Một số bậc cha mẹ cảm thấy hình ảnh con ngủ há miệng thật dễ thương và ngọt ngào. Tuy nhiên, điều này có thể tiềm ẩn một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Chúng ta được tạo ra tự nhiên để thở bằng mũi và có một số lý do cho điều đó. Lợi ích của việc thở bằng mũi gồm:
Mũi lọc không khí mà chúng ta đang hít thở, loại bỏ chất độc và các phần tử lạ. Thêm vào đó, không khí được làm ẩm trong đường đi của mũi.
Mũi làm ấm không khí để nhiệt độ của nó trở nên phù hợp với phổi.
Mũi giúp chúng ta ngửi thấy thế giới xung quanh.
Mặc dù thở bằng miệng đôi khi là điều bình thường nhưng phần lớn chúng ta thở bằng mũi.
Có nhiều vấn đề y tế có thể khiến trẻ thở bằng miệng bao gồm nghẹt mũi (do dị ứng, viêm xoang hoặc các vấn đề khác), viêm hoặc các loại vật cản khác nhau, chẳng hạn như polyp. Một số người hình thành thói quen thở bằng miệng từ nhỏ.
Nếu con thường xuyên há miệng khi ngủ thì đây là dấu hiệu đáng lưu ý vì trẻ thở bằng miệng có thể dẫn tới một số vấn đề sức khỏe.
Ảnh minh họa.
Chứng ngưng thở lúc ngủ
Theo các bác sĩ, thở bằng miệng có thể gây ra chứng ngưng thở khi ngủ hoặc làm trầm trọng thêm chứng ngưng thở khi ngủ nếu người bệnh đã mắc phải và đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất đối với sức khỏe của thói quen thở này.
Ảnh minh họa.
Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ xảy ra khi hơi thở của một người đột ngột ngừng lại và sau đó bắt đầu lại. Các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm ngừng thở đột ngột trong khi ngủ, ngáy to, thức dậy với miệng khô, mất ngủ và mệt mỏi vào ban ngày. Bản thân chứng ngưng thở khi ngủ rất nguy hiểm, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như tim, gan và các vấn đề trao đổi chất.
Khô miệng và sâu răng
Khi chúng ta thở bằng miệng, luồng không khí sẽ làm khô môi và toàn bộ miệng, bao gồm cả nướu. Kết quả có những thay đổi trong vi khuẩn sống tự nhiên trong miệng gây sâu răng và các vấn đề về nướu.
Ảnh minh họa.
Khớp cắn kém và các vấn đề về răng hàm
Thói quen dùng miệng thay vì dùng mũi để thở sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề về răng và hàm. Răng khấp khểnh, khớp cắn xấu, lệch lạc và cười hở lợi chỉ là một số trong số đó.
Ảnh minh họa.
Một khuôn mặt dài và hẹp
Theo các nghiên cứu, thói quen thở bằng miệng và sai vị trí lưỡi khiến phần dưới của khuôn mặt trở nên dài hơn. Những đặc điểm này khá nổi bật ở trẻ sau 5 t.uổi, ngoài việc nửa dưới của khuôn mặt dài ra, thở bằng miệng có thể dẫn đến mặt lồi với cằm nhỏ và trán dốc.
Nếu bạn nhận thấy trẻ thở bằng miệng hoặc bất kỳ vấn đề hô hấp nào khác, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Chỉ những bác sĩ có chuyên môn mới có thể chẩn đoán cho con bạn và đưa ra những hướng dẫn y tế cần thiết.
Lạm dụng thuốc xịt họng khi ho do thay đổi thời tiết gây nguy hiểm như thế nào cho sức khỏe?
Hầu hết mọi người đều cho rằng thuốc xịt họng là thuốc an toàn, có thể sử dụng bất cứ lúc nào ngay khi xuất hiện triệu chứng ho. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc xịt họng khi ho do thay đổi thời tiết lại gây nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe.
Mới đây, trường hợp chị Hoa tại Ba Đình, Hà Nội gặp phải có lẽ không ít người đã từng mắc. Vì đau họng và ho nên đã sử dụng thuốc dạng uống và thuốc xịt họng để giảm ho. Tuy nhiên, vì đổi tới 4 lọ xịt ho khác nhau mà tình trạng ho của chị vẫn không được cải thiện. Kèm theo đó còn xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa rát họng, miệng khô và khó ăn uống cũng như bị mất cảm giác.
Đển lúc này, chị mới tới bệnh viện để thăm khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ cho biết chị Hoa bị kích thích tại chỗ vùng hầu họng và bị viêm phế quản nhẹ.
1. Chủ quan của người bệnh khi sử dụng thuốc xịt họng
Theo đó, PGS.TS Phạm Thị Bích Đào thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, trong thời điểm giao mùa và mùa đông đến khiến nhiều người dễ mắc phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng hoặc viêm thanh quản, phế quản và viêm amidan,…
Dù vậy, đa số mọi người đều chủ quan không đi thăm khám mà tự ý mua các loại thuốc dạng xịt vì sử dụng tiện lợi. Điều này khiến không ít người lạm dụng thuốc xịt họng khi ho do thay đổi thời tiết và sử dụng thuốc xịt họng sai cách gây hại cho sức khỏe.
Khi bị đau họng do thay đổi thời tiết, đa số mọi người đều chủ quan không đi thăm khám mà tự ý mua các loại thuốc dạng xịt vì tính tiện lợi của chúng – Ảnh Internet
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc xịt họng khác nhau. Vì vậy, muốn sử dụng đúng loại thuốc xịt họng cần phải dựa vào kết quả xét nghiệm và chẩn đoán lâm sàng. Sau đó, bác sĩ quyết định cho người bệnh sử dụng loại thuốc xịt họng và liều lượng cũng như thời gian như thế nào là thích hợp nhất.
Trong quá trình khám và điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, TS. Bích Đào cũng cho biết thêm. Những người đến khám tại chuyên khoa Tai Mũi Họng đều cho biết rằng họ có thói quen thường xuyên sử dụng thuốc xịt họng vì đây là những loại thuốc tiện lợi, có thể sử dụng bất cứ khi nào và đạt hiệu quả nhanh.
Do đó, không ít người ngay khi xuất hiện các triệu chứng đau họng, ho do thay đổi thời tiết lập tức sử dụng thuốc xịt họng liên tục, nhiều lần. Đây cũng là thói quen khiến mọi người lạm dụng thuốc xịt họng khi thay đổi thời tiết. Việc lạm dụng này khiến hiệu quả của thuốc xịt họng giảm đi, thậm chí còn khiến người bệnh khó chịu hơn khi các triệu chứng của bệnh tăng nặng.
Chủ quan khi sử dụng thuốc xịt họng có thể khiến tình trạng bệnh không cải thiện mà còn làm nặng thêm các triệu chứng như gây cảm giác ngứa rát họng, miệng khô và ăn uống khó khăn, mất cảm giác.
Chủ quan khi sử dụng thuốc xịt họng có thể khiến tình trạng bệnh không cải thiện mà còn làm nặng thêm các triệu chứng – Ảnh Internet
2. Các loại thuốc xịt họng trên thị trường
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc xịt họng được bày bán. Đối với mỗi loại thuốc xịt họng sẽ có các công dụng khác nhau. Vì vậy, thuốc xịt họng cần được sử dụng đúng cách, trước khi quyết định sử dụng loại thuốc xịt họng nào cho người bệnh và liều lượng bao nhiêu phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm và chẩn đoán của bác sĩ.
Một số loại thuốc xịt họng trên thị trường hiện có như:
– Thuốc chứa corticoid, một số loại thuốc như: betamethasol, fluticasol (seretide, flixotide)… Loại thuốc xịt này có tính chất dự phòng đối với các cơn co thắt phế quản nhưng do dạng bào chế đặc biệt cũng như hàm lượng thuốc thấp nên việc sử dụng lâu dài có thể không gây ra ảnh hưởng cũng như tác dụng toàn thân.
Mỗi loại thuốc xịt họng sẽ có các công dụng khác nhau – Ảnh Internet
– Thuốc chứa kháng sinh đa peptid được sử dụng như benzakonium, fulsagin, hexaspray, neomycin… Đây là loại thuốc xịt được sử dụng trong các trường hợp bị viêm nhiễm vùng hầu họng do vi khuẩn như viêm họng, viêm amidan và viêm thanh quản, viêm VA gây ra.
– Sử dụng thuốc xịt có chứa các hoạt chất giãn phế quản như salbutamol, terbutalin, bambec, berodual… Nhóm thuốc xịt này được sử dụng với mục đích cắt cơn co thắt phế quản cũng như việc vận chuyển chất nhầy được dễ dàng cho người bệnh hen phế quản cấp hoặc mạn tính.
3. Khi nào nên sử dụng thuốc xịt họng?
Bởi vì mỗi loại thuốc xịt họng sẽ có những tác dụng khác nhau. Theo TS. Bích Đào cho biết có nhiều loại thuốc xịt nhưng thường là kháng sinh hoặc kháng viêm và được sử dụng tại chỗ với các hoạt chất như fusafungine, -glycyrrhetinic, tyrothricin, hydrocortisone acetate, lidocaine.
Không chỉ vậy, thuốc còn có tác động trên một số vi khuẩn nên cũng có tác dụng làm giảm tình trạng hôi miệng. Không chỉ vậy, thuốc xịt họng còn có tác dụng hỗ trợ điều trị tại chỗ với tính kháng khuẩn trong các nhiễm khuẩn ở đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản hoặc viêm khí quản.
Khi sử dụng thuốc xịt họng, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân – Ảnh Internet
Thuốc xịt họng có thể đem lại nhiều tác dụng, tuy nhiên trước khi quyết định sử dụng thuốc xịt họng như thế nào, người bệnh cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ vì liều lượng sử dụng thuốc xịt họng của mỗi người hoàn toàn khác nhau.
Tuy nhiên, thuốc xịt họng thường không được điều trị quá 10 ngày. Sau 10 ngày tình trạng đau họng hoặc ho vẫn chưa giảm thì người bệnh cần xem xét lại quá trình điều trị hoặc thay thế bằng biện pháp điều trị khác.
Trước khi sử dụng thuốc xịt họng, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân. Ngoài ra, nếu lạm dụng thuốc xịt họng khi ho do thay đổi thời tiết cũng có thể gây mất cân bằng hệ tạp khuẩn bình thường với nguy cơ khuếch tán vi khuẩn. Không chỉ vậy, thuốc xịt họng còn có thể gây phản ứng tại chỗ tạm thời kiểu kích thích vùng miệng – hầu họng, lúc này người bệnh cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Lưu ý:
– Thuốc xịt họng không được sử dụng cho trường hợp dị ứng thuốc và trẻ sơ sinh dưới 30 tháng t.uổi vì có thể gây nguy cơ co thắt thanh quản.
– Phụ nữ có thai và cho con bú nên cân nhắc trước khi sử dụng thuốc xịt họng hoặc tìm hiểu kỹ để sử dụng thuốc xịt họng đúng cách, hiệu quả.