Chữa đau khớp theo kiểu ‘mách nước’, nguy cơ tàn phế

Mùa đông, nhiều người bị đau nhức xương khớp. Thay vì đến viện, họ lại tự ý dùng thuốc giảm đau và chữa theo cách truyền miệng có thể dẫn đến hệ quả khôn lường…

chua dau khop theo kieu mach nuoc nguy co tan phe d27 5500778

Đừng tự ý uống thuốc giảm đau và chữa bệnh theo kiểu “rỉ tai” nếu có biểu hiện đau nhức khớp

Bệnh trở nặng vào mùa đông

Bệnh xương khớp phổ biến trong cộng đồng khi thời tiết thay đổi cũng là lúc những người có bệnh lý về khớp phải chịu đựng những cơn đau nhức, ê buốt khó khăn trong di chuyển vận động và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Thời tiết chuyển mùa từ thu sang đông từ đông sang xuân, nhiệt độ xuống thấp kèm sự ẩm ướt trong không khí khiến những người bị các bệnh về khớp thường cảm nhận rõ hơn khi bị cảm giác e buốt, tê cứng khó vận động tại khớp…điều này khiến bệnh nhân khổ sở trong sinh hoạt và lao động làm giảm chất lượng cuộc sống.

Trao đổi với phóng viên, PGS. TS Nguyễn Văn Hùng, Trưởng khoa cơ xương khớp, BV Bạch Mai cho rằng, có một số cơ chế mà người ta đưa ra giải thích cho các triệu chứng đau của bệnh nhân thường xuất hiện và mạnh lên khi trời trở lạnh.

Đầu tiên phải kể đến nguyên nhân mùa đông gia tăng các bệnh lý cơ xương khớp là do các tổn thương cấu trúc đặc biệt xương khớp ở màng dịch làm cho bề dày của khớp cũng như cấu trúc của màng bào dịch thay đổi. Khi nhiệt độ lạnh làm cho sự co giãn của các tổ chức như khớp, gân cơ, dây chằng thay đổi.

Một lý do khác, khi trời lạnh thì các dịch khớp có xu hướng quánh lại do đó tác dụng bôi trơn và làm hồi dịch khớp cũng giảm đi.

Ngoài ra, lý do nữa có vẻ rõ ràng hơn được PGS. TS Nguyễn Văn Hùng chỉ ra là do thay đổi áp suất trong không khí khi thời tiết thay đổi. Điều này làm cho các áp lực kìm nén lên các tổ chức trong cơ thể, đặc biệt các khớp bị viêm làm cho việc giãn nở của tổ chức này thay đổi.

Hiện, bên cạnh phương pháp dùng thuốc, bệnh nhân còn được điều trị kết hợp các phương pháp không dùng thuốc như chiếu đèn hồng ngoại, mát xa, hỗ trợ tư thế, tập vận động đi lại … cho kết quả khả quan.

Tuy nhiên các bác sĩ cũng cảnh báo đối với tất cả mọi người cần cẩn trọng với triệu chứng sưng, đau khớp bởi đằng sau các triệu chứng đó nhiều khả năng chính là những bệnh lý về khớp – nguyên nhân chủ yếu gây đau.

Việc giảm triệu chứng đau không giải quyết nguyên nhân tận gốc gây đau và những cơn đau sẽ quay lại bất cứ lúc nào, thậm chí tiến triển nặng hơn nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

PGS. Văn Hùng nhấn mạnh, chúng ta nên xác định nguyên nhân đằng sau các triệu chứng đau đó là gì, bệnh lý của người bệnh là gì và chúng ta phải điều trị triệu chứng theo nguyên nhân, chúng ta giải quyết triệu chứng đau mới chỉ giải quyết phần ngọn, phần gốc không giải quyết được. Do đó, mà các triệu chứng đau không bao giờ hết hoặc là nó sẽ xuất hiện trở lại.

“Cần phải có chẩn đoán chính xác và muốn như vậy thì người bệnh nên đến gặp các thầy thuốc chuyên khoa để được khám kỹ hơn về mặt lâm sàng cũng như làm các xét nghiệm. Từ đó có các chẩn đoán chắc chắn và có biện pháp điều trị phù hợp cho từng loại bệnh”, PGS. TS Văn Hùng nhấn mạnh.

Có thể dính khớp, biến dạng khớp, tàn phế nếu điều trị không đúng phác đồ

Trên thực tế, có nhiều bệnh nhân khi xuất hiện triệu chứng đau thì tìm đến các phương pháp được “mách nước’, “rỉ tai” thay vì tìm đến bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám và điều trị. Hệ quả là, bệnh không những không thuyên giảm mà còn nặng lên, khó chữa hơn rất nhiều.

Tại khoa Cơ xương khớp, BV Bạch Mai đã ghi nhận nhiều trường hợp như thế. Điển hình là nữ bệnh nhân sưng đau nhiều khớp, các khớp nhỏ và đối xứng cả hai bên. Bệnh nhân M. này bị bệnh cách đây 2 năm. Khi bị bệnh, bà M. đi khám và đi chữa bệnh ở nhiều nơi. Có nơi chẩn đoán viêm khớp dạng thấp nhưng có nơi lại chẩn đoán thoái hoá khớp. Tuy nhiên bệnh nhân không được điều trị bài bản theo đúng phác đồ.

TS. BS Trần Thị Tô Châu, Phó trưởng khoa Cơ xương khớp, BV Bạch Mai cho biết, lần này bệnh nhân đến khoa trong tình trạng sưng đau nhiều ở các khớp, có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng đồng thời bệnh nhân đau nhiều về nửa đêm và về sáng.

Do không được chữa bệnh một cách bài bản, lại thường theo phương thức “rỉ tai”, nên theo TS. BS Trần Thị Tô Châu “bệnh nhân chưa được điều trị thuốc cơ bản”.

“Do đó, với những trường hợp như bệnh nhân này, sẽ phải điều trị lâu dài, kiên trì theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc”, TS. BS Tô Châu nhấn mạnh.

Trong khi đó, cũng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng bệnh nhân nam (55 t.uổi, ở Hoà Bình) thì ngay khi có triệu chứng đau nhức xương khớp đã nhanh chóng đi khám và điều trị. Sức khoẻ của bệnh nhân nhanh chóng được phục hồi tốt. đến giờ đã không còn những cơn đau khớp h.ành h.ạ nữa.

Ông H. cho biết đau mạnh nhất ở các khuỷu tay, khuỷu chân sưng tấy và không thể đi được, không giơ được tay. Thời điểm đau thường gần sáng. Rất may, sau khi đến viện tình trạng này đã không còn.

TS. BS Trần Thị Tô Châu nhấn mạnh, trường hợp bệnh nhân H., nếu không được điều trị theo đúng phác đồ thì có thể diễn biến dính khớp, biến dạng khớp gây nên tàn phế.

Chính vì thế, với những trường hợp như bệnh nhân này thì cần được chẩn đoán sớm.

Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo, để bảo đảm cho xương khớp khoẻ mạnh khi thời tiết chuyển mùa cũng như hạn chế những cơn đau đối với người có bệnh lý về xương khớp cần thực hiện một số biện pháp phòng tránh sau: giữ ấm cơ thể nhất là các khớp dễ bị thoái hoá như khớp gối, cổ chân, bàn tay, cổ tay.

Người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau và điều trị theo kinh nghiệm dân gian truyền miệng.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh xa một số thực phẩm tác động tới bệnh xương khớp vì những thực phẩm này sẽ sinh ra các chất làm tăng gánh nặng cho khớp gồm các chất kích thích, thịt đỏ, đồ đông lạnh, phủ tạng động vật, đồ ăn nhanh, đồ ăn có tính nóng, quá chua hay quá mặn.

Bên cạnh đó nhiều người khi mắc các bệnh xương khớp cũng thường sợ đau khiến cho các khớp càng trở nên tê cứng, tuy nhiên bản chất khi bị khớp người bệnh càng nên vận động thường xuyên nhưng nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông một mặt làm các sụn có điều kiện hấp thu dưỡng chất và tăng tiết dịch, bôi trơn các khớp.

Đáng lưu ý, các chuyên gia cũng nhấn mạnh, để phòng ngừa các bệnh xương khớp cần từ bỏ thói quen ngồi quá lâu tại một vị trí, tăng cường vận động với cường độ hợp lý vừa giúp tinh thần thoải mái vừa giúp ngăn ngừa thoái hoá khớp cổ, vai, cột sống…

Viêm khớp vảy nến và những điều cần biết

Viêm khớp vảy nến là bệnh lý viêm khớp mạn tính ở các khớp ngoại biên hoặc cột sống, có liên quan đến bệnh vảy nến. Đây là một bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch tạo ra các đáp ứng viêm dẫn đến các triệu chứng như sưng, đau, cứng khớp và mệt mỏi.

Bệnh chậm điều trị có thể gây biến chứng nặng

Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, tỉ lệ hiện mắc của viêm khớp vảy nến chưa có thống kê chính xác, nhưng ước chừng khoảng 0,3 – 1% dân số và tần suất mắc mới của bệnh từ 3,4 – 8 trường hợp trên 100.000 người.

Trong số những người bị vảy nến có khoảng 6 – 42% sẽ tiến triển sang viêm khớp vảy nến. Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ độ t.uổi nào nhưng thường xảy ra ở người từ 30 – 50 t.uổi. Hầu hết người bệnh viêm khớp vảy nến thường khởi phát khoảng 10 – 12 năm sau khi có tổn thương da. Tuy nhiên, viêm khớp vảy nến cũng có thể khởi phát trước hoặc cùng lúc với vảy nến da.

viem khop vay nen va nhung dieu can biet cce 5240776
Ảnh minh họa.

ThS BS. Phạm Huỳnh Tường Vy – Khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn tiến nặng dẫn đến tổn hại chức năng của các khớp, biến dạng khớp, tàn phế, làm giảm chức năng hoạt động hằng ngày và ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, bệnh có thể làm nặng hơn các bệnh lý kèm theo của người bệnh (nếu có) như tăng huyết áp, đái tháo đường, thiếu m.áu cơ tim, béo phì, viêm ruột… dẫn đến nhiều biến chứng làm tăng tỷ lệ t.ử v.ong. Đồng thời, tiến triển của bệnh còn tác động lên tâm lý của người bệnh gây lo âu, trầm cảm, thậm chí t.ự t.ử.

Hiện chưa xác định nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp vảy nến. Một số nghiên cứu cho rằng có thể do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền, môi trường và yếu tố miễn dịch. Ngoài ra, bệnh có tính chất gia đình và có mối liên hệ với kháng nguyên HLA-B27 (thể cột sống) và các HLA-DR (thể nhiều khớp).

Các tác nhân nhiễm khuẩn và chấn thương cũng có thể là yếu tố khởi phát bệnh. Viêm khớp vảy nến có thể tiến triển chậm với các triệu chứng nhẹ hoặc có thể tiến triển nhanh và nặng tuỳ theo từng trường hợp.Người bệnh viêm khớp vảy nến thường gặp những triệu chứng như mệt mỏi, sưng, đau các gân, sưng ngón tay, ngón chân và đôi khi có hình ảnh như khúc dồi; cứng khớp, sưng, đau một hoặc nhiều khớp, giới hạn vận động khớp, cứng khớp buổi sáng; móng tay chân bị lõm, rỗ; tiêu chảy (viêm ruột), đỏ và đau mắt (viêm màng bồ đào).

Các triệu chứng này có thể giống với các bệnh khớp khác như viêm khớp dạng thấp, gút (gout), các thể viêm khớp cột sống… nên rất dễ nhầm lẫn.

Do đó, việc chẩn đoán viêm khớp vảy nến chủ yếu dựa vào đ.ánh giá của bác sĩ chuyên khoa và loại trừ các nguyên nhân khác. Cần khai thác các thông tin liên quan đến t.iền căn bệnh lý, đặc biệt là vảy nến; thăm khám lâm sàng đ.ánh giá viêm khớp, tổn thương móng và thực hiện một số cận lâm sàng như tổng phân tích tế bào m.áu, CRP, m.áu lắng, X- quang khớp, MRI khớp để chẩn đoán.

Những khuyến cáo

Theo ThS BS. Phạm Huỳnh Tường Vy, viêm khớp vảy nến cần điều trị song song tổn thương da và khớp. Bên cạnh đó, cần kết hợp các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc như giáo dục người bệnh, vật lý trị liệu phục hồi vận động hoặc ngoại khoa để chỉnh sửa, thay khớp ở giai đoạn muộn. Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh thường được chỉ định sử dụng thuốc gồm NSAID hoặc DMARD cổ điển, nhóm thuốc này giúp giảm triệu chứng và điều trị các tổn thương da và khớp. Nếu người bệnh không đáp ứng với các thuốc nêu trên, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc sinh học, đây là phương pháp hiện đại và hiệu quả trong việc điều trị viêm khớp vảy nến giai đoạn nặng.

ThS BS. Phạm Huỳnh Tường Vy khuyến cáo, để đạt hiệu quả trong điều trị bệnh viêm khớp vảy nến, người bệnh cần tuân thủ điều trị, thường xuyên tái khám để bác sĩ theo dõi, đ.ánh giá diễn tiến và điều chỉnh thuốc phù hợp trong từng giai đoạn bệnh. Người bệnh không nên bỏ điều trị và tự ý điều trị các thuốc mà không được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo.

Bên cạnh điều trị dùng thuốc và tuân thủ điều trị, người bệnh nên duy trì chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý.Người bệnh viêm khớp vảy nến nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi. Các thực phẩm này có thể làm giảm viêm, giúp người bệnh duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân làm tăng áp lực lên khớp. Nên giảm đường và chất béo, vì các chất này làm tăng quá trình viêm, thay vào đó nên thực hiện chế độ ăn có chất béo lành mạnh như cá, hạt…

Về chế độ sinh hoạt, người bệnh nên tập thể dục đều đặn, vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp các khớp được linh hoạt hơn và tăng sức cơ. Nên bỏ thói quen hút t.huốc l.á, hạn chế rượu bia và tác nhân gây áp lực, căng thẳng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *