Những ngày lạnh, số bệnh nhi đi khám bệnh có xu hướng gia tăng. Phổ biến nhất ở t.rẻ e.m vào mùa đông – xuân là nhóm bệnh về đường hô hấp.
T.rẻ e.m cần được tiêm đầy đủ các mũi vắcxin dể phòng ngừa bệnh chủ động và hiệu quả nhất. Ảnh: BVCC
Đặc biệt, những trẻ đã có sẵn các bệnh mạn tính như viêm phế quản mạn, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, trẻ bị suy dinh dưỡng mạn tính, trẻ bị mắc các bệnh lý tim mạch bẩm sinh… thường bị mắc bệnh nặng hơn và dễ bị những biến chứng nặng nề so với những trẻ bình thường khác.
Những trẻ này phụ huynh cần tích cực chăm sóc và chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất khả năng nhiễm bệnh của trẻ.
Thời tiết với khí hậu lạnh ẩm, trẻ cũng rất dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất là bệnh tiêu chảy.
Bệnh tiêu chảy có thể là tiêu chảy thông thường (trẻ đi tiêu phân lỏng hoặc phân sệt 1 – 2 lần so với ngày thường) và cũng có thể là tiêu chảy cấp (trẻ đi tiêu phân lỏng toàn nước trên 3 lần trong vòng 24 giờ).
Bệnh tiêu chảy cấp có thể do vi khuẩn, do vi nấm, do ký sinh trùng hoặc do nhóm virút đường ruột, đặc biệt là virút Rôta. Bệnh tiêu chảy do virút Rôta chiếm tỉ lệ cao nhất trong các loại tiêu chảy mùa lạnh ở t.rẻ e.m.
Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 t.uổi, dễ gây thành dịch, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Ngoài ra, mùa đông – xuân một số bệnh về da của trẻ cũng dễ xuất hiện, tái phát nhiều lần như bệnh chàm (còn gọi là Eczema), nổi mày đay… đây là những căn bệnh gây rất nhiều “phiền toái” cho trẻ như gây ngứa ngáy, trẻ khó chịu hay quấy khóc và gãi chỗ ngứa rất nhiều làm ra m.áu, rất dễ bị n.hiễm t.rùng da.
Những tình huống sau đây cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay:
Trẻ dưới 2 tháng t.uổi bị sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 2 ngày mà vẫn không giảm; trẻ lừ đừ, ngủ li bì hoặc khó đ.ánh thức trẻ; trẻ bú kém, trẻ bỏ bú hoặc bỏ ăn.
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, sau 2 ngày chăm sóc tích cực tại nhà vẫn không thuyên giảm kèm theo dấu hiệu thở nhanh, thở mệt hoặc khó thở.
Trẻ bị tiêu chảy đột ngột sốt rất cao 39 – 40oC, tiêu phân đàm nhớt hoặc phân có lẫn m.áu.
Trẻ sốt kèm các biểu hiện như nôn tất cả mọi thứ, than đau bụng nhiều; trẻ có dấu hiệu xuất huyết như nổi chấm đỏ trên da, ra m.áu cam, ra m.áu lợi, ói ra m.áu, đi tiêu phân đen như bã cà phê hoặc những trẻ có biểu hiện lừ đừ, tím tái, tay chân nhớp lạnh, trẻ bị co giật; trẻ nhỏ có thóp trước (mỏ ác) phồng lên; trẻ có dấu hiệu cổ cứng.
Chủ động phòng bệnh
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ trong những ngày đông xuân giá lạnh, giúp trẻ tăng sức đề kháng. Nên cho trẻ ăn những thức ăn nóng ấm giúp cơ thể giữ nhiệt độ ổn định.
Tạo môi trường sống trong lành, sạch sẽ và thoáng khí giúp trẻ phòng tránh hiệu quả các bệnh lý đường hô hấp như hạn chế việc sử dụng quạt máy, máy điều hòa nhiệt độ, tránh tình trạng bụi bẩn, khói t.huốc l.á trong nhà, khói công nghiệp.
Khuyến khích trẻ thực hiện thói quen rửa tay sạch sẽ đúng cách, thường xuyên hàng ngày để loại bỏ các tác nhân gây bệnh nguy hiểm lây lan qua con đường tay – miệng, rửa tay được xem là liều vắcxin miễn phí cho mọi người.
Giữ ấm cơ thể trẻ khi thời tiết chuyển lạnh nhất là những trẻ có t.iền căn – t.iền sử về dị ứng và hen phế quản/suyễn bằng những biện pháp rất đơn giản như mặc thêm quần áo ấm, mang thêm vớ/tất, đội thêm mũ len hoặc quấn thêm chăn/mền ấm cho trẻ.
Thực hiện chế biến thức ăn những ngày đông xuân cho trẻ theo quy trình “Vệ sinh an toàn thực phẩm” giúp trẻ phòng tránh các bệnh đường tiêu hóa một cách thiết thực nhất, đặc biệt nên bảo quản và lưu giữ thực phẩm đúng cách để luôn đảm bảo sức khỏe những ngày đông – xuân cho mọi thành viên trong gia đình.
Thực hiện tốt việc tiêm chủng đầy đủ các mũi vắcxin cho trẻ theo lứa t.uổi để có cách phòng ngừa bệnh chủ động nhất và hiệu quả nhất.
Thời tiết chuyển lạnh, cha mẹ không được chủ quan với bệnh cúm mùa ở trẻ
Thời gian tới số ca mắc bệnh cúm có thể gia tăng nhất là trong mùa đông xuân vì thế các bậc cha mẹ không nên chủ quan.
Tiến sĩ ỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, hơn hai tháng qua, có 820 trẻ nhập viện tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m. Riêng tháng 11, gần 500 bệnh nhân cúm nhập viện, tăng 10-20% so với trước.
Đó là trường hợp bệnh nhân nhi 9 t.uổi, Thái Bình điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương do sốt cao, li lì, thỉnh thoảng co giật, xét nghiệm nhiễm virus cúm A.
Theo bác sĩ Hải, bệnh cúm thường gặp ở Việt Nam và các nước trong khu vực do virus cúm A và B, có thể gây dịch theo vùng hoặc diện rộng. Bệnh có thể tự khỏi sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, những trẻ có bệnh mạn tính như hen phế quản, viêm phế quản co thắt, tim mạch, khi mắc cúm sẽ nặng nề.
Khi trẻ mắc cúm, hệ thống miễn dịch giảm, nếu cha mẹ không biết cách phòng tránh và chăm sóc, dễ dẫn đến các biến chứng: viêm đường hô hấp, như: viêm họng, thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản kịch phát…; hoặc viêm nhiễm ngoài hô hấp, như: viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, và đặc biệt có khả năng gây t.ử v.ong cao đối với trẻ mắc bệnh mạn tính. Nếu nhiễm cúm A/H1N1 sẽ dẫn đến viêm đường hô hấp trên, còn nhiễm cúm A/H5N1 thì gây viêm phổi nặng.
Cần tiêm phòng trẻ phòng tránh bệnh cúm mùa
Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng và ho… Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục. Đối với t.rẻ e.m, người lớn t.uổi, người có bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu m.áu hoặc suy giảm miễn dịch…, bệnh diễn biến nặng hơn như viêm phổi, biến chứng và có thể dẫn đến t.ử v.ong.
Bác sĩ Hải để phòng bệnh ngoài ăn uống đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, trẻ tốt nhất nên được tiêm vaccine cúm và đeo khẩu trang, cách ly.
Để chủ động phòng ngừa bệnh cúm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau: Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; Vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối; Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng;
Tiêm vắc-xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm; Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết, sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết;
Người dân không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi-rút (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc; Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời./.