Ca hát không đeo khẩu trang tăng khả năng lây lan Covid-19

Nếu hát trong không gian kín mà không đeo khẩu trang, nguy cơ lây lan Covid-19 qua các giọt b.ắn rất cao.

ca hat khong deo khau trang tang kha nang lay lan covid 19 32d 5257093

Ca hát trong không gian kín tăng nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 – ẢNH: SHUTTERSTOCK

Đó là kết luận được các nhà khoa học thuộc Đại học Colorado Boulder (Mỹ) đưa ra sau khi nghiên cứu một buổi tập của dàn hợp xướng.

Trước đó, ở vùng Skagit Valley (bang Washington, Mỹ), một người có các triệu chứng nhẹ của Covid-19 đã tham gia buổi tập luyện của dàn hợp xướng trong nhà kéo dài 2 tiếng rưỡi hôm 10.3. Trong vài tuần tiếp theo, hơn 50 người khác tham gia buổi diễn tập nhiễm bệnh và 2 người t.ử v.ong.

“Nghiên cứu cho thấy lời giải thích hợp lý duy nhất cho sự kiện siêu lây lan này là sự lan truyền của các giọt b.ắn. Trong không gian kín, bạn có thể hít vào những gì người khác thở ra ngay cả khi họ ở xa bạn”, trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Shelly Miller cho hay. Trong sự việc trên, những người hát đều không chạm nhau hoặc sờ bề mặt chung, và ít người sử dụng chung nhà vệ sinh với người bị nhiễm bệnh. Nhưng họ đều không đeo khẩu trang. Các chuyên gia lưu ý hệ thống thông gió kém khiến các giọt b.ắn và nhiệt từ người hát hòa vào không khí trong phòng.

Theo đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư về hóa học Jose-Luis Jimenez cũng thuộc Đại học Colorado Boulder: “Việc hít phải các giọt b.ắn chứa vi rút gây Covid-19 từ “không khí chung” là phương thức lây truyền hàng đầu”. Các chuyên gia ước tính rằng việc rút ngắn buổi tập hát xuống còn 30 phút sẽ làm giảm tỷ lệ lây nhiễm từ 87% xuống còn 12%. Nếu đeo khẩu trang, số người bị nhiễm bệnh sẽ giảm từ 52 xuống còn 5 người, theo các chuyên gia. Giáo sư Miller chỉ ra rằng “ca hát giải phóng một lượng lớn giọt b.ắn”. Nghiên cứu này được công bố trên chuyên san Indoor Air.

Cho khẩu trang y tế vào luộc, sấy, lò vi sóng: Khả năng chống virus giảm còn 60%

Cho khẩu trang y tế vào quay lò vi sóng, hấp, đun sôi… để tái sử dụng lại đang được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, theo bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, thay vì tái sử dụng khẩu trang y tế thì hãy dùng khẩu trang vải.

cho khau trang y te vao luoc say lo vi song kha nang chong virus giam con 60 d1d 4806992

Tái sử dụng khẩu trang y tế có nên hay không?

Theo bác sĩ Phúc, hiện nay dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng và đang ngày càng phức tạp hơn. Các ổ dịch mới trên thế giới liên tục được phát hiện. Việc đảm bảo không lây bệnh bằng cách sử dụng khẩu trang được được đặt ra cấp thiết. Trong đó, khẩu trang muốn tái sử dụng được rất nhiều người quan tâm.

Bác sĩ Phúc cho biết tái sử dụng khẩu trang vẫn phải đảm bảo 3 yếu tố đó là loại bỏ được virus và mầm bệnh, vô hại với người dùng và giữ được sự toàn vẹn về chức năng phòng bệnh.

Đun sôi, cho vào nồi hấp, phun cồn, chiếu xạ bằng tia cực tím, rồi mới đây nhất một số chuyên gia hướng dẫn phun ít nước lên bề mặt khẩu trang rồi cho vào lò vi sóng quay 1 phút, tuy nhiên bác sĩ Phúc cho biết mọi biện pháp tái chế đều không đảm bảo được 3 yếu tố trên.

Khẩu trang N95 hay khẩu trang y tế, để đạt được tiêu chuẩn “chống vi-rút”, nhà sản xuất phải thiết kế “lớp lọc” để hấp phụ và chặn các hạt siêu mịn (aerosol), vì thế mà lớp lọc này phải được chế tạo bằng các sợi siêu mịn từ vật liệu polypropylen.

Về cấu trúc, vật liệu polypropylen có dạng sợi vi mỏng, mỏng hơn mười lần so với tóc, vào khoảng 2m. Những sợi này không chịu được nhiệt độ cao. Ở điều kiện hơn 80C, các sợi polypropylen sẽ co lại và biến dạng, tạo ra những lỗ hổng và giảm hoặc mất khả năng ngăn chặn các hạt siêu mịn.

Theo yêu cầu kĩ thuật, phải đảm bảo thông gió thoải mái trong khi vẫn cản được các hạt siêu mịn chứa vi-rút, vì thế mà khả năng chống hút của khẩu trang y tế với áp lực không thể vượt quá 343 Pascals. Để tăng hiệu quả hấp phụ hạt siêu mịn chứa vi-rút, vật liệu lọc cần phải “xử lý điện” để tạo nên một lượng điện tích nhỏ.

Như vậy, dù cho khẩu trang vào nồi nước đun sôi, cho vào nồi hấp ở nhiệt độ cao, về nguyên tắc vi-rút Sars-CoV-2 sẽ bị t.iêu d.iệt hoàn toàn, nhưng lớp màng lọc khẩu trang bị biến tính về cấu trúc sợi polypropylen và mất khả năng tích điện, vì thế mà khẩu trang giảm hoặc thậm chí mất khả năng ngăn chặn virus xâm nhập.

Mặt ngoài của khẩu trang N95 và khẩu trang y tế có một lớp “chống thấm nước”. Lớp này làm cho nước, bụi, các loại dịch, nước bọt, giọt b.ắn…v.v rất khó xâm nhập. Cồn 75% có sức căng bề mặt khác xa so với nước, nên khi tẩm cồn vào khẩu trang để khử trùng, thì lớp “chống thấm nước” bị phá hủy, chứng năng ngăn chặn sẽ không còn.

Hay sử dụng tia cực tím t.iêu d.iệt virus ở khẩu trang để tái sử dụng cũng không có tác dụng. Vật liệu Polypropylen là chất nhiệt dẻo, sợ siêu mỏng có khả năng chống lão hóa kém và rất nhạy cảm với các tia cực tím. Sau khi được chiếu xạ bằng tia cực tím, cấu trúc sợi sẽ bị phá hủy hoặc suy thoái oxy hóa một cách nhanh chóng, điều này sẽ làm giảm đáng kể hiệu suất lọc.

Nghiên cứu của nhà sản xuất cho thấy, khẩu trang N95 và khẩu trang y tế luộc trong nước, hấp, sấy, khủng trùng bằng cồn, chiếu tia cực tím, hay cho vào lò vi sóng quay; thì khả năng ngăn chặn virus từ 95% giảm xuống còn 60% tương đương với khẩu trang vải.

Chính vì thế, bác sĩ Phúc khuyến cáo nên sử dụng khẩu trang vải thay vì tìm cách tái sử dụng khẩu trang y tế.

K.Chi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *