Mới đây, ở Hà Giang đã xảy ra một vụ ngộ độc than sưởi ấm trong phòng, làm b.é g.ái 11 t.uổi t.ử v.ong, b.é t.rai 9 t.uổi phải đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Rất may cháu bé đã bình phục và được về nhà.
Hàng loạt cây sưởi được lắp đặt tại khu vực ghế đá trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Thời tiết rét đậm, rét hại thời gian qua cũng gây ra nhiều ca đột quỵ và những bệnh lý liên quan. Các bác sĩ cảnh báo thời tiết g.ây s.ốc cơ thể. Sưởi ấm thế nào để an toàn trong điều kiện quá lạnh hiện nay ở khu vực phía Bắc?
Viêm phổi, cảm cúm tăng mạnh
Từ ngày 7-1 thời tiết miền Bắc chuyển rét đậm, rét hại, lo ngại các bệnh thời tiết sẽ gia tăng, bên cạnh lo ngại các tai nạn do sưởi than, chở trẻ đi ngoài trời lạnh…
Những ngày gần đây, mỗi ngày đang có 20-30 bệnh nhi mắc cúm vào Trung tâm y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m, Bệnh viện Nhi trung ương. Đây là bệnh thời tiết điển hình, bởi hiện trung tâm có trên 200 bệnh nhi đang điều trị cúm, trong khi 2-3 tháng trước hầu như không có ca bệnh nào.
Bác sĩ Nguyễn Thành Nam, trưởng khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai, cho biết khoảng 25-30% trẻ vào khoa điều trị trong những ngày trời lạnh này mắc chứng viêm phổi – bệnh hay gặp trong những ngày thời tiết chuyển mùa. Ngoài ra, nhóm trẻ mắc các bệnh liên quan đến viêm đường hô hấp cũng hay gặp.
Tại Bệnh viện Nhi trung ương, bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Trung tâm y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m, cho biết mỗi ngày có 20-30 trẻ mắc cúm vào viện, từ đầu năm 2020 đến nay trung tâm tiếp nhận xấp xỉ 2.000 bệnh nhân cúm. Có một số cháu có biến chứng viêm não hoặc phải thở oxy.
“Thời tiết 13-25 độ C là thuận lợi nhất cho các virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển, những ngày trời ấm vừa qua lượng trẻ nhập viện có đông hơn so với những ngày rét đậm, rét hại” – bác sĩ Hải chia sẻ.
Đột quỵ cũng là chứng bệnh hay gặp trong những ngày trời lạnh, đặc biệt khi người già, người có bệnh nền gặp tình huống chênh lệch nhiệt độ quá mức: đang ở trong chăn ấm và ra ngoài trời/ngoài phòng có nhiệt độ thấp hơn nhiều, đi thể dục quá sớm hoặc quá muộn…
Nhóm công nhân phải đốt lửa để sưởi ấm cơ thể khi nhiệt độ Hà Nội xuống thấp – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Cẩn thận sưởi than dễ bị lịm dần
Vụ b.é g.ái ở Hà Giang c.hết đột ngột là vụ ngộ độc than sưởi đầu tiên ghi nhận trong mùa đông năm nay, nhưng rất cần phải lưu ý do năm nào cũng xảy ra tình trạng tương tự, đặc biệt là các gia đình ở vùng núi cao.
Đêm 1-1-2021, nhiệt độ các khu vực núi cao của huyện Vân Hồ và huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La xuống mức 0 độ C, rét nhất từ đầu mùa đông; tại Sa Pa, Bát Xát (Lào Cai) và nhiều vùng ở Bắc Bộ nhiệt độ cũng xuống rất thấp.
Với mức nhiệt này, nếu gia đình không chuẩn bị các phương tiện sưởi ấm an toàn sẽ ảnh hưởng sức khỏe, nhưng tuyệt đối không sử dụng than củi, than tổ ong đốt sưởi trong phòng kín, do nguy cơ ngộ độc khí CO (carbon monoxit). Đáng chú ý là người ngộ độc khí do sưởi than có dấu hiệu lịm dần, không thể kêu cứu, khi được phát hiện thì thương vong đã xảy ra.
Bác sĩ Nam khuyến cáo để phòng bệnh trong những ngày này, giữ ấm là quan trọng nhất, đặc biệt với t.rẻ e.m và người già. Bên cạnh đó, các bữa ăn cần đủ dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và hợp vệ sinh. Người già không nên đi tập thể dục quá sớm hoặc quá muộn, cũng không nên tắm và gội đầu cùng lúc, tránh nguy cơ tai biến xảy ra.
Để tránh các bệnh truyền nhiễm như cúm, thủy đậu, sởi, quai bị… hay xảy ra vào mùa đông-xuân, cha mẹ chú ý lịch tiêm chủng để tiêm đủ mũi cho trẻ. Phụ nữ chuẩn bị mang thai cũng cần tiêm các vắcxin này để chuẩn bị một thai kỳ mạnh khỏe.
Trong năm 2020, rất nhiều phụ nữ mang thai bị cúm đến điều trị tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai. Do mắc bệnh trong thai kỳ và bệnh chuyển nặng, chi phí điều trị lên đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí có bệnh nhân t.ử v.ong.
Tránh gió lạnh thổi vào mặt trẻ
Khảo sát tại Bệnh viện Nhi trung ương ngày 5-1, chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Hà ở Hà Tĩnh đưa con ra khám bệnh. Mẹ con chị Hà đi xe đêm ra Hà Nội và có mặt ở Bệnh viện Nhi lúc 3h30 sáng, 11h trưa khám và lấy đơn thuốc xong mẹ con chị lại ra xe về quê. Nhiều gia đình khác cũng đi xe tuyến từ các nơi và có mặt tại bệnh viện từ rất sớm.
Người dân Hà Nội trong đợt rét đầu năm 2021 – Ảnh: T.T.D.
Những ngày rét đậm rét hại tới đây, bác sĩ khuyến cáo tránh cho trẻ dậy và đi lại từ quá sớm, do buổi chiều lưu lượng bệnh nhi đến khám thường thấp, cha mẹ có thể lựa chọn khám buổi chiều, thuận tiện hơn cho cả gia đình và cho trẻ.
Ngoài ra, có rất nhiều ý kiến khuyến cáo cha mẹ chở con bằng xe máy không nên cho trẻ ngồi phía trước – nơi đầu gió, gió thổi mạnh vào mặt mũi dễ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
TP.HCM và các tỉnh Nam Bộ sẽ có đợt lạnh dưới 20 độ C
Đai khi tuong thủy van khu vuc Nam Bo nhan đinh khong khi lanh tang cuong se khien cac tinh mien Bac đon mot đot ret moi. Sau đo khoi khong khi lanh nay se khuech tan ve phia nam gay giam nhiet tai TP.HCM va cac tinh Nam Bo.
Co quan khi tuong du bao khoang ngay 8 đen 9-1, TP.HCM va Nam Bo chiu anh huong manh cua khoi khong khi lanh nay. Đot lanh nay đuoc nhan đinh manh hon đot khong khi lanh cuoi nam 2020. N
hiet đo o mien Đong Nam Bo co the xuong duoi 20 đo C, thap nhat co the xuong 18-19 đo C. Trong ngay 7-1, gio đong bac lanh kho van chi phoi thoi tiet o cac tinh thanh mien Nam. Troi it mua, ngay nang gian đoan. ( LÊ PHAN)
Dồn dập nhập viện vì lạnh
Thời tiết cả nước chuyển lạnh, tại các tỉnh phía Bắc là những đợt rét đậm, rét hại đầu tiên của mùa đông năm nay; còn tại TPHCM và khu vực phía Nam, nhiệt độ ban ngày, ban đêm cũng có sự chênh lệch gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người dân.
Trong những ngày này, trẻ nhỏ, người già mắc bệnh phải nhập viện điều trị tăng hơn so với bình thường.
Trẻ nhỏ mắc cúm đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: QUỐC KHÁNH
Gia tăng bệnh hô hấp người già
Tại phòng khám hô hấp của Bệnh viện (BV) Thống Nhất, trong vòng 3 tuần nay, trung bình mỗi ngày có khoảng 80 bệnh nhân mắc bệnh hô hấp đến thăm khám, tăng 20 lượt so với các tháng trước. Trong đó, các bệnh thường gặp là viêm phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Bác sĩ CK2 Ngô Thế Hoàng, Trưởng khoa hô hấp BV Thống Nhất, cho biết, bệnh hô hấp là nhóm bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, dễ tái phát và gây khó thở nên dễ nguy kịch cho người bệnh. Đối với người cao t.uổi, các bệnh hô hấp thường gặp có liên quan đến nhiễm khuẩn (viêm mũi họng, viêm phế quản…) nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc giao mùa.
Thông thường có nhiều loại vi khuẩn như phế cầu, liên cầu, tụ cầu… sinh sống ở đường hô hấp trên của người khỏe mạnh mà không gây bệnh. Nhưng khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm, thời tiết thay đổi thất thường sẽ giúp các vi khuẩn này phát triển và gây bệnh. Đặc biệt, người cao t.uổi sức yếu, dinh dưỡng kém hoặc nằm một chỗ thời gian lâu do đột quỵ sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Tại BV Đại học Y Dược TPHCM, bác sĩ Nguyễn Khánh Dương, Trưởng khoa cấp cứu của BV, cho biết, số lượng người nhập viện do thời tiết thay đổi tăng trong những ngày qua. Trong đó có nhiều trường hợp nhập viện cấp cứu vì sử dụng than sưởi ấm để chống lạnh.
Điều này tưởng chừng vô hại, nhưng đó là lầm tưởng c.hết người. Bởi những loại than tổ ong, than củi khi cháy trong điều kiện thiếu không khí sẽ tạo ra loại khí cực độc là carbon monoxide (hay còn gọi là CO). Đây là loại khí không màu, không mùi, không gây kích thích cho da và mắt.
Bác sĩ Ngô Thế Hoàng cho biết, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua kháng sinh để điều trị khi có triệu chứng ho, cúm và sốt hoặc sử dụng đơn thuốc cũ nhiều lần khi bệnh tái phát mà không có chỉ định của bác sĩ.
“Chúng tôi rất hay gặp những bệnh nhân cao t.uổi bị bệnh hô hấp nhưng lại tự ý điều trị theo phương pháp không chính thống, làm bệnh tình nặng hơn thì mới nhập viện, như một số trường hợp lao phổi toàn phát. Bệnh ho kéo dài, sốt nhẹ, sụt cân nhưng chỉ nghĩ cảm cúm thông thường, điều trị tại các cơ sở tư, không đúng cách, không có hỗ trợ các cận lâm sàng. Đến khi bệnh nặng hơn, kiểm tra xét nghiệm đàm, chụp X-quang phổi phát hiện lao phổi khá nặng rồi”, bác sĩ CK2 Ngô Thế Hoàng cho hay.
Mùa cao điểm của cúm mùa
Theo TS Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội nhiễm, Trung tâm Bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m, BV Nhi Trung ương, trong vòng 2 tháng qua, trung tâm đã tiếp nhận điều trị gần 1.000 trẻ bị cúm mùa, chủ yếu là cúm A và B. Hiện có khoảng 50 bệnh nhân đang điều trị tại khoa là bệnh nhi mắc cúm.
Tuy nhiên, đáng lo là trong đó có không ít bệnh nhi mắc cúm mùa nhưng lại bị biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm phổi nặng. Trước số trẻ mắc cúm gia tăng, Trung tâm Bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m đã phải sắp xếp dành riêng nhiều phòng để điều trị bệnh nhân cúm, cách ly với những ca bệnh khác đề phòng lây chéo trong bệnh viện. Hơn nữa, phần lớn trẻ nhập viện vì mắc cúm mùa đều chưa được tiêm vaccine ngừa cúm.
Trong khi đó, bệnh cúm mùa lại có thể gây dịch theo vùng hoặc diện rộng, gây viêm đường hô hấp với các biểu hiện như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng. Đối với những trẻ có bệnh mạn tính như hen phế quản, viêm phế quản co thắt, thiếu m.áu, suy giảm miễn dịch… rất dễ diễn biến nặng và có thể t.ử v.ong.
Ngoài biến chứng gây viêm phổi, viêm não, gần đây trung tâm bắt đầu ghi nhận những ca biến chứng viêm cơ tim. Bệnh nhi bị viêm cơ tim sau cúm thường có biểu hiện sốt cao, đau ngực, bụng, buồn nôn, nhịp tim nhanh và t.ử v.ong đột ngột.
Các chuyên gia dịch tễ cho biết, cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp, nhưng trong giai đoạn thời tiết lạnh hiện nay rất dễ nhầm giữa bệnh cúm với cảm lạnh thông thường, vì đều có những triệu chứng mắc bệnh giống nhau. Tuy nhiên, giữa bệnh cúm mùa và cảm lạnh, tác nhân gây bệnh là khác nhau, khi cảm lạnh thường do một số siêu vi thông thường ở đường hô hấp gây ra như Adenovirus, Rhinovirus, Coronavirus.
Trong khi đó, bệnh cúm do virus cúm có tên khoa học là Influenzae và trẻ khi mắc cúm thường có biểu hiện rất rõ qua 3 hội chứng: hội chứng n.hiễm t.rùng (với việc trẻ thường bị sốt cao liên tục 39-40C, mệt lả, đuối sức vì sốt); hội chứng đau nhức (nhất là vùng trán, vùng trên nhãn cầu) và hội chứng viêm long đường hô hấp (gồm hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác khô và đau rát họng).
TS Đỗ Thiện Hải cảnh báo, cúm mùa là bệnh đặc trưng của mùa đông xuân nên thời gian tới số t.rẻ e.m mắc bệnh còn có thể tăng. Để phòng bệnh cúm mùa, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; giữ ấm cơ thể; đeo khẩu trang. Việc tiêm phòng vaccine ngừa cúm có ý nghĩa quan trọng với nhóm có nguy cơ lây nhiễm, nhất là với trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 8 t.uổi, nhân viên y tế và người có bệnh mạn tính.