Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân nước ngoài bị nhồi m.áu cơ tim cấp

Chiều 24/9, các bác sỹ Khoa Nội tim mạch (Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng) cho biết vừa cứu sống thành công cho bệnh nhân người nước ngoài bị nhồi m.áu cơ tim cấp.

Trước đó, vào tối 18/9, bệnh nhân nữ B.C (43 t.uổi, quốc tịch Ba Lan) bị nhồi m.áu cơ tim cấp, nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau ngực trái dữ dội, cơn đau lan xuống cánh tay trái, kèm khó thở, vã mồ hôi.

Qua thăm khám và hội chẩn, kết quả điện tim, các bác sĩ chẩn đoán nhồi m.áu cơ tim cấp ST chênh lên, tiên lượng t.ử v.ong cao nếu không can thiệp kịp thời.

cap cuu kip thoi cho mot benh nhan nuoc ngoai bi nhoi mau co tim cap c42 5250768

Sau can thiệp mạch được khơi thông, m.áu lưu thông trở lại bình thường.

Bệnh nhân ngay lập tức được theo dõi mạch, huyết áp, tình trạng oxy trong m.áu, xử trí nội khoa theo phác đồ điều trị, lập đường truyền tĩnh mạch, lấy m.áu làm mẫu xét nghiệm, tiêm morphin và giãn mạch để giảm cơn đau ngực.

Người nhà bệnh nhân cũng được bác sĩ tư vấn, giải thích về tình trạng nguy cấp hiện tại, thủ thuật can thiệp mạch vành để cấp cứu nhanh và khởi động Code Stemi – Quy trình phản ứng nhanh cấp cứu người bệnh nhồi m.áu cơ tim – để cứu sống người bệnh.

Ekip bác sĩ can thiệp tim mạch cũng có mặt ngay sau khi Code Stemi được khởi động tiến hành hội chẩn, đ.ánh giá các nguy cơ trước khi thực hiện can thiệp đặt stent cứu sống người bệnh.

cap cuu kip thoi cho mot benh nhan nuoc ngoai bi nhoi mau co tim cap 7b1 5250768

Hiện tại, tình trạng của bệnh nhân tạm ổn, đỡ đau ngực và được xuất viện vào chiều 24/9.

ThS.BS Võ Nguyễn Quí Tuấn – Khoa Nội Tim Mạch, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cho biết: “Đây là một trường hợp nhồi m.áu cơ tim nguy cấp, hình ảnh chụp động mạch vành cho thấy kết quả tắc mạch m.áu lớn lỗ vào của động mạch liên thất trước. Nếu xử trí chậm trễ, nguy cơ t.ử v.ong ở bệnh nhân là rất lớn.”

Chỉ sau 30 phút kể từ thời điểm tiếp nhận ca bệnh, nhờ tuân thủ quy trình phản ứng nhanh chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng giữa các khoa phòng, ekip bác sĩ đã tiến hành thực hiện can thiệp mạch vành bằng DSA cho người bệnh.

Ca can thiệp thành công sau 1 giờ tiến hành. Sau can thiệp, bệnh nhân được chuyển điều trị, chăm sóc tích cực tại phòng Hồi sức tim của khoa Nội Tim mạch. Bệnh nhân hiện tại đã ổn định huyết áp, không đau ngực, men tim giảm, lâm sàng cải thiện tốt.

Vào chiều 24/9, bệnh nhân B.C đã được xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định.

Được biết, bệnh nhân B.C nói trên có thói quen hút t.huốc l.á (khoảng 20 gói/năm). Bệnh nhân đau ngực đến khám ở phòng khám tư sau đó được chuyển cấp cứu tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng.

Theo lời khuyên của các bác sỹ, sau can thiệp, đối với người bệnh nhồi m.áu cơ tim cần kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ như: huyết áp, cân nặng, điều chỉnh đường m.áu, tránh xa rượu bia, t.huốc l.á,…Bên cạnh đó người bệnh cũng cần chú ý cải thiện lối sống, chế độ dinh dưỡng, tập luyện thường xuyên để cải thiện tình trạng bệnh.

Nhồi m.áu cơ tim sau sinh do bệnh hiếm gặp

Sinh con gái đầu lòng được hai tuần, chị An, 35 t.uổi, ngụ Thủ Đức, bị nhồi m.áu cơ tim cấp do bóc tách động mạch vành.

Suốt thai kỳ và quá trình chuyển dạ, chị An khỏe mạnh, không có bất kỳ triệu chứng nào về tim mạch. Cuối tháng 8, chị sinh bé đầu lòng. Khoảng nửa tháng sau chị bắt đầu khó thở, đau ngực, vã mồ hôi, chóng mặt, nôn. Các bác sĩ chẩn đoán chị bị nhồi m.áu cơ tim cấp, điều trị 6 ngày vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây nhồi m.áu.

Ngày 7/9, chụp động mạch vàng qua da tại Bệnh viện quận Thủ Đức, bác sĩ phát hiện chị An bị bóc tách động mạch vành tự phát.

nhoi mau co tim sau sinh do benh hiem gap 3b4 5237088

Mô tả cơ chế bóc tách động mạch vành. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Phúc, khoa Nội tim mạch, Bệnh viện quận Thủ Đức, cho biết bóc tách động mạch vành tự phát là tình huống cấp cứu, rất nguy hiểm. Bệnh xảy ra khi có một vết rách hình thành ở lớp nội mạc, một trong ba lớp cấu trúc tạo thành động mạch m.áu nuôi tim.

Vết rách có thể làm chậm hoặc tắc dòng m.áu c.hảy tới nuôi tim, gây c.hết tế bào cơ tim còn gọi là nhồi m.áu cơ tim, từ đó đưa đến các rối loạn nhịp tim nguy hiểm hoặc đột tử. Hiện tại y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây bệnh này. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ bị bóc tách động mạch vành tự phát nhiều hơn nam giới. Nguy hiểm hơn, bệnh thường xuất hiện trong khoảng vài tuần đầu sau khi sinh con.

“Bóc tách động mạch vành tự phát là căn bệnh rất hiếm gặp. Trong 100.000 người chỉ có một người mắc phải”, bác sĩ Phúc nói.

Trường hợp chị An, bác sĩ Phúc nhận định chị đã lỡ “thời gian vàng” 24 giờ đầu tiên để điều trị tái thông mạch m.áu tắc nghẽn. May mắn, bệnh nhân không xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như suy tim, chức năng tim mạch tương đối tốt. Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và điều trị bằng thuốc.

nhoi mau co tim sau sinh do benh hiem gap 47c 5237088

Phụ nữ sau sinh thuộc nhóm nguy cơ bị nhồi m.áu cơ tim do bóc tách động mạch vành. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Hiện tại chị An khỏe, tỉnh táo, không còn đau ngực hay khó thở. Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên mang thai lần nữa, vì nguy cơ bệnh tái phát rất cao và có thể gây những biến chứng nghiêm trọng. Bác sĩ khuyên người bệnh ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh, tập thể dục vừa sức, tránh stress.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *