Cắt bỏ thành công u thắt lưng, giúp bệnh nhân thoát nguy cơ liệt

Bệnh nhân bị u cột sống thắt lưng đoạn L4. Khối u chèn ép khiến bệnh nhân đau và đi lại khó khăn, có nguy cơ bị liệt nếu không được phẫu thuật sớm.

Chiều 6/1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới ( Quảng Bình) cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh đã phẫu thuật cắt bỏ khối u cột sống thắt lưng cho bệnh nhân nữ .L. (59 t.uổi, trú xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn).

Trước đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau tức vùng thắt lưng lan xuống chân phải, đi lại khó khăn, hạn chế vận động.

cat bo thanh cong u that lung giup benh nhan thoat nguy co liet d2f 5499300

Hình ảnh đặt lồng titan và rod trên phim bệnh nhân.

Qua thăm khám và chụp cộng hưởng từ, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị u cột sống thắt lưng đoạn L4. Khối u chèn ép khiến bệnh nhân đau và đi lại khó khăn, có nguy cơ bị liệt nếu không được phẫu thuật sớm.

Sau hơn 5 giờ, các bác sĩ đã phẫu thuật thành công cắt bỏ khối u thân đốt sống L4 và đặt lồng titan nhồi xương tự thân vào cột sống cho bệnh nhân. Sau mổ, bệnh nhân đã hồi phục tốt.

Theo các bác sĩ, đây là một kỹ thuật mổ khó, lần đầu tiên được áp dụng tại bệnh viện, đòi hỏi phẫu thuật viên phải có trình độ và kinh nghiệm nếu không sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như liệt 2 chi dưới của bệnh nhân.

Đây là một thành công mới của Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới trong việc điều trị bệnh nhân bị bệnh lý cột sống thắt lưng.

B.é t.rai b.ị h.oại t.ử ruột

B.é t.rai 13 tháng t.uổi đau bụng dài ngày, đến khi vào viện thì ruột hoại tử, bác sĩ phải cắt bỏ vì không thể bảo tồn.

Bé được người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, trong tình trạng nguy kịch, mệt, đau bụng, bụng chướng căng, bí đại tiện 3 ngày. Một đoạn ruột lòi ra ngoài h.ậu m.ôn, dài khoảng 8 cm đã hoại tử thâm đen và bốc mùi hôi.

Các bác sĩ cấp cứu, siêu âm ổ bụng, phát hiện cháu bị lồng ruột. Lồng ruột xảy ra khi một đoạn ruột không ở vị trí bình thường mà “chui” vào trong lòng một đoạn ruột kế cận kèm theo các mạch m.áu nuôi dưỡng đoạn ruột đó. Bác sĩ tháo lồng và cắt bỏ nhiều đoạn ruột đã hoại tử.

Sau hơn 6 ngày điều trị, ngày 5/1 bé qua cơn nguy kịch, đang được theo dõi đặc biệt.

Bé sống với bà ngoại, gia cảnh khó khăn.

Trước đó, hồi tháng 7/2020, bé từng bị lồng ruột, các bác sĩ đã vất vả điều trị cho cháu do được đưa đến viện muộn.

be trai bi hoai tu ruot 955 5493404

Bệnh nhi đang được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Long Nhật.

Lồng ruột là một bệnh lý hay gặp ở t.rẻ e.m. Các thống kê cho thấy 80-90% các bệnh nhân là trẻ dưới 1 t.uổi. Trong đó, độ t.uổi bị nhiều nhất là từ 5-6 tháng t.uổi, với biểu hiện đột ngột đau bụng dữ dội, quấy khóc từng cơn, bỏ bú, có thể kèm theo nôn ói nhiều lần.

Do lồng ruột diễn biến rất nhanh nên ngay khi trẻ có biểu hiện khóc thét, bỏ bú và nôn, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ xác định bệnh qua thăm khám và siêu âm.

Nếu đúng bệnh lồng ruột, trẻ sẽ được tháo lồng bằng hơi, bằng cách đặt một ống thông nhỏ vào lòng trực tràng. Dưới hướng dẫn của máy Xquang tại chỗ, các bác sĩ sẽ bơm hơi dần vào ruột già với một áp lực vừa phải cho đến khi khối lồng được tháo ra hoàn toàn.

Nếu trẻ được đưa đến quá muộn (thường trên 6 giờ) thì phải phẫu thuật để tháo khối ruột lồng.

Trong trường hợp đến trễ hơn 24 giờ, đoạn ruột lồng chui sâu vào nhau, gây sưng nề, tắc nghẽn mạch m.áu, hoại tử, khiến các bác sĩ phải phẫu thuật để cắt đoạn ruột đó. Tuy nhiên, việc chăm sóc và hồi sức sau mổ rất khó khăn và phức tạp, trẻ dễ t.ử v.ong do suy kiệt và viêm phổi nặng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *