đây là một trong những bệnh nhân hiếm hoi bị suy thận mạn có thai, giữ được thai và duy trì được sức khỏe đến ngày thai nhi đủ điều kiện chào đời.
Theo chương trình nghiên cứu Đa Trung tâm của Châu Âu, trong hơn 10 năm tại một số quốc gia như Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Anh… ghi nhận 23 trường hợp có thai trong khi chạy thận nhân tạo đăng ký theo dõi, chăm sóc sinh con. Trong số đó, chỉ có 52% trẻ được sinh và sống bình thường.
Tại Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh suy thận mạn mức độ V mang thai cũng là một con số cực ít. Vì vậy, trường hợp của sản phụ này được xếp vào nhóm bệnh nhân cực kỳ hy hữu.
Thai phụ là chị B.T.O, 31 t.uổi (Kim Bôi, Ninh Bình) có t.iền sử viêm cầu thận mạn từ năm 6 t.uổi, đã được điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương nhưng không duy trì thuốc, mà về nhà uống t.huốc l.á nam, không tái khám thường xuyên. Thai phụ đã có con gái 6 t.uổi.
Lần mang thai thứ 2, chị có biểu hiện mệt mỏi nhiều, buồn nôn, ăn uống kém. Lúc này, đi khám chị mới phát hiện mắc bệnh thận mạn giai đoạn V có chỉ định lọc m.áu chu kỳ.
Người bình thường có thai khó một thì bệnh nhân suy thận mạn tính lọc m.áu chu kỳ có thai khó hơn cả trăm lần và rất khó duy trì được thai nghén đến khi đủ t.uổi thai. Lý do vì khi bị suy thận, các độc tố trong m.áu thường cao nên thai nhi khó có thể phát triển bình thường. Do đó, để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi, lọc m.áu sẽ được thực hiện với một quy trình đặc biệt và có sự kết hợp theo dõi với nhiều chuyên khoa.
Trong đó, phải điều chỉnh lọc m.áu từ 3 buổi/tuần lên 6 buổi/tuần để đảm bảo thải độc tốt hơn. Mỗi lần lọc phải sử dụng quả lọc, dây m.áu mới thay vì được dùng lại như các bệnh nhân chu kỳ khác. Đồng thời điều chỉnh các loại thuốc điều trị thiếu m.áu, tăng huyết áp, suy dinh dưỡng, điều trị rối loạn chuyển hoá can xi – phospho, dự phòng t.iền sản giật, thúc đẩy sự phát triển của phổi thai nhi để vừa hỗ trợ điều trị tốt vừa không ảnh hưởng đến thai nhi.
Khoa cũng phối hợp với các bác sĩ Sản khoa theo dõi điều chỉnh tăng cân, theo dõi từng chỉ số, tình trạng nước ối, siêu âm theo dõi sự phát triển của thai nhi, rau thai…Kết quả là em bé chào đời khoẻ mạnh.
BS.CKI Quách Thị Dung, Phó khoa Phụ trách khoa Thận nhân tạo không giấu nổi cảm xúc vui mừng. Đến lúc này, bác sĩ mới cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều.
Theo BS Dung, hơn một tháng lọc m.áu chu kỳ cho bệnh nhân là hơn một tháng lo toan, căng thẳng, làm sao để giảm thiểu thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, hoàn cảnh kinh tế gia đình bệnh nhân khó khăn. Trong khi đó, theo quy định, bảo hiểm y tế chỉ chi trả 6 lần lọc máu/1 tuần, chưa chi trả t.iền bộ dây lọc… Vì thế, gia đình bệnh nhân phải cùng chi trả phần chênh lệch này.
“Số t.iền có thể lên tới 15 triệu đồng/tháng, một con số rất lớn với gia đình bệnh nhân. Do vậy khoa Thận nhân tạo đã phối hợp với phòng ban chức năng của Bệnh viện kêu gọi các nhà hảo tâm, giúp bệnh nhân được số t.iền nhỏ, phần nào giải quyết được nỗi lo kinh tế của gia đình”, BS Dung chia sẻ.
Kết thúc đợt điều trị 5 tuần ổn định tại BVĐK tỉnh Hòa Bình, các bác sĩ khoa Thận nhân tạo đã chuyển bệnh nhân lên bệnh viện Bạch Mai. Ở tuần thai thứ 33, bệnh nhân được chỉ định kết thúc thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.
Ngày 7/9, bé Bùi Đan Huy, con trai bệnh nhân B.T.O đã chào đời trong niềm vui mừng của tất cả gia đình, các y bác sĩ hai tuyến. Đến nay, Đan Huy có sức khỏe tốt, câng nặng 2,3kg và đã được xuất viện về với bố mẹ ngày 23/9
Qua trường hợp của bệnh nhân B.T.O, BS Dung khuyến cáo: Các thai phụ nên đi khám thai định kỳ theo khuyến cáo để phát hiện ra các bệnh kèm theo nói chung và bệnh thận mạn nói riêng và có hướng điều trị thích hợp, vì các triệu chứng ốm nghén 3 tháng đầu rất giống với triệu chứng bệnh thận mạn nên dễ gây nhầm lẫn.
Tất cả phụ nữ mắc bệnh thận mạn tính cần phải biết được những rủi ro đối với chức năng của thận của người mẹ, sự ảnh hưởng tới thai nhi khi họ mang thai và phải được theo dõi bởi bác sỹ chuyên khoa.
Ngoài ra, vị Phó khoa Phụ trách khoa Thận nhân tạo cũng khuyến cáo, đối với trường hợp mắc bệnh thận mạnh tính, chị em cần cân nhắc các phương pháp tránh thai, đặc biệt đối với bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn V có lọc m.áu chu kỳ. Nguyên nhân do bệnh nhân thường bị rối loạn k.inh n.guyệt rất khó theo dõi, và khi có thai thì rất dễ gây xẩy thai và sức khỏe thai nhi kém sau này.
Tôi đi chạy thận nhân tạo
Thời gian của mỗi người đều có giới hạn, nhưng riêng tôi và tất cả bệnh nhân suy thận mạn, ngày để sống sẽ ít ỏi hơn.
Tôi là Chế Nguyễn Thiện Trung, 21 t.uổi, quê ở Ninh Thuận. Tôi bị suy thận mạn giai đoạn cuối và đang lọc m.áu định kỳ. Ở con hẻm Bến Chương Dương (quận 1, TP.HCM), hầu như ai cũng biết nhà tôi. Gia đình bán tạp hóa, mẹ bị ung thư và con trai mắc bệnh thận.
Nhiều người nghe câu chuyện của tôi đều thương cảm và thoáng nét buồn. Tuy nhiên, mẹ và tôi đều chấp nhận hoàn cảnh đặc biệt này. Mẹ tôi, 42 t.uổi, bị ung thư buồng trứng phải hóa trị.
Tôi đăng ký lịch chạy thận chiều thứ 4, 6 và chủ nhật hàng tuần. Nhà tôi cách Bệnh viện Chợ Rẫy không xa. Tôi thường chuẩn bị balo, quần áo và chăn trước giờ chạy thận khoảng 30 phút.
Trên con đường từ hẻm Bến Chương Dương đến bệnh viện, tôi gần như thuộc lòng các ngõ ngách, điểm dừng đèn xanh, đèn đỏ. Biết sức khỏe yếu, tôi luôn chạy xe với tốc độ rất chậm.
Khi đến khoa Thận Nhân tạo, Bệnh viện Chợ Rẫy, tôi thay quần áo, mang bao chân để đảm bảo vô trùng trước khi vào phòng lọc m.áu.
Một ngày cuối tháng 7/2019, tôi bất ngờ có triệu chứng sốt, phù nề chân, tay, cơ thể bủn rủn. Bác sĩ thông báo tôi bị suy thận, phải lọc m.áu định kỳ. Mẹ tôi khóc nghẹn. Tôi cũng lặng người. Lúc này, tôi là sinh viên năm 2 Đại học Y Dược TP.HCM.
Hai nơi khiến tôi cảm thấy thoải mái nhất là nhà và phòng chạy thận. 18 người cùng phòng với tôi. Chúng tôi có t.uổi đời, nghề nghiệp, hoàn cảnh khác nhau và mang chung một căn bệnh.
Trước khi chạy thận, tôi được điều dưỡng kiểm tra sức khỏe, lấy dấu sinh hiệu. Điều này đảm bảo tôi đủ sức cho ca lọc m.áu kéo dài liên tục 4 giờ. Sau khi sát trùng, bác sĩ sẽ cắm kim tiêm vào cánh tay của tôi và nối chúng với dây dẫn m.áu gắn trên máy thận nhân tạo.
Lồng ngực của tôi từng được đặt hai ống thông tĩnh mạch. Chúng được nối đến gần tim. Thời điểm căn bệnh đến đột ngột, chúng giúp tôi lọc m.áu tạm thời trước khi tạo cầu nối động tĩnh mạch ở tay như hiện tại.
Hơn một năm chạy thận, tôi vẫn nhớ khoảnh khắc đầu tiên khi dòng m.áu c.hảy ra, vào giữa hai ống truyền. Cảm giác ớn lạnh mỗi khi nghĩ lại chiếc kim to như ruột bút bi chọc vào cánh tay. Sau này, cánh tay tôi sẽ có nhiều u cục, to và thâm đen như các cô chú chạy thận lâu năm ở đây.
Thời gian đầu mới chạy thận, tôi mệt nhiều, đôi lúc thở từng hơi khó nhọc. Sau này quen dần, nghe tiếng dòng m.áu đang chảy re re trong ống, tôi thấy bình thường, chỉ đau nhói lúc kim tiêm đ.âm vào tay.
Chạy thận là phương pháp lọc m.áu ngoài cơ thể. Bác sĩ sẽ đặt kim tiêm vào 2 vị trí trên cánh tay tôi. M.áu được lấy ra từ ống thông, qua hệ thống dây dẫn, màng lọc. Tại đây, m.áu được làm sạch và đi vào cơ thể qua ống còn lại. Tôi có thể tiếp tục sống nhờ dòng m.áu đã làm sạch này.
Sau những giờ chạy thận, tôi tìm niềm vui từ việc học tiếng Anh. Cuối năm đại học thứ 2, tôi đăng ký bảo lưu kết quả, tạm dừng việc học. Sau này, khi không đủ sức khỏe, tôi sẽ cùng mẹ về quê và mở lớp dạy kèm.
Suy thận mạn có thể sẽ lấy đi cả thanh xuân cùng giấc mơ đại học của tôi. Nhưng tôi và mẹ sẽ không đầu hàng. Tôi có thể tiếp tục việc học hoặc về quê nếu không trụ lại được thành phố. Dù đứng trước lựa chọn nào, gia đình 2 người chúng tôi sẽ luôn nắm tay nhau.