Chỉ cần chúng ta biết được rằng các cơ quan sợ điều gì nhất, thì sẽ có cách để phòng ngừa và bảo vệ chúng khỏi những nguy cơ gây bệnh đang từng ngày tấn công.
Tạo hóa ban cho cơ thể con người một hệ thống các cơ quan có khả năng tự điều chỉnh, để thích nghi và chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Trong đó, gan và thận là 2 cơ quan tối quan trọng của cơ thể, là nguồn gốc của mọi hoạt động sống. Trong khi thận là cơ quan giải độc lớn nhất, thì gan lại nắm giữ vai trò lọc m.áu, sản xuất mật, hỗ trợ quá trình đông m.áu… Chỉ khi gan và thận khỏe mạnh thì mới đảm bảo rằng các cơ quan khác có thể hoạt động trơn tru.
Thực tế, gan và thận có biết bao “kẻ thù” luôn cản trở sự phát triển và sinh trưởng của chúng. Chỉ cần chúng ta biết được rằng các cơ quan sợ điều gì nhất, thì sẽ có cách để phòng ngừa và bảo vệ cơ thể khỏi những nguy cơ gây bệnh đang từng ngày tấn công.
Dưới đây là những món ăn được giới chuyên gia đ.ánh giá là có thể khiến gan thận tổn thương nhanh nhất mà bạn nên biết.
3 loại thực phẩm thận sợ nhất
1. Đồ ăn chứa nhiều muối
Thói quen ăn mặn khiến cơ thể phải bổ sung đột ngột một lượng lớn nước khiến cho tuần hoàn m.áu đến cầu thận tăng, buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc m.áu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của chúng. Đối với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận và suy gan, ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.
Ngoài ra, khi chúng ta lạm dụng đồ ăn nhiều muối, cơ thể sẽ tìm cách tăng đào thải natri qua nước tiểu, dẫn tới mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác. Từ đó có thể gây loãng xương, sỏi thận và các rối loạn khác…
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện nay tại Việt Nam, lượng natri ăn vào trong chế độ ăn của người trưởng thành trung bình là 3,7g/ngày gần gấp đôi mức ăn vào khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 2g natri/ngày.
2. Ăn quá nhiều thịt, ít rau xanh
Theo các chuyên gia, nhóm người ăn nhiều thịt, ít sử dụng rau xanh sẽ có nguy cơ suy thận cao gấp 3 lần người không ăn, nguyên nhân bởi bì protein động vật có thể rất khó chuyển hóa, khiến việc loại bỏ các chất thải trở thành gánh nặng cho thận.
Hơn nữa, thịt có lượng purin cao, nếu ăn nhiều sẽ gây kích thích sản xuất axit uric ở thận và cuối cùng gây sỏi thận. Thay vào đó, chúng ta có thể ăn nhiều rau xanh và các loại hạt hơn.
Người ăn nhiều thịt, ít sử dụng rau xanh sẽ có nguy cơ suy thận cao gấp 3 lần người không ăn.
3. Nước ngọt
Một nghiên cứu được thực hiện bởi ccs nhà khoa học Đại học Y khoa Osaka (Nhật Bản) cho thấy: Việc thường xuyên uống 2 lon nước ngọt mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ suy thận. Lý do là bởi nước ngọt khi được thu nạp vào cơ thể sẽ khiến cho lượng muối trong m.áu tăng lên, protein ở nước tiểu cũng tăng theo, từ đó dẫn đến suy thận.
3 loại thực phẩm gan sợ nhất
1. Đồ chế biến sẵn
Các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói… đều chứa nhiều muối và chất béo bão hoà, không tốt cho gan. Theo các bác sĩ công tác tại bệnh viện đa khoa Manipal Hospitals, khi chúng ta ăn nhiều các thực phẩm chế biến sẵn thì phải nhờ đến gan để giải độc, từ đó sẽ tạo gánh nặng cho gan và gây suy giảm chứ năng gan.
Ăn nhiều các thực phẩm chế biến sẵn sẽ tạo gánh nặng cho gan và gây suy giảm chứ năng gan.
2. Đồ ăn bị mốc
Thực phẩm bị mốc có nguy cơ cao chứa độc tố aflatoxin, đây là chất gây ung thư loại 1 được WHO cảnh báo, chúng có thể gây ung thư cực mạnh cho gan vì thế đây là loại thực phẩm khiến gan sợ nhất.
3. Đồ ăn ngọt
Theo chuyên gia trên trang Aboluowang, những món ăn ngọt sẽ làm tăng khối lượng công việc trao đổi chất của gan, gây tích trữ quá nhiều chất béo chuyển hóa từ đường trong gan, từ đó gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
Những sai lầm người bệnh đái tháo đường hay mắc phải
Đái tháo đường (ĐTĐ) là nguyên nhân thứ 3 gây t.ử v.ong hàng đầu tại Việt Nam, chỉ đứng sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Dù bệnh nghiêm trọng là thế, nhưng có thể dự phòng được nếu có lối sống lành mạnh ngay từ trẻ.
Bệnh ĐTĐ ngày càng trẻ hóa do lối sống không lành mạnh
Trước đây, bệnh ĐTĐ type 2 thường chỉ gặp ở bệnh nhân từ 30 t.uổi trở lên, nay bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, thanh niên từ 20 đến dưới 30. Thậm chí nhiều ca mắc đã được ghi nhận ở trẻ 9-13 t.uổi. Tại Việt Nam, năm 2019 ghi nhận có khoảng 3,8 triệu người mắc ĐTĐ và con số dự báo tăng lên khoảng 6,1 triệu người vào năm 2040. Theo các chuyên gia, bệnh ĐTĐ ngày càng gia tăng và trẻ hóa là do lối sống ít vận động, ăn uống không hợp lý làm gia tăng béo phì, rối loạn chuyển hóa…
Những sai lầm bệnh nhân ĐTĐ hay mắc phải
TS.BS. Phạm Thúy Hường – Phó Giám đốc BV Nội tiết Trung ương cho biết: Đối với bệnh nhân ĐTĐ, trên thực tế có rất nhiều sai lầm xuất phát từ việc không hiểu biết rõ về căn bệnh của mình, hoặc không được tư vấn những kiến thức đầy đủ về chế độ ăn uống, luyện tập và thuốc điều trị.
Rất nhiều bệnh nhân ĐTĐ nghĩ rằng chỉ cần kiêng tất cả các loại đường và tinh bột sẽ mang lại những hiệu quả nhất định trong kiểm soát đường huyết (ĐH). Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn đúng bởi một bữa ăn của người ĐTĐ cần phải có đầy đủ và cân đối các thành phần tinh bột, protein, lipid, vitamin, chất xơ… Bên cạnh đó, luyện tập thể dục thể thao, tăng cường vấn đề thể lực cũng có ảnh hưởng rất tích cực đến hiệu quả điều trị và kiểm soát ĐH của bệnh nhân.
Việc kiêng hoàn toàn tinh bột sẽ không tốt cho người bị đái tháo đường.
Một sai lầm thường gặp của bệnh nhân ĐTĐ đó là dùng đơn thuốc của người khác. Thực tế lâm sàng có rất nhiều người bệnh ĐTĐ đã và đang điều trị bằng đơn thuốc của người quen hoặc do người thân mách bảo. Nhưng để điều trị ĐTĐ, mỗi bệnh nhân sẽ có một mục tiêu điều trị riêng, việc dùng thuốc của mỗi người phải dựa trên nền bệnh lý và những bệnh phối hợp khác như: suy gan, suy thận, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch… Do đó, không thể sử dụng đơn thuốc của người này cho người kia. Tình trạng sử dụng đơn thuốc của người khác đôi khi để lại những tác hại như: tăng hoặc giảm ĐH quá mức, thậm chí suy gan, suy thận…
Nhiều bệnh nhân chỉ đo ĐH vào lúc đói và do tiết kiệm nên 1 tuần chỉ đo ĐH 1-2 lần. Nhưng nếu chỉ theo dõi ĐH vào lúc đói là chưa đủ, theo dõi ĐH sau ăn là việc làm rất quan trọng, bởi ĐH sau ăn quá cao cũng gây ra nhiều biến chứng. Do đó, người bệnh bắt buộc phải theo dõi ĐH cả lúc đói và sau ăn. Không phải chỉ đo ĐH một vài lần/tuần mà cần phải theo dõi nhiều lần trong 1 ngày cho đến khi ĐH ổn định rồi thì sẽ giảm dần số lần thử ĐH trong ngày.
Bệnh nhân ĐTĐ type 2 đa phần là người lớn t.uổi, nên ngoài mắc ĐTĐ, họ thường mắc các bệnh lý khác như tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn chuyển hóa, mỡ m.áu… Nhưng rất nhiều bệnh nhân chỉ lo sợ về bệnh ĐTĐ và chỉ kiểm soát ĐH mà quên đi tình trạng tăng huyết áp và rối loạn lipid m.áu cũng là 2 yếu tố nguy cơ tác động qua lại, ảnh hưởng đến các biến chứng của người bệnh. Do đó, người bệnh kiểm soát ĐH cần phải song song với việc theo dõi mỡ m.áu cũng như huyết áp.
Một số khác lại bỏ thuốc Tây y vì sợ hại và tìm đến thuốc Đông y, thậm chí không rõ nguồn gốc và để lại hậu quả nặng nề. Hơn nữa, do thiếu hiểu biết, nhiều bệnh nhân đã tự chữa các vết loét bàn chân ở nhà gây nhiều biến chứng…
Trước thực trạng trên, TS. Phạm Thúy Hường khuyến cáo: Mỗi người bệnh ĐTĐ cần được một bác sĩ chuyên khoa khám, theo dõi và xây dựng cho riêng mình một mục tiêu điều trị để có thể kiểm soát bệnh tốt và hạn chế biến chứng.