Rau má là loại cây được tìm thấy ở nhiều nơi tại nước ta, đây là loại cây được sử dụng chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc và trong đông y, rau má còn là một vị thuốc.
Hình minh họa.
Theo chia sẻ của bác sĩ Hoàng Văn Lợi, Trưởng Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, trong đông y, rau má có vị đắng, hơi cay, tính hà; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải độc tiêu thũng, tán ứ chỉ thống.
Công dụng: Được dùng trị cảm mạo phong nhiệt, viêm đường hô hấp trên, viêm gan, lỵ, cảm cúm, ăn phải thức ăn có độc, rắn cắn, trúng độc nấm, trúng độc thuốc đông dược, ngộ độc sắn hoặc các loại thức ăn…
Các bài thuốc dùng rau má
Chữa viêm amidan: Rau má tươi dã nát vắt lấy nước, thêm dấm ngậm nuốt từ từ.
Rau má tươi 50g, Sữa người 10ml. Lấy rau má tươi rửa sạch giã nát vắt lấy nước, thêm sữa người trộn đều ngậm nuốt.
Chữa tưa lưỡi t.rẻ e.m: Rau má tươi 30g, chi tử ( quả dành dành) 01 quả. Sắc lấy nước bỏ bã, dùng bông sát trùng tẩm thuốc, chấm rửa lưỡi và khoang miệng.
Chữa sỏi đường tiết niệu: Rau má tươi 240g nấu nước uống như nước trà hàng ngày.
Đau bụng đi ỉa lỏng, lỵ: Rau má tươi 50 – 100g rửa sạch thêm 1 ít muối ăn, giã nát vắt lấy nước uống.
Rau má tươi 50g rửa sạch giã nát trộn với nước vo gạo vắt lấy nước uống.
Ngộ độc thức ăn: Rau má 250g, rễ rau muống 250g rửa sạch giã nát vắt lấy nước pha với 1 chút nước ấm uống.
Ngộ độc nấm độc: Rau má 120g, đường phèn 5g. Rau má sắc lấy nước bỏ bã, cho đường khuấy đều uống.
Thổ huyết, đái ra m.áu: Rau má 30g, cỏ nhọ nồi 15g , trắc bá diệp 15g sắc lấy nước uống.
Phụ nữ hành kinh đau bụng, đau lưng: Rau má lấy cả cây thu hái vào lúc có hoa hoặc quả đem rửa sạch phơi khô, tán bột mỗi ngày uống 1 lần 30g vào buổi sáng.
Viêm gan cấp tính thể hoàng đản: Rau má 120g – 150g nấu nước uống lúc bụng đói uống liền trong 1 tháng.
Rau má, rễ cỏ tranh (Bạch mao căn) đều 30g , giây mơ 15g, cỏ gấu 6g nấu nước uống hàng ngày
Rau má 30g, nhân trần 15g, chi tử 6g nấu nước hòa thêm ít đường trắng uống 2 lần trong ngày.
Rau má, bông mã đề, nhân trần mỗi thứ 15g nấu nước uống hàng ngày.
Viêm gan mãn tính: Rau má , đan sâm, cỏ mật gấu, cườm thảo mềm nấu nước uống hàng ngày.
Sai lầm của người lớn khiến trẻ dễ ốm nặng khi trời rét
Nếu không được chăm sóc và giữ ấm đúng cách, hệ hô hấp của trẻ rất dễ bị tổn thương do sức đề kháng chưa hoàn thiện.
Trong điều kiện thời tiết lạnh, đường hô hấp của trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm khuẩn và gặp các vấn đề liên quan viêm hô hấp trên, dưới. Một số bệnh khá phổ biến là viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm phê quản, viêm phổi…
Theo tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Hồng Hanh, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), ngoài những tác động của thời tiết, sai lầm trong cách chăm sóc và bảo vệ đường hô hấp cho trẻ cũng là nguyên nhân lớn gây bệnh.
Một số sai lầm của cha mẹ có thể khiến trẻ dễ bị bệnh liên quan đường hô hấp hơn. Ảnh minh họa: Huffpost Canada.
“Nhiều cha mẹ mặc quá nhiều quần áo và nghĩ rằng có thể giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ đùa nghịch, mồ hôi có thể ngấm ngược vào quần áo và khiến bé bị nhiễm lạnh hơn”, tiến sĩ Hồng Hanh nói.
Một sai lầm khác là khi trẻ ốm, một số cha mẹ lại kiêng tắm cho con vì lo trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Hành động này là không hợp lý vì cơ thể trẻ đang phát triển, đặc biệt, nhiều bé chơi đùa nhiều sẽ ra mồ hôi.
Do đó, tiến sĩ Hanh khuyến cáo: “Dù trẻ đang sốt, ho hay viêm mũi, viêm họng, chúng ta vẫn nên lau người sạch sẽ, thay quần áo hàng ngày cho con. Thậm chí, cha mẹ có thể tắm cho trẻ trong phòng ấm nhưng cố gắng làm nhanh, lau khô người và mặc quần áo ấm cho trẻ”.
Giám đốc Trung tâm Hô hấp cũng gợi ý một số phương pháp phòng tránh bệnh về đường hô hấp cho trẻ nhỏ. Vị chuyên gia này khuyến cáo gia đình nên vệ sinh mũi, họng cho trẻ hàng ngày, giữ ấm nhưng không để trẻ quá nóng và tránh nhiễm lạnh do mồ hồi.
Khi đưa trẻ ra ngoài, cha mẹ cần mặc quần áo ấm, quàng khăn, đội mũi, đeo tất tay, chân và khẩu trang cho con nhằm phòng nguy cơ nhiễm lạnh ở mũi, miệng, phổi…
Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng, chống các bệnh hô hấp. Ngoài đảm bảo đủ thịt, cá, trứng, sữa trong chế độ ăn, cha mẹ cũng cần bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, rau quả và lượng nước cần thiết để tăng sức đề kháng cho bé. Với trẻ dưới 6 tháng t.uổi, chúng ta nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn nếu có thể.
Biện pháp phòng bệnh về đường hô hấp hiệu quả khác là cho trẻ tiêm phòng đầy đủ. Đồng thời, chúng ta nên tránh để bé tiếp xúc với các trẻ khác bị ốm, sốt hoặc ho.
Khi trẻ có dấu hiệu ho, khò khè, sốt cao, thuốc hạ sốt không đáp ứng, thở nhanh, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú hay nôn, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ khám, tư vấn và điều trị kịp thời.