Giúp người dân được sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao tại tuyến dưới

Với vai trò là bệnh viện hạt nhân, thời gian qua, Bệnh viện E thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật cho 15 bệnh viện vệ tinh.

Không chỉ góp phần nâng cao tay nghề cho đội ngũ y sĩ, bác sĩ, mà còn giúp cho người dân có cơ hội tiếp cận các dịch vụ khám, chữa bệnh chất lượng cao ngay tại địa phương.

giup nguoi dan duoc su dung dich vu ky thuat cao tai tuyen duoi 73ae50

Chuyên gia Bệnh viện E hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật nội soi cắt túi mật cho bác sĩ Bệnh viện đa khoa huyện Tam Đường (Lai Châu).

Một phụ nữ (38 t.uổi) bị đau bụng dữ dội với triệu chứng điển hình của bệnh viêm túi mật được người nhà đưa vào Bệnh viện đa khoa huyện Tam Đường (Lai Châu). Qua thăm khám và chụp chiếu, các bác sĩ kết luận nguyên nhân là do viêm túi mật do có sỏi kích thước lớn và chỉ định phẫu thuật. Theo bác sĩ Tao Văn Ngần, Khoa Ngoại sản (Bệnh viện đa khoa huyện Tam Đường) thì trường hợp của người bệnh này đã từng mổ mở do chửa ngoài tử cung bị vỡ trong ổ bụng, nay lại bị viêm túi mật. Nhưng với lần mổ cắt túi mật lần này, người bệnh đã được các bác sĩ áp dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi thay cho mổ mở, nhờ đó thời gian hậu phẫu không phải kéo dài, gây khó khăn cho người bệnh hoặc có thể phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên điều trị… Kỹ thuật phẫu thuật nội soi mà các bác sĩ Bệnh viện đa khoa huyện Tam Đường đang thực hiện do PGS, TS Đỗ Trường Sơn (Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện E) hướng dẫn và chuyển giao.

Anh Đ.X. (31 t.uổi, ở huyện Cẩm Xuyên) là người bệnh đầu tiên được các bác sĩ Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) thực hiện tán sỏi nội soi ngược dòng dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của các bác sĩ Bệnh viện E. T.iền sử bệnh án của người bệnh cho thấy đã mắc sỏi thận từ tháng 10-2011 với những cơn đau quằn quại, đau vùng hố thắt lưng phải… Vào Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Xuyên, các bác sĩ xác định, người bệnh bị sỏi niệu quản một phần ba trên bên phải và có chỉ định tán sỏi. Rất may, đúng vào dịp đoàn công tác của Bệnh viện E vào chuyển giao kỹ thuật tán sỏi nội soi ngược dòng cho các bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Xuyên theo Đề án bệnh viện vệ tinh. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn (Phó Trưởng khoa Thận tiết niệu, Bệnh viện E) cùng bác sĩ Lê Việt Cường, Khoa Ngoại tổng hợp (Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Xuyên), là một trong ba bác sĩ được đào tạo chuyển giao kỹ thuật này ở Bệnh viện E trực tiếp thực hiện ca mổ tán sỏi nội soi niệu quản cho người bệnh.

Theo Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc (Thanh Hóa) Hoàng Văn Minh đ.ánh giá: Nhờ thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện E, Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc đã cử tám bác sĩ và 10 điều dưỡng đi đào tạo theo từng chuyên ngành ngắn hạn từ ba đến sáu tháng; 22 bác sĩ đào tạo theo các chuyên ngành và 45 bác sĩ học chuyên ngành điện tim lâm sàng… Nhờ đó đã góp phần cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế của người dân; tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến trong khám, chữa bệnh; không những làm giảm tình trạng khám, chữa bệnh vượt tuyến mà còn góp phần điều trị hiệu quả ngay ở tuyến huyện.

GS, TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E cho biết: Triển khai Đề án bệnh viện vệ tinh của Bộ Y tế, Bệnh viện E là bệnh viện hạt nhân của 15 bệnh viện vệ tinh tại các tỉnh, thành phố như: Thái Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương. Đáng chú ý, ngoài bệnh viện tuyến tỉnh, thì đã có sự tham gia của bệnh viện đa khoa khu vực huyện Tĩnh Gia, Ngọc Lặc (Thanh Hóa); bệnh viện tuyến huyện là Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (Hà Tĩnh); Tam Đường, Than Uyên (Lai Châu)… với ba chuyên ngành: Tim mạch, chấn thương, hồi sức tích cực – chống độc. Đến nay, Bệnh viện E đã chuyển giao các gói kỹ thuật tới hàng trăm lượt bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên tại các bệnh viện vệ tinh như cấp cứu tim mạch ban đầu, phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ bụng, phẫu thuật tim hở, phẫu thuật và chăm sóc người bệnh u phổi, phẫu thuật nội soi… Hàng trăm cán bộ thuộc các bệnh viện tuyến dưới được tiếp nhận và làm chủ các kỹ thuật chuyển giao. Ngoài ra, Bệnh viện E còn hướng dẫn sử dụng thiết bị y tế, phát triển thêm nhiều nội dung mới trong truyền hình trực tuyến giúp nâng cao trình độ chuyên môn cho y sĩ, bác sĩ tuyến dưới.

Nhằm đạt hiệu quả cao nhất, Bệnh viện E cũng đưa các chuyên gia đầu ngành là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ giỏi về tuyến dưới trực tiếp tham gia giảng dạy, hướng dẫn nâng cao trình độ chuyên môn cho các bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện vệ tinh. Qua đó, giúp nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, giúp người dân tin tưởng vào bệnh viện tuyến dưới, giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, trong đó có Bệnh viện E.

BÀI VÀ ẢNH: XUÂN THANH

Theo Nhân dân

Giảm tải nhờ bệnh viện vệ tinh

Theo thống kê của Bộ Y tế, sau hơn 5 năm thực hiện Đề án bệnh viện vệ tinh, nhiều kỹ thuật cao của tuyến trên đã được chuyển giao xuống tuyến dưới, giúp nâng cao tay nghề, trình độ của y tế cơ sở, giảm tải cho y tế tuyến trên.

giam tai nho benh vien ve tinh d6074c

Nhờ việc chuyển giao kỹ thuật, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa huyện Tam Đường (Lai Châu) có thể phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý phức tạp hơn cho bệnh nhân Ảnh: DN

Người bệnh hưởng lợi

Thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, từ năm 2013 đến nay, ngành đã xây dựng được 23 bệnh viện hạt nhân và 138 bệnh viện vệ tinh; các bệnh viện hạt nhân đã chuyển giao gần 2.000 kỹ thuật cao cho các bệnh viện vệ tinh; khoảng 85% số bệnh viện vệ tinh có xu hướng giảm chuyển tuyến. Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, những kết quả của Đề án bệnh viện vệ tinh đã từng bước giảm tình trạng quá tải của các bệnh viện, đặc biệt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Theo tìm hiểu phóng viên được biết hiện tại Bệnh viện E có 14 bệnh viện vệ tinh tại các tỉnh, thành với 3 chuyên ngành là tim mạch, chấn thương, hồi sức tích cực – chống độc. Thời gian qua, Bệnh viện E đã chuyển giao với các gói kỹ thuật tới hàng trăm lượt bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên tại các bệnh viện vệ tinh như cấp cứu tim mạch ban đầu, phẫu thuật (PT) thay đoạn động mạch chủ bụng, PT tim hở, PT và chăm sóc bệnh nhân u phổi,…

Ông Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E cho biết, thời gian tới, Bệnh viện E sẽ triển khai mạng lưới thông tin gồm truyền hình thông qua mổ trực tuyến theo các chuyên khoa, giao ban trực tuyến, gửi báo cáo và thực hiện cố vấn giảng dạy và thực hành trực tuyến về chuyên môn cấp cứu phẫu thuật đối với các bệnh viện vệ tinh. Đặc biệt, Bệnh viện E sẽ chú ý đến công tác truyền thông nhằm tuyên truyền các kỹ thuật, các ca bệnh mà các bác sĩ bệnh viện tuyến dưới thực hiện được đến với đông đảo người dân…, giúp người dân tin tưởng vào bệnh viện tuyến dưới, giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Nếu mới chỉ nghe hiệu quả của Đề án bệnh viện vệ tinh qua báo cáo thành tích trên giấy sẽ là không đầy đủ. Trong một lần đi công tác về Bệnh viện Đa khoa huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu- vệ tinh của Bệnh viện E, phóng viên mới thấy được rõ hơn hiệu quả đề án này mang lại. Thời điểm phóng viên đến làm việc tại đây chứng kiến bệnh nhân Lò Thị Tình nhập viện do cơn đau dữ dội với triệu chứng điển hình của bệnh viêm túi mật như đau vùng hạ sườn phải, cơn đau quặn, lan ra sau lưng hoặc lên vai phải. Sau khi khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được các bác sỹ chẩn đoán là viêm túi mật và được chỉ định phẫu thuật.

Bác sỹ Tao Văn Ngần, Khoa Ngoại sản, Bệnh viện Đa khoa Tam Đường cho biết, trường hợp của bệnh nhân Tình nặng và rất khó điều trị. Do bệnh nhân đã từng mổ mở một lần do chửa ngoài tử cung bị vỡ trong ổ bụng cách đây chưa lâu. Nay, bệnh nhân lại bị viêm túi mật có sỏi lớn, nếu như trước đây, bệnh nhân sẽ phải thực hiện mổ mở, thời gian hậu phẫu kéo dài rất khó khăn cho bệnh nhân hoặc có thể phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên điều trị… Nhưng nhờ sự hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật của PGS, TS Đỗ Trường Sơn, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện E, Bệnh viện Đa khoa huyện Tam Đường đã triển khai thành công phẫu thuật cắt túi mật nội soi, với nhiều biến chứng của bệnh nhân Tình.

Còn tại Bệnh viện K, theo Giám đốc Trần Văn Thuấn, trước đây công suất giường bệnh của Bệnh viện K lên tới trên 300%, quá tải ở nhiều khoa phòng. Hiện, công suất giường bệnh của bệnh viện còn 106%, tình trạng quá tải đã giảm rất nhiều. Kết quả này là nhờ mô hình bệnh viện vệ tinh, giúp các bệnh nhân có thể điều trị tại địa phương nhưng vẫn được tiếp cận với các bác sĩ tuyến trên mà không phải chuyển tuyến, người bệnh không phải đi lại.

“Bệnh viện K đã trực tiếp thực hiện chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ chuyên môn cho 42 đơn vị điều trị ung bướu thông qua mô hình bệnh viện vệ tinh; thực hiện đề án 1816 tăng cường y, bác sĩ tuyến trên về tuyến dưới công tác. Một số bệnh viện trước đây bệnh nhân chuyển tuyến gần 100%, nay chỉ còn 10-20%. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, tỷ lệ chuyển tuyến với bệnh nhân ung thư hiện khoảng 10%, trong khi trước đây đến 90%. Tại Phú Thọ, trước đây bệnh nhân chuyển tuyến 95%, giờ chỉ còn khoảng 5%”, ông Thuấn nói.

Trong 5 năm, Đề án bệnh viện vệ tinh đã tổ chức 950 lớp đào tạo, chuyển giao 171 gói kỹ thuật với gần 2.000 kỹ thuật gồm các chuyên ngành: Ngoại khoa, tim mạch, nhi khoa, hồi sức, sản khoa, huyết học truyền m.áu, ung bướu, nội tiết, bệnh nhiệt đới.

Hiện 10 chuyên khoa được đầu tư và ưu tiên phát triển trong đề án bệnh viện vệ tinh là ung bướu, ngoại chấn thương, tim mạch, sản, nhi, nội tiết, thần kinh, huyết học lâm sàng, hồi sức cấp cứu, chống độc.

Cần nhiều “vệ tinh” chất lượng

Tuy đã thu được nhiều hiệu quả tích cực song hiện nhân rộng mô hình này còn gặp một số khó khăn. Cụ thể, các bệnh viện hạt nhân chuyển giao kỹ thuật vất vả, hạn chế về nhân lực, cơ chế bảo hiểm y tế khó thanh toán các kỹ thuật mới; bệnh viện vệ tinh khó giữ bác sỹ ở lại địa phương sau khi được chuyển giao kỹ thuật.

Ông Trần Văn Thuấn thừa nhận, tốc độ đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị không theo kịp với nhu cầu phát triển chuyên môn của bệnh viện. Bên cạnh đó, tiến độ triển khai kỹ thuật tại các bệnh viện vệ tinh sau giai đoạn đào tạo tập trung còn chậm. Một số bệnh viện vệ tinh không tập trung được bệnh nhân, hoặc không bổ sung kịp trang thiết bị như dự kiến nên không triển khai được kỹ thuật.

“Đa số các bệnh viện vệ tinh chưa có máy xạ trị nên việc đào tạo xạ trị phải lồng ghép với các bệnh viện đã có máy. Cán bộ cử đi học ít, tham gia học về xạ trị nhưng sau khi học xong không được thực hành ngay, hoặc bị bố trí làm công việc khác. Trang thiết bị cho chẩn đoán và điều trị ung bướu tại các bệnh viện vệ tinh không đồng bộ và thiếu”, Giám đốc Bệnh viện K nói.

Còn theo lãnh đạo Sở Y tế Hải Phòng, qua kiểm tra, các phòng chức năng của Sở Y tế phát hiện một số bệnh viện tuyến quận, huyện chưa thực sự quan tâm việc đầu tư nguồn lực để tiếp nhận, dự giao ban tuyến không đầy đủ, không đúng thành phần, không tích cực tham gia học hỏi khi các bác sỹ từ tuyến trên về chuyển giao kỹ thuật, có tư tưởng trông chờ chuyên gia tuyến trên xuống “làm hộ”, tăng cường, thay vì chủ động học tập làm chủ kỹ thuật mới. “Tình trạng này đang khiến việc thực hiện mục tiêu cao nhất của Đề án là giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của các bệnh viện tuyến quận, huyện chưa đạt yêu cầu”, lãnh đạo Sở Y tế Hải Phòng nêu.

Trước thực tế nêu trên, về phía Cục Quản lý Khám chữa bệnh, theo ông Lương Ngọc Khuê, trong năm 2019 và những năm tiếp theo, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tuyến trên tăng cường chuyển giao kỹ thuật và chuyên môn cho tuyến dưới, xem đây là nhiệm vụ quan trọng, tiêu chí đ.ánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của các bệnh viện; công bố danh sách các bệnh viện đủ tiêu chuẩn làm bệnh viện hạt nhân để các bệnh viện vệ tinh lựa chọn đề xuất hỗ trợ chuyên môn; khẩn trương ban hành quy định để các chuyên gia, bác sỹ giỏi ở các bệnh viện hạt nhân có trách nhiệm tham gia khám, chữa bệnh ở các bệnh viện vệ tinh.

Dương Ngân

Theo baohaiquan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *