Cơ thể không nạp đủ dinh dưỡng, dị ứng hoặc thiếu nước là những nguyên nhân khiến đôi mắt luôn trong trạng thái mệt mỏi.
Quầng thâm và bọng mắt thường xuất hiện khi cơ thể căng thẳng hoặc thiếu ngủ. Do đó, nhiều người cho rằng việc ngủ không đủ giấc là nguyên nhân chính gây ra vấn đề này.
Tuy nhiên, ngay cả khi ngủ đủ 8-9 giờ, mắt bạn vẫn có thể sưng húp và mệt mỏi vào ngày hôm sau. ThS.BS Phan Ngọc Huy, khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết một số nguyên nhân dưới đây có thể khiến bạn gặp phải tình trạng này.
Dị ứng
Đây là một trong những lý do khiến mắt trông mệt mỏi và sưng húp. Khi dị ứng nguyên như phấn hoa hoặc lông mèo tiếp xúc mắt, cơ thể sẽ tạo ra các hóa chất gọi là histamine. Chất này gây giãn các mạch m.áu bên trong mắt, làm tăng lưu lượng m.áu và sưng viêm.
Mất nước
Cơ thể thiếu nước có thể khiến bạn trông mệt mỏi và dẫn đến sưng mắt. Điều này xảy ra do vùng da quanh mắt nhạy cảm. Khi mất nước, mắt nhìn sẽ mệt mỏi. Vì vậy, ngay cả khi đã ngủ 7-8 giờ, bạn hãy luôn nhớ uống đủ nước để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Cơ thể không đủ nước có tác động xấu đến đôi mắt. Ảnh: NDNR.
Ăn mặn
Lượng muối dư thừa có thể dẫn đến tình trạng giữ nước trong cơ thể, đặc biệt là quanh mắt. Việc giữ nước làm căng vùng da lỏng lẻo quanh mắt và khiến chúng trông mệt mỏi.
Theo số liệu điều tra mới nhất của Bộ Y tế, trung bình hàng ngày, người Việt nạp gấp đôi lượng muối được khuyến cáo. Không chỉ ảnh hưởng mắt, ăn thừa muối làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp, đột quỵ, tai biến mạch m.áu não, ung thư dạ dày, loãng xương và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Uống quá nhiều cà phê
Tách cà phê buổi sáng rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu có thói quen uống 4-5 tách cà phê trong một ngày, mắt bạn có thể bị sưng vào buổi sáng. Việc dư thừa lượng caffeine gây mất nước và khiến mắt trông buồn bã, mệt mỏi.
Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên giảm lượng cà phê. Trà xanh với các chất chống oxy hóa sẽ giúp da khỏe mạnh và mắt giảm thâm quầng, tươi trẻ hơn.
Lượng caffeine tiêu thụ quá lớn khiến cơ thể mất nước và đôi mắt thiếu sức sống. Ảnh: CNN.
Điều tiết mắt quá nhiều
Điều tiết mắt để nhìn những vật ở xa hoặc khó đọc có thể làm căng mắt, giãn mạch m.áu, gây ra tình trạng quầng thâm và bọng mắt. Điều này thường xảy ra ở những người làm việc văn phòng, tiếp xúc màn hình máy tính thời gian dài.
Bạn nên tính toán thời gian làm việc hợp lý, để cơ thể và đôi mắt nghỉ ngơi sau mỗi 20 phút làm việc.
Cẩn thận nhiễm nấm đen cả năm dễ lầm thành bớt sắc tố
Trẻ xuất hiện các thương tổn nâu đen ở lòng bàn tay, lòng bàn chân kéo dài, cha mẹ tưởng bớt sắc tố, nhưng khi khám da liễu thì phát hiện nhiễm nấm đen.
Nhiễm nấm đen ở lòng bàn tay phải khá lâu nhưng cha mẹ cứ nghĩ con bị bớt sắc tố. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
ThS.BS Trần Nguyên Ánh Tú, Phó Trưởng Khoa Thẩm Mỹ Da Bệnh viện Da Liễu TP.HCM cho biết, ban đầu gia đình nghĩ đây là bớt sắc tố, nên đưa trẻ đến khoa Thẩm Mỹ Da với mong muốn xóa hết bằng laser. Thậm chí nhiều trường hợp đã điều trị laser ở bên ngoài nhiều lần nhưng bệnh không giảm, các thương tổn ngày càng đậm và lan rộng.
Mới đây nhất là một b.é t.rai sinh năm 2015, ngụ tại TP.HCM được cha mẹ đưa đến khám tại Bệnh viện Da Liễu TP.HCM sau thời gian dài xuất hiện vệt đốm nâu ở lòng bàn tay phải mà không hết. Qua trao đổi, thăm khám, làm xét nghiệm kiểm tra, các bác sĩ nhận định trường hợp này là nhiễm nấm đen lòng bàn tay.
Với chẩn đoán và điều trị kháng nấm phù hợp, các thương tổn nâu đen này biến mất sau 2-3 tuần.
Sau điều trị 2 tuần, các tổn thương ở lòng bàn tay đã hết dần.
Theo bác sĩ Ánh Tú, bệnh nấm đen do một loại nấm men tên là Hortae werneckii gây ra. Bệnh thường gặp ở t.rẻ e.m nhiều hơn người lớn, biểu hiện bởi những dát màu nâu đen hình dạng không đều, giới hạn tương đối rõ, không kèm theo triệu chứng đau rát hay ngứa ngáy, ở một bên lòng bàn tay, cũng có thể gặp ở lòng bàn chân hoặc hiếm hơn ở cả hai bên.
Bệnh nấm đen không lây trực tiếp từ người sang người. Thường có những yếu tố thuận lợi dễ nhiễm nấm Hortae werneckii như tăng tiết mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân làm da luôn ẩm ướt hoặc khi sự toàn vẹn của da không còn do bị chấn thương hay mắc một số bệnh lý làm suy yếu hàng rào bảo vệ da. Nếu không điều trị, bệnh thường diễn tiến mạn tính, không tự hồi phục.
“Khi phát hiện con em mình xuất hiện các thương tổn sắc tố trên da, đặc biệt là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị phù hợp, tránh làm thương tổn kéo dài”, bác sĩ Ánh Tú khuyến cáo.