Đồng Nai ghi nhận 229 trường hợp mắc sốt xuất huyết trong vòng 1 tuần

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai được biết, trong tuần thứ 3 của tháng 9/2020, toàn tỉnh ghi nhận 229 trường hợp mắc sốt xuất huyết.

dong nai ghi nhan 229 truong hop mac sot xuat huyet trong vong 1 tuan db1 5252979

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Đồng Nai có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Ảnh minh họa

BS.CKII Bạch Thái Bình – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho VTV News biết, sốt xuất huyết có chiều hướng tăng và theo đ.ánh giá đỉnh dịch có thể tập trung vào tháng 10 sắp tới, do đó công tác phòng, chống dịch luôn được chú trọng triển khai thường xuyên và nhiều giải pháp.

Cụ thể, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai được biết, riêng trong tuần thứ 3 tháng 9/2020, toàn tỉnh ghi nhận 229 trường hợp nhập viện, tăng 148 ca so với tuần trước. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận 3.537 trường hợp. Trong đó, thành phố Biên Hòa vẫn là địa phương dẫn đầu số ca mắc với 934 ca, huyện Cẩm Mỹ 529 ca, Nhơn Trạch 326 ca, thành phố Long Khánh 336 ca…

Trao đổi với PV, ThS.BS Phạm Thị Kiều Trang, Phó Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho hay, nguyên nhân dẫn đến trẻ bị sốt xuất huyết đến khám và nhập viện tăng do vào mùa dịch, mưa nhiều thuận lợi cho muỗi sinh sản phát triển.

Trước tình hình trên, bác sĩ Trang khuyến cáo, khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết như sốt cao đột ngột, chán ăn, quấy khóc, nôn trớ, da xung huyết… các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Ngoài bệnh sốt xuất huyết, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, số ca mắc các bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng sở, thủy đậu…cũng gia tăng trong thời gian gần đây. Đối với các bệnh này, cần truyền thông đến người dân, các trường học, nhóm trẻ cách rửa tay bằng xà phòng đúng cách. Đồng thời, vệ sinh sạch sẽ nhà ở, đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để đưa trẻ đi khám, điều trị, kịp thời xử lý ổ dịch, tránh để dịch lây lan.

Vì sao sốt xuất huyết có thể tăng nhanh trong thời gian tới

Trong thời gian tới, sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng gia tăng do khu vực phía Nam bước vào mùa mưa bão, còn phía Bắc là mùa thu, thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển.

vi sao sot xuat huyet co the tang nhanh trong thoi gian toi b5f 5252602

Phun hóa chất phòng SXH (ảnh: Kiều Linh)

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước đã có 70.585 người mắc sốt xuất huyết (SXH). Số ca mắc tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam, trong đó TP.HCM có 13.322 ca; còn tại Hà Nội là 1.993 ca mắc. So với cùng kỳ năm 2019, số ca mắc SXH trong cả nước gần 9 tháng qua giảm hơn 64%.

Tuy nhiên, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện SXH đang có xu hướng tăng. Bởi khu vực miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên đang trong mùa mưa bão, còn khu vực miền Bắc bước vào mùa thu và đây là điều kiện thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh sinh sản và phát triển mạnh. Trong 3 tuần gần đây, số ca mắc đang có xu hướng tăng cao gần với ngưỡng cảnh báo dịch, tập trung chủ yếu ở một số tỉnh miền Trung, miền Nam.

Theo Cục Y tế dự phòng, nguyên nhân số ca SXH vẫn còn cao là do ý thức phòng chống dịch trong cộng đồng còn hạn chế. Các chiến dịch diệt loăng quăng còn mang tính hình thức và không được duy trì lâu dài, bền vững. Chế tài xử phạt chưa được áp dụng tại các địa phương. Trong khi đó, tốc độ đô thị hóa nhanh, di biến động dân cư làm gia tăng nguy cơ lan rộng và khó quản lý, kiểm soát nguồn truyền bệnh.

Cục Y tế dự phòng cho biết, hiện nay bệnh SXH chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Vì thế, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Các gia đình thực hiện biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Hàng tuần, loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá.

Ngoài ra, người dân cần thực hiện ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt, người dân đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *