Làm gì để “mùa Đông đời người” được an lạc?

Khi bước vào độ t.uổi “xế chiều”, sức khỏe của con người sẽ không thể nào được như trước nữa. Cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu lão hóa, việc đau nhức trở nên thường xuyên hơn, và bệnh tật cũng dễ dàng tìm đến hơn.

lam gi de mua dong doi nguoi duoc an lac 6de 5255787

T.uổi tác càng cao, người già càng trở nên “khó chiều”, không những về sức khỏe mà cả vấn đề về tâm lý. Sau khi nghỉ hưu, họ không còn cảm giác mình là một người già vui vẻ, không còn giá trị, bị bỏ rơi, bị lãng quên, không còn được người khác tôn trọng. Họ cảm thấy như mình bị mất đi tất cả: công việc, mối quan hệ, quyền lực…Để vượt qua khủng hoảng này, nhiều người cao t.uổi đã chia sẻ với nhau những bí quyết hay.

Suy nghĩ lạc quan

Một cuộc sống khỏe luôn tồn tại song song với một tinh thần khỏe mạnh vì bản thân suy nghĩ gián tiếp tạo nên chất lượng cuộc sống. Bởi vậy, để người cao t.uổi vui vẻ, nên tạo cho họ một cuộc sống tốt với những suy nghĩ tích cực, trở thành người già vui vẻ trong cuộc sống.

Nói cách khác, tâm hồn thanh thản, lạc quan là liều thuốc duy trì thăng bằng của hệ thần kinh, tăng cường sức sống trong cơ thể. Có nhiều người cho rằng,thêm t.uổi nghĩa là bản thân đang già đi trong khi thực chất nếu ý thức mình còn trẻ thì tự dưng cũng sẽ trẻ tới trên chục t.uổi. Do đó cần nghĩ rằng mình luôn còn trẻ, ý nghĩ tích cực này làm cho những người xung quanh thấy vui lây và cuộc sống có thêm nhiều ý nghĩa và trở thành người già vui vẻ.

Ăn uống cũng làm cho người già vui vẻ hơn. Có một quy luật chung về sinh lý, đó là người t.uổi càng cao thì răng không còn chắc chắn và đầy đủ, sức nhai kém. Việc cảm nhận về vị giác như mặn, ngọt, chua, cay… hầu như đều bị giảm ở những mức độ khác nhau. Khẩu vị của t.uổi “xế chiều” cũng khác, bởi vậy người cao t.uổi là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt về dinh dưỡng vì cơ thể thường đã bị lão hóa. Chức năng của các cơ quan, bộ phận đều bị suy giảm. Nói cách khác, riêng với đối tượng như người cao t.uổi luôn cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý.

Cụ thể, do nhu cầu năng lượng giảm nên người trong độ t.uổi này cần giảm mức ăn so với thời trẻ, trước hết là ăn giảm cơm. Ví dụ, trước đây mỗi bữa ăn ba, bốn bát cơm, nay chỉ nên ăn hai hoặc một bát. Chú ý giảm thịt, giảm mỡ, giảm đường, giảm muối bằng cách ăn nhạt dần vì ăn muối nhiều có liên quan đến bệnh tăng huyết áp. Ăn thêm đậu, lạc, vừng và cá vừa có nhiều chất đạm lại có nhiều chất dầu giúp phòng các bệnh tim mạch.

Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc… là tình trạng phổ biến ở người cao t.uổi, nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Vì vậy, bên cạnh việc tìm nguyên nhân và điều trị đúng cách, việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện phù hợp là biện pháp tốt nhất để người cao t.uổi có giấc ngủ ngon.

Người cao t.uổi không nên uống rượu, bia và các chất kích thích gây tổn hại gan và gây mất ngủ như cà phê, các loại nước có gas. Không hút t.huốc l.á và tránh xa khói t.huốc l.á. Nên duy trì các hình thức tập luyện phù hợp với sức khỏe như đi bộ, tập dưỡng sinh một cách đều đặn hay thực hiện các bài luyện tập nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để dễ đi vào giấc ngủ và giấc ngủ sẽ sâu hơn.

Ngoài ra, cần tạo môi trường yên tĩnh, thư giãn trước khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ; Tạo thói quen về giờ giấc sinh hoạt, đi ngủ. Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi; Khi đi ngủ không nên đọc sách, xem ti vi, nhìn đồng hồ, tránh căng thẳng, lo lắng, xúc động…

Người cao t.uổi nên đi thăm khám bác sĩ vài lần trong một năm. Ngoài khám lâm sàng, nên làm một số xét nghiệm như: điện tim, siêu âm tổng quát, xét nghiệm đường m.áu, mỡ m.áu… để có thông tin đầy đủ về tình trạng sức khỏe của mình và áp dụng các biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Tập thể dục là một trong những cách hiệu quả giúp người cao t.uổi có thể kéo dài t.uổi thọ. Khi cơ thể của họ khỏe mạnh, bệnh tật cũng sẽ ít mắc phải hơn, sức đề kháng tăng lên, và cơ thể tiếp thu các dinh dưỡng tốt hơn. Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên giúp cho khả năng giữ cân bằng của họ trở nên tốt hơn, tránh việc té ngã và gây tổn thương tới các bộ phận trên cơ thể. Các bài tập thể dục dành cho người cao t.uổi đơn giản, nhẹ nhàng và dễ tập. Nó sẽ giúp ích được cho cơ thể hơn là việc làm tổn thương xương của họ.

Ngoài ra, nhiều người già đã “rỉ tai” nhau bí quyết: “Tự lựa sức mình”: Con người sau khi già đi hãy biết tự lựa sức mình, những việc quá sức thì đừng cố, làm xong mà chẳng có kết quả gì tốt đẹp thì đừng làm. Già rồi thì phải biết buông quyền, yên tâm về con cái mà dưỡng tâm mình, làm một người già vui vẻ, khoẻ mạnh.

“Điều không nhìn”: Nhìn bằng hai mắt, chi bằng nhìn bằng một mắt, nhắm một mắt, mở một mắt sẽ tốt hơn; Chuyện gì cũng quá tính toán quá thông minh, ngược lại còn rước vạ vào thân; Đừng chỉ nghĩ cách thay đổi người khác, mỗi người đều có cách sống của riêng mình. Con cháu có phúc của con cháu, ít quản chuyện phiếm là cách tuyệt vời nhất.

“Việc không quản”: Dẫu thế giới này thiếu đi bất kỳ ai thì trái đất vẫn cứ quay, người khác vẫn cứ sống, mặt trời vẫn chiếu sáng mỗi ngày; Hãy để tâm tới sức khoẻ của bản thân, để tâm tới niềm vui của bản thân, để tâm tới việc mình cần làm, để tâm tới bản thân mình là được rồi; Hãy chăm sóc tốt cho sức khoẻ của mình, đừng làm phiền luỵ đến gia đình, con cháu.

“Điều không cho”: Sau khi già đi, nhất định phải giữ lại cho mình một chút vốn liếng. Những gì không thể chi trả thì đừng chi trả, không thể cho thì đừng cho. Cho càng ít con cháu càng hiền minh. Thứ gì cũng cung cấp đủ đầy, con cháu chắc chắn sẽ chẳng biết làm gì, chỉ biết “há miệng chờ sung”. Chắc chắn chúng sẽ chỉ có thể sống một cuộc sống bình thường, thậm chí cùng khổ. Hãy để con cháu dưỡng thành thói quen tự lực cánh sinh.

“Không chờ đợi”: Đợi nghỉ hưu đợi t.iền tiết kiệm, đợi con cái trưởng thành, đợi trả t.iền nhà… Chúng ta cứ luôn chờ đợi, cuối cùng lại đợi đến khi cử hành lễ tiễn biệt của chính bản thân mình. Đời người ai cũng phải trải qua một lần, đừng quá lao tâm, con cháu chịu chút khổ mới có thể trưởng thành. Trước sau gì thì ai cũng phải rời đi, nhưng đừng tiếc nuối, những việc muốn làm thì đừng chờ đợi. Nhất định phải sống thật tốt và hưởng thụ cuộc sống mỗi ngày.

Đi “ du lịch chậm” khi còn sức khỏe và điều kiện

Đặc biệt, để giữa cuộc sống “mùa Đông đời người” luôn vui vẻ, họ hạn chế suốt ngày ở nhà, nằm bẹp xem ti vi. Thay vào đó là họ tìm thấy nhiều niềm vui thích khác như: Tập dưỡng sinh, khiêu vũ, dùng mạng xã hội, giao lưu bạn bè, tham gia các câu lạc bộ, đi tham quan, du lịch. Chất lượng cuộc sống được coi là tốt khi thỏa mãn được các nhu cầu: Ăn, ở, mặc, giải trí, thư giãn…và du lịch và một trong những nhu cầu quan trọng, đối với người già, điều này còn quan trọng hơn.

Với những người già khi đã bước sang t.uổi “xế chiều”, kinh tế ổn định, con cái trưởng thành, tự lập, quỹ thời gian không eo hẹp, tâm lý khắt khe của t.uổi già là một trong những lý do mà nhiều người cao t.uổi và gia đình của họ quyết định chọn một tour “du lịch chậm” để trải nghiệm, tìm kiếm những điều bổ ích sau những dông dài của t.uổi cao niên.

Những nơi mang sẵn trong mình nhịp sống chậm rãi, bình lặng, không gian thoáng đãng và không khí ôn hòa, mát mẻ, trong lành là sự lựa chọn tối ưu cho người cao t.uổi khi đi du lịch. Mùa thu với tiết trời mát mẻ, dễ chịu, không quá nóng cũng không quá lạnh sẽ là khoảng thời gian lý tưởng nhất trong năm để người cao t.uổi thăm thú đó đây và khám phá cảnh sắc thiên nhiên quyến rũ của các vùng miền.

Ngắm lá vàng rơi, tắm suối khoáng nóng hay tản bộ trong những ngôi làng cổ là lựa chọn thú vị cho chuyến du ngoạn t.uổi già. Những tour du lịch thiết kế dành riêng cho người cao t.uổi thường có lịch trình không quá dày, nội dung tham quan được thiết kế thong thả, nhẹ nhàng, khí hậu điểm đến dễ chịu, thực đơn trong mỗi bữa ăn bảo đảm dinh dưỡng, phù hợp với sức khỏe và sở thích của người già…

Những người lớn t.uổi trước khi thực hiện một chuyến du lịch dù ngắn hay dài ngày đều nên đi gặp bác sĩ để có thể biết trước tình trạng sức khỏe của mình hiện tại và những cách phòng tránh những nguy hiểm dễ xảy ra cho mình và có được lời khuyên dự phòng hữu ích.

Đối với người cao t.uổi khi du lịch cần quan tâm đến vấn đề bảo hiểm để phòng các rủi ro ngoài ý muốn. Hiện nay, các chương trình tour trong và ngoài nước của nhiều công ty du lịch đều tính giá trọn gói, gồm đầy đủ các loại thuế, phí và tặng thêm bảo hiểm du lịch. Vì vậy, cần tham khảo kỹ giá và cân nhắc để lựa chọn gói du lịch hợp lý.

Chuyên gia tâm lý phân tích, cuộc đời một con người cũng thay đổi như bốn mùa Xuân- Hạ – Thu- Đông xoay vần, mỗi mùa khác nhau lại xảy ra những chuyện khác nhau. Mùa xuân gieo hạt, mùa hạ vun xới, mùa thu hái quả, mùa đông cất giữ. Người già như mùa Đông đang dần tới, mang theo sự lôi cuốn đặc biệt khác với 3 mùa Xuân – Hạ – Thu. Mong người cao t.uổi hãy biết nắm giữ và trân trọng những vẻ đẹp mà “mùa Đông đời người” lưu giữ.

Bàn tay với những dấu hiệu khác lạ cảnh bảo về sức khỏe của bạn

Bàn tay là một trong những bộ phận cơ thể đầu tiên có dấu hiệu lão hóa. Nhưng các bác sỹ cũng nói rằng, những dấu hiệu khác lạ xảy ra đối với bàn tay của bạn cũng phát đi cảnh báo các vấn đề về sức khỏe mà bạn đang gặp phải.

1. Bàn tay đỏ bất thường cảnh báo về sức khỏe của bạn

ban tay voi nhung dau hieu khac la canh bao ve suc khoe cua ban cca 5185412

Bàn tay của bạn bỗng nhiên đỏ bất thường, đó có thể là dấu hiệu của bệnh gan. Hãy tới bệnh viện và kiểm tra ngay khi phát hiện ra điều này. Ảnh Brightside

Các bác sĩ giải thích rằng lòng bàn tay đỏ có thể là dấu hiệu của các vấn đề về gan, đặc biệt nếu bạn trên 50 t.uổi.

Lý do có thể khiến lòng bàn tay đỏ là do sự thay đổi trong cân bằng nội tiết tố gây giãn nở mạch m.áu. Thông thường vết mẩn đỏ sẽ nằm ở rìa ngoài của lòng bàn tay. Ngoài ra, bệnh viêm khớp dạng thấp cũng có thể là một lý do khiến lòng bàn tay bị mẩn đỏ.

Nếu phát hiện những vùng da đỏ trên tay, bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân thực sự. Cùng với đó, bạn nên chuyển sang một chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế uống rượu.

2. Bàn tay đột nhiên ướt đẫm mồ hôi có thể là dấu hiệu của bệnh tăng tiết mồ hôi, bệnh cường giáp, thậm chí là nhiễm độc…

ban tay voi nhung dau hieu khac la canh bao ve suc khoe cua ban df2 5185412

Nếu mồ hôi tay đổ liên tục, khác lạ so với bình thường, bạn nên đi khám ngay lập tức để biết bệnh tình bởi tình trạng này cũng có thể cảnh báo cơ thể bạn đang bị nhiễm độc hoặc mắc các bệnh n.hiễm t.rùng như lao phổi, u tuyến yên… Ảnh Brightside

Nếu mồ hôi tay của bạn đổ liên tục thì rất có thể đó là dấu hiệu của chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis) do rối loạn thần kinh thực vật, cường giao cảm gây nên. Mồ hôi sẽ ra nhiều hơn khi bạn khi rơi vào trạng thái căng thẳng, giận dữ hay sợ hãi quá mức.

Ngoài ra, đổ mồ quá mức ở bàn tay cũng có thể là triệu chứng khởi phát sau khi mắc một số bệnh lý như:

Bệnh cường giáp, là việc tuyến giáp hoạt động quá mức làm tăng tốc độ trao đổi chất, đốt cháy nhiều calo hơn và tạo ra nhiều nhiệt và thoát nhiều mồ hôi hơn.

Thiếu hụt vitamin và khoáng chất như kẽm, vitamin D hay Canxi.

Đôi khi là cảnh báo nhiễm độc, bởi trong cuộc sống hàng ngày, cơ thể của chúng ta tiếp xúc với các chất độc qua thực phẩm, nước và không khí. Khi các chất độc này ảnh hưởng đến cơ thể, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng việc tiết nhiều mồ hôi nhằm đào thải một phần chất cặn bã và chất độc ra bên ngoài. Đây cũng là lí do khiến tay ra nhiều mồ hôi.

Ngoài ra, đó cũng có thể là bệnh tăng tiết mồ hôi thứ phát do mắc các bệnh n.hiễm t.rùng như lao phổi, u tuyến yên, thiếu m.áu bất sản, bỏng lạnh do nhiệt độ quá thấp…

Hãy tới gặp bác sỹ khi bạn có những dấu hiệu bất thường từ bàn tay của mình. Đó sẽ là những cảnh báo về sức khỏe của bạn.

3. Bàn tay mất cảm giác và ngứa ran cảnh báo thoái hóa xương cổ tay, thiếu m.áu… hoặc thậm chí là bệnh tiểu đường

ban tay voi nhung dau hieu khac la canh bao ve suc khoe cua ban a23 5185412

Dấu hiệu khác lạ ở bàn tay như mất cảm giác hoặc ngứa ran cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Bạn nên tới bệnh viện để khám, chuẩn đoán bệnh cụ thể. Ảnh Brightside

Đôi khi chúng ta thức dậy với cảm giác rằng chúng ta đã mất độ nhạy ở một số bộ phận nhất định của cơ thể và khi chúng ta di chuyển, nó bắt đầu ngứa ran. Thông thường đó chỉ là do chúng ta đè lên dây thần kinh cảm giác trong thời gian dài. Cảm giác ngứa ran là thời gian mà dây thần kinh cần phải hoạt động trở lại.

Trong một số trường hợp, những triệu chứng này ở tay có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn như thoái hóa xương cổ tay, hội chứng ống cổ tay, huyết khối tĩnh mạch chi, chấn thương đám rối thần kinh cánh tay, thiếu m.áu hoặc tiểu đường.

Nếu bạn thường xuyên bị mất nhạy cảm ở bàn tay mà không có lý do rõ ràng, hãy đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ.

4. Bàn tay khô ráp, thiếu sức sống cảnh báo sự mất nước và thiếu hụt estrogen

ban tay voi nhung dau hieu khac la canh bao ve suc khoe cua ban f14 5185412

Một bàn tay khô ráp là dấu hiệu của việc mất nước và thiếu hụt estrogen… do đó hãy chú ý tới sức khỏe của mình để bổ sung nước đầy đủ. Ảnh Brightside

Những lý do phổ biến nhất khiến bàn tay bị khô, thiếu sức sống là do mất nước và thiếu hụt estrogen, song hành với thời kỳ mãn kinh. Hãy đến gặp bác sĩ để điều trị thay thế nội tiết tố, nó sẽ giúp bạn kiểm soát sự sụt giảm estrogen.

Ngoài ra, để tránh mất nước, hãy uống đủ nước và sử dụng kem dưỡng ẩm cho bàn tay. Bạn cũng nên ăn, uống bổ sung dầu cá, hạt và quả hạch trong chế độ ăn uống.

5. Bàn tay bị run cảnh báo bệnh Parkinson

ban tay voi nhung dau hieu khac la canh bao ve suc khoe cua ban 928 5185412

Bàn tay run có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh Parkinson. Ảnh Brightside

Người ta biết rằng run tay có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh Parkinson. Do đó, nếu đột nhiên bạn bị rung tay thường xuyên hãy tới bệnh viện khám để biết bệnh tình của mình. Cùng với đó bạn cũng nên hạn chế uống cà phê, rượu mạnh vì chúng cũng có thể là nguyên nhân gây run tay.

Các lý do khác có thể là do bạn căng thẳng và lo lắng quá mức.

6. Mong tay yếu báo hiệu cơ thể bạn đang thiếu kẽm

ban tay voi nhung dau hieu khac la canh bao ve suc khoe cua ban 4ae 5185412

Móng tay yếu hoặc nứt nẻ có thể là một triệu chứng của thiếu kẽm. Ảnh Brightside

Kẽm thực sự quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta, nó thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, giúp tế bào phân chia và tăng cường hệ thống miễn dịch. Móng tay yếu hoặc nứt nẻ có thể là một triệu chứng của thiếu kẽm. Do đó bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm vào chế độ ăn uống như yến mạch, các loại hạt và thịt.

Các bác sĩ cũng khuyên bạn nên bổ sung kẽm nếu hàm lượng kẽm trong cơ thể bạn thấp bằng cách uống viên kẽm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *