Người bệnh tiểu đường nên uống thứ này vào buổi sáng để kiểm soát đường huyết

Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát lượng đường trong m.áu là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất. Họ luôn phải cẩn thận về chế độ ăn uống và thường xuyên kiểm tra lượng đường trong m.áu để tránh bất kỳ biến chứng nào.

nguoi benh tieu duong nen uong thu nay vao buoi sang de kiem soat duong huyet d0f 5255444

Tiêu thụ sữa vào bữa sáng làm giảm lượng đường trong m.áu suốt cả ngày – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Đây là tin vui cho những người bệnh tiểu đường loại 2. Theo một nghiên cứu, sữa góp phần lớn vào việc giữ mức đường huyết thấp trong suốt cả ngày.

Mối liên hệ giữa sữa và lượng đường trong m.áu

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học về Sữa vào năm 2018 cho thấy rằng tiêu thụ sữa vào bữa sáng làm giảm lượng đường trong m.áu suốt cả ngày, theo Times of Indian.

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu để xem xét tác động của việc uống sữa giàu protein vào bữa sáng đối với mức đường huyết và cảm giác no sau khi ăn sáng và sau đó là bữa trưa.

nguoi benh tieu duong nen uong thu nay vao buoi sang de kiem soat duong huyet a53 5255444

Theo dõi mức đường huyết – SHUTTERSTOCK

Họ quan sát thấy rằng sữa được tiêu thụ với ngũ cốc ăn sáng làm giảm nồng độ đường huyết sau ăn so với nước. Mặt khác, nồng độ protein sữa cao làm giảm nồng độ đường huyết sau ăn so với nồng độ protein sữa bình thường. Bữa ăn giàu protein cũng làm giảm cảm giác thèm ăn sau bữa ăn thứ hai so với bữa ăn ít protein.

Trong nghiên cứu kép, nhóm các nhà nghiên cứu đã kiểm tra cẩn thận tác động của việc tăng nồng độ protein và tăng tỷ lệ whey protein (đạm từ váng sữa) trong sữa khi tiêu thụ cùng với một bát ngũ cốc ăn sáng có hàm lượng carb cao đối với lượng đường trong m.áu, mức độ no và chế độ ăn uống suốt cả ngày, theo Times of Indian.

Họ quan sát thấy rằng quá trình tiêu hóa protein whey và casein, vốn có tự nhiên trong sữa, giải phóng các hoóc môn dạ dày làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này tự động làm tăng cảm giác no.

Hạn chế

Nghiên cứu tiết lộ rằng chỉ có một sự khác biệt nhỏ giữa thực phẩm tiêu thụ trong bữa trưa khi tăng lượng whey protein vào bữa sáng. Nhưng uống sữa với thực phẩm giàu carb vào buổi sáng sẽ làm giảm lượng đường trong m.áu ngay cả sau bữa trưa, trong đó sữa giàu protein đóng một vai trò quan trọng.

Nghiên cứu này khẳng định tầm quan trọng của sữa vào bữa sáng đối với bệnh nhân đái tháo đường. Nó giúp tiêu hóa carb chậm hơn và giúp bạn dễ dàng kiểm soát lượng đường trong m.áu cả ngày, theo Times of Indian.

Sữa cho người tiểu đường

Nhiều người nghĩ rằng sữa không tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường, nhưng điều này không đúng. Bất kỳ loại sữa nào cũng có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

Sữa rất giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Sữa nguyên kem, sữa tách béo và các loại sữa thay thế khác như sữa hạnh nhân và sữa đậu nành được coi là tốt nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường, theo Times of Indian.

Lưu ý: Tránh thêm đường vào sữa, thay vào đó hãy thêm một chút mật ong hoặc bột đường thốt nốt để có kết quả tốt nhất.

Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Những người béo phì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Một nghiên cứu vào tháng 4-2020 được công bố trên tạp chí Diabetologia cho biết, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, theo The Health Site.

beo phi co the lam tang nguy co mac benh tieu duong 4c4 4964702
Những người béo phì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh: Internet

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu hơn 4.700 người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và hơn 5.400 người không mắc bệnh. Thời gian theo dõi nghiên cứu là 14,7 năm.

Từ nghiên cứu các chuyên gia đ.ánh giá, những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 5 lần so với những người có trọng lượng cơ thể cân đối.

Ở những người béo phì, khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy giảm, nên kéo theo khả năng chuyển hóa glucose sẽ giảm theo. Từ đó khiến cho người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao dư lượng đường trong m.áu.

Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường cần kiểm soát cân nặng để kiểm soát lượng đường trong m.áu. Duy trì cân nặng bằng cách ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, cần hạn chế chất béo chuyển hóa và thực phẩm chế biến. Tăng cường rau quả, thực phẩm nhiều chất xơ, theo The Health Site.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *