Sau khi tiến hành điều trị tủy răng và bọc răng sứ, tình trạng đau nhức do sâu răng của cô Doanh đã cải thiện.
Trong chương trình “Doctor is hot”, bác sĩ Triệu Quốc Tường, khoa nha, công tác tại Essential Dental Clinic, chia sẻ về trường hợp cô Doanh (25 t.uổi) có thói quen tai hại là ít uống nước và thay bằng nước ngọt giải khát, không kiểm tra răng miệng định kỳ, đợi đến khi răng đau nhức thì cô Doanh mới đến phòng khám.
Ảnh minh họa
Sau khi kiểm tra khoang miệng, bác sĩ kinh ngạc khi thấy cô Doanh có tất cả 10 chiếc răng hàm bị sâu vào tủy, bề mặt răng đều bị sâu đen. Tìm hiểu thì được biết ngoài thói quen uống nước như trên, cô Doanh có sử dụng t.huốc n.gủ và thuốc chống trầm cảm làm giảm tiết nước bọt. Những người như cô Doanh được xếp vào nhóm dễ bị sâu răng .
Bác sĩ Triệu Quốc Tường cho biết, những bệnh nhân giảm tiết nước bọt có thể cải thiện tình trạng bằng cách uống nước và sử dụng thuốc kích thích thần kinh giao cảm làm tăng lượng tiết nước bọt, cũng có một số người kích thích tiết nước bọt bằng cách nhai kẹo cao su không đường trong miệng. Trường hợp cô Doanh đã nhận bài học cay đắng vì chậm trễ trong việc khám chữa bệnh, khiến 10 chiếc răng hàm bị sâu vào tủy. Sau khi tiến hành điều trị tủy răng và bọc răng sứ, tình trạng đau nhức của cô Doanh đã cải thiện.
Có nhiều nguyên nhân gây sâu răng
Bác sĩ chỉ ra một số trường hợp dễ bị sâu răng là do gene di truyền. Theo kinh nghiệm lâm sàng, một số bệnh nhân đều đặn đ.ánh răng mỗi ngày, không uống nước ngọt giải khát nhưng vẫn bị sâu răng. Khi bác sĩ hỏi thăm về t.iền sử người nhà mắc bệnh thì được biết, một số bệnh nhân có bố mẹ bị sâu răng nên điều này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến họ do có mối liên hệ về gene. Tác nhân gây bệnh sâu răng phổ biến là vi khuẩn staphylococcus hoặc streptococcus, những người dễ bị vi khuẩn tấn công trong khoang miệng cũng dễ bị sâu răng.
Ngoài ra, một số bệnh nhân bẩm sinh tiết ra ít nước bọt, cộng thêm thói quen ăn uống thất thường, có vấn đề về trào ngược dạ dày, khi axit dạ dày trào ngược lên miệng sẽ gây sâu răng. Những người thích uống nước ngọt và ít uống nước cũng dễ bị sâu răng. Bên cạnh đó, phương pháp vệ sinh khoang miệng kém khiến các mảng bám không được làm sạch cũng là yếu tố gây sâu răng, do đó bạn nên chọn bàn chải đ.ánh răng đầu nhỏ để có thể len lỏi vào sâu trong khoang miệng và loại bỏ vi khuẩn.
Ảnh minh họa
Quan trọng nhất vẫn là tăng tiết nước bọt, trong nước bọt có khoáng chất giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng. Sâu răng hình thành là do độ pH trong khoang miệng giảm, nếu độ pH giảm dưới 5.5, men răng sẽ bị “khử khoáng” tạo thành các hốc men, khiến vi khuẩn và mảng bám dính vào răng. Lúc này, tiết nước bọt rất quan trọng để các khoáng chất bám vào răng có tác dụng “tái khoáng” men răng, nếu thời gian này trì hoãn sẽ xuất hiện tình trạng sâu răng.
Nhận biết một răng hàm bị sâu vào tủy như thế nào?
N.hiễm t.rùng xảy ra khi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập mô sống. Tủy trong răng cũng là mô sống và do đó có thể bị n.hiễm t.rùng. Tình trạng này được gọi là viêm tủy.
Dấu hiệu điển hình của răng hàm bị sâu vào tủy là đau, đặc biệt xuất hiện và tăng lên trong khi nhai và nhạy cảm với thức ăn và đồ uống nóng hoặc lạnh trong giai đoạn đầu, sau đó triệu chứng đau ngày càng tăng, các cơn đau xuất hiện tự nhiên, thời gian kéo dài hơn hoặc thậm chí có thể đau nhức thành cơn dữ dội trong viêm cấp. Bề mặt răng bị sâu đen, có thể thấy vết đen ở rãnh trên mặt nhai hoặc bề mặt bất kỳ của răng.
Một số bệnh nhân cũng có thể gặp các triệu chứng như sốt, sưng đau ở nướu, lan ra các vùng ở mặt và xuất hiện các hạch bạch huyết mềm dưới hàm.
B.é t.rai không ăn đồ ngọt mà 3 t.uổi cả hàm răng đã đen sì, bác sĩ chỉ đích danh thủ phạm từ thói quen trước giờ đi ngủ
Cậu bé không ăn nhiều bánh kẹo, đồ ăn vặt cũng không, càng không bao giờ uống nước ngọt, vậy nguyên nhân sâu răng cả hàm như thế là do đâu?
Trong quá trình chăm sóc con, có những sai lầm từ bố mẹ, ông bà đã ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà không ai nhận ra sớm.
Bà Giao năm nay 60 t.uổi nhưng vẫn khỏe mạnh. Con trai kết hôn muộn, công việc lại bận rộn nên từ nhỏ, bà đã đảm nhận việc chăm cháu cho con trai và con dâu yên tâm làm việc.
Bình thường, bà là người rất cẩn thận và kĩ lưỡng trong việc chăm cháu. Được biết sữa rất quan trọng đối với sự phát triển sức khỏe của trẻ nhỏ, nhất là uống 1 ly sữa vào buổi tối trước khi đi ngủ càng giúp trẻ hấp thu tốt canxi, do đó ngày nào bà cũng nhớ chuẩn bị cho cháu 1 ly sữa trước giờ đi ngủ.
Một lần, bà Giao phát hiện cháu trai răng bị đen và dần dần cả hàm răng đều sâu hết, đen sì trông rất đáng sợ. Bố mẹ cậu bé cũng hết sức lo lắng khi nhìn hàm răng sâu nặng cảu con trai, không biết nguyên nhân vì đâu bởi cậu bé không hề ăn nhiều đồ ngọt, uống nước ngọt hay bánh kẹo, đồ ăn vặt…
Bố mẹ cậu bé cũng hết sức lo lắng khi nhìn hàm răng sâu nặng cảu con trai.
Khi tình trạng sâu răng của cháu trai ngày càng trầm trọng, bà Giao đã đưa cháu đi nha sĩ kiểm tra. Nha sĩ bắt đầu hỏi về các thói quen và chế độ ăn uống của bé ở nhà. Sau khi nghe bà Giao kể tỉ mỉ, bác sĩ kết luận thủ phạm chính là ly sữa mỗi ngày trước giờ đi ngủ. Đó chính là ổ vi khuẩn gây sâu răng!
Không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ khi mới mọc răng sữa thì cha mẹ cũng nên hình thành thói quen đ.ánh răng trước giờ đi ngủ, súc miệng sau bữa ăn… để bảo vệ răng miệng cho trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng sau:
1. Chăm sóc răng miệng từ sớm
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng khi con còn nhỏ thì không cần vệ sinh và bảo vệ răng, quan niệm này là sai lầm, vì răng sữa của trẻ cũng cần được làm sạch và bảo vệ ngay từ nhỏ. Làm sạch răng còn giúp vệ sinh trong khoang miệng, nó là t.iền đề cho hàm răng vĩnh viễn khỏe mạnh sau này của trẻ.
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bố mẹ cần nhớ tập cho con súc miệng, đ.ánh răng bằng các loại bàn chải phù hợp với lứa t.uổi.
2. Xây dựng thói quen đ.ánh răng buổi tối
Đ.ánh răng là cách trực tiếp và hiệu quả nhất để bảo vệ răng miệng, vì vậy cha mẹ nên rèn luyện cho con thói quen đ.ánh răng đúng giờ và đúng thời điểm, tốt nhất là cha mẹ nên cho con vệ sinh răng miệng hàng ngày trước khi đi ngủ.
Khi đ.ánh răng cho con, bố mẹ có thể hướng dẫn cụ thể cho con cách làm sạch răng đúng cách và toàn diện, đồng thời có thể mua cho con một số dụng cụ đ.ánh răng rất dễ thương để kích thích sự sự hứng thú cho bé có hình thành thói quen đ.ánh răng thường xuyên.
3. Kiên nhẫn khi đ.ánh răng cho trẻ
Vệ sinh răng miệng cho bé lúc nhỏ là một công việc tương đối khó khăn, vì trẻ rất hiếu động và không hợp tác.
Vì vậy, cha mẹ vừa phải kiên nhẫn vừa phải dứt khoát, không nên vì thấy con khóc, phản kháng mà bỏ cuộc. Việc này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen đ.ánh răng và bảo vệ răng miệng tốt suốt cuộc đời.
Với trẻ lớn hơn, hãy hướng dẫn tỉ mỉ để trẻ tự biết cách đ.ánh răng hàng ngày vào sáng và tối trước giờ đi ngủ.
4. Chỉnh sửa thói quen đưa mọi thứ vào miệng cắn của trẻ
Không ít trẻ có thói quen đưa tay, đồ vật vào miệng cắn. Trong khi đó, nếu không vệ sinh tay và rửa đồ vật thường xuyên thì trẻ dễ bị nhiễm vi khuẩn. Hành động này cũng góp phần làm hỏng hàm răng của bé.
Ngoài ra, cha mẹ có con thích cắn móng tay cũng cần lưu ý bởi tật xấu này có thể làm biến dạng hàm răng của trẻ, đó là chưa kể móng tay không sạch còn mang theo vi khuẩn vào miệng bé.
Bố mẹ cần nhớ rằng việc chăm sóc răng miệng cho trẻ cần được hình thành và thực hiện thường xuyên ngay từ bé. Suy nghĩ răng sữa không cần chăm sóc kĩ càng là sai lầm, nó sẽ phá hủy hàm răng của bé ngay cả trước khi đến t.uổi thay răng, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và sức khỏe của bé. Một vấn đề nữa là không chỉ vệ sinh răng miệng vào buổi sáng mà trẻ cũng cần đ.ánh răng trước giờ đi ngủ ngay từ khi còn nhỏ.