Nguyên tắc ăn uống khi bị thuỷ đậu giúp bệnh mau lành

Tuân thủ các nguyên tắc ăn uống khi bị thuỷ đậu theo chỉ dẫn của bác sĩ giúp quá trình điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số nguyên tắc ăn uống khi bị thuỷ đậu được các chuyên gia khuyến cáo thực hiện.

nguyen tac an uong khi bi thuy dau giup benh mau lanh 7aa 5498135

Nguyên tắc ăn uống khi bị thủy đậu là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả điều trị bệnh. Thực hiện đúng nguyên tắc giúp các triệu chứng bệnh mau lành đồng thời rút ngắn thời gian chữa trị. Không chỉ vậy, một chế độ ăn uống, kiêng khem khoa học còn giúp bạn tăng cường sức đề kháng để chống lại tất cả các loại virus gây bệnh.

1. Nguyên tắc ăn uống khi bị thủy đậu cho người bệnh

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Đó là lý do các nguyên tắc ăn uống khi bị thủy đậu được rất nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu các nguyên tắc ăn uống dưới đây giúp người bệnh thủy đậu mau lành.

nguyen tac an uong khi bi thuy dau giup benh mau lanh 5bc 5498135

Nguyên tắc ăn uống khi bị thủy đậu cần lưu ý điều gì? – Ảnh: Internet

1.1. Người bệnh thủy đậu cần uống đủ nước

Khi bị thủy đậu, người bệnh thường có các triệu chứng sốt, buồn nôn, kém ăn…khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng. Do đó, một trong những nguyên tắc ăn uống khi bị thủy đậu là uống đủ nước mỗi ngày. Đây là cách tốt nhất để bổ sung lượng nước đã mất cho cơ thể.

Bên cạnh việc uống nước lọc người bệnh nên dùng điện giải ion kiềm để cấp nước, giải độc, thanh nhiệt và tăng cường sức đề kháng.

Nếu cảm thấy nước lọc quá nhàm chán, bệnh nhân có thể sử dụng các loại nước ép trái cây giúp ngon miệng hơn. Một số loại nước ép tốt cho người bị thủy đậu như: Nước ép dưa hấu, dưa chuột, cà rốt, cà chua…

Nước ép trái cây giàu vitamin C giúp bồi bổ sức khoẻ, kích thích hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ hơn.

1.2. Ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây

Nguyên tắc ăn uống khi bị thủy đậu không thể thiếu rau xanh và hoa quả. Đây là các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất rất tốt cho người bệnh.

Trong rau củ tươi có chứa nhiều vitamin A, C, bio-flavonoid, kẽm, canxi, magie…có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Một số loại rau củ tốt cho bệnh nhân thủy đậu như: Cà rốt, bắp cải, bông cải xanh, rau bina, cà chua…

Tuy nhiên, với người bệnh thủy đậu đang trong giai đoạn toàn phát. Cơ thể xuất hiện nhiều mụn nước, có các vết loét bên trong cổ họng, khoang miệng thì không nên ăn các loại quả dạng múi, chứa nhiều axit như cam, chanh, bưởi, quýt…để tránh các tổn thương nghiêm trọng hơn.

1.3. Người bệnh cần ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt

Một trong những nguyên tắc ăn uống khi bị thủy đậu, rất quan trọng là chỉ nên cho người bệnh ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt. Cháo, súp, canh là một vài gợi ý tuyệt vời cho bạn.

Bạn có thể dùng một số loại cháo tốt cho người bệnh như: Cháo đậu đỏ, ý dĩ, cháo đậu xanh, gạo lứt, cháo thịt lợn, đậu…

Bên cạnh đó người bệnh thủy đậu nên tăng cường ăn các loại canh thanh nhiệt, giải độc. Canh thanh nhiệt giúp hạ hoả, từ nhuận, thích hợp dùng cho người bệnh bị sốt cao, cơ thể nóng bức, khó chịu.

Một số nguyên liệu dùng để chế biến canh thanh nhiệt như củ năng, đậu xanh, ngọn tre non, cà rốt, rễ tranh. Mỗi loại từ 20 – 30g nấu với 1 lít nước đến khi nước cạn còn khoảng 650ml là được. Người bệnh nên uống canh 2 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh. Đối với trường hợp người bệnh bị ho, suyễn không nên dùng loại canh này.

nguyen tac an uong khi bi thuy dau giup benh mau lanh e23 5498135

Cháo đậu đỏ rất tốt cho người bị thủy đậu – Ảnh: Internet

2. Áp dụng nguyên tắc ăn kiêng khi bị thủy đậu

Bên cạnh thực hiện đúng nguyên tắc ăn uống khi bị thủy đậu bạn cũng cần lưu ý các loại thực phần cần kiêng khem. Dưới đây là các loại thực phẩm khiến tình trạng bệnh thủy đậu nghiêm trọng hơn.

2.1. Nhóm thực phẩm, chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa có thể khiến các nốt mụn nước thủy đậu trở nên nghiêm trọng hơn. Các chất trong sữa có khả năng khiến da bị nhờn, gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.

Do đó, khi bị thủy đậu bạn cần tuyệt đối tránh xa thực phẩm này. Đối với bệnh nhân là t.rẻ e.m, tuyệt đối không cho bé uống sữa bò, phô mai, kem, bơ…cho đến khi lành bệnh.

2.2. Kiêng cafe và Socola

Đây là nhóm thực phẩm có khả năng kéo dài thời gian mắc bệnh. Do đó khi bị thủy đậu bạn cần tránh xa nhóm thực phẩm này. Cafe và Socola chứa các hoạt chất gây cản trở quá trình phục hồi da, gây kích ứng khiến nốt thủy đậu lan rộng. Do đó nếu người bệnh sử dụng nhóm thực phẩm này khi thủy đậu chưa lành sẽ kéo dài thời gian điều trị.

2.3. Các loại thịt đỏ và hải sản

Các loại thịt đỏ và hải sản chứa chất gây kích ứng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi da của người bệnh thủy đậu. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các vết sẹo sâu sau khi lành bệnh. Chất histamine gây dị ứng, ngứa, khiến các ban đậu l.ở l.oét, thậm chí dẫn đến n.hiễm t.rùng da. Một số thực phẩm bạn cần kiêng như thịt bò, gà, chó, dê, ngan, ngỗng, tôm, cua, cá, mực…

nguyen tac an uong khi bi thuy dau giup benh mau lanh 774 5498135

Thực hiện đúng nguyên tắc ăn kiêng khi bị thủy đậu, người bệnh thủy đậu cần kiêng thịt bò – Ảnh: Internet

2.4. Các loại quả có múi

Hạn chế các loại quả có múi trong thực đơn hàng ngày cũng là nguyên tắc ăn uống khi bị thủy đậu bạn cần tuân thủ. Các loại quả cam, chanh, bưởi, quýt…giàu vitamin C nhưng lại chứa axit. Chúng có thể làm chậm quá trình phục hồi vết thương. Ngoài ra chúng còn là nguyên nhân của các cơn đau dữ dội. Các loại trái cây nóng cũng là thực phẩm bạn cần tránh. Bởi chúng có thể gây kích ứng ở các vết mụn thủy đậu.

2.5. Đồ chiên xào, thức ăn nhiều dầu mỡ

Một trong những nguyên tắc ăn uống khi bị thủy đậu là tránh xa đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh và đồ cay nóng. Nhóm thực phẩm này thường khiến hệ tiêu hóa hoạt động khó khăn. Đồng thời chúng làm nóng cơ thể, khiến các nốt mụn nước lâu lành.

Bên cạnh các nhóm thực phẩm trên, người bệnh cũng cần tránh xa thức ăn chứa nguồn Arginine. Một số thực phẩm phổ biến như các loại hạt, đậu phộng, nho khô…Nhóm thực phẩm này có khả năng thúc đẩy sự sinh sôi của virus khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra bệnh nhân mắc thủy đậu cũng cần tránh xa ngũ cốc, bánh mì, bánh quy giòn, khoai tây chiên…để giúp bệnh mau lành.

Trên đây là một số nguyên tắc ăn uống khi bị thủy đậu bạn cần thực hiện để rút ngắn thời gian điều trị. Hãy tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống khoa học nhất.

Cần lưu ý gì khi tự kiểm tra bệnh thuỷ đậu tại nhà?

Trong những năm gần đây, bệnh thuỷ đậu ít phát triển thành dịch. Tuy nhiên, nó vẫn xuất hiện thường xuyên gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho người bệnh.

Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng bạn có thể tự kiểm tra bệnh thuỷ đậu tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ.

can luu y gi khi tu kiem tra benh thuy dau tai nha 548 5498065

Tìm hiểu những điều cần lưu ý khi tự kiểm tra bệnh thủy đậu tại nhà giúp bạn có phương pháp chăm sóc và điều trị hiệu quả hơn. Khi tự kiểm tra bệnh thủy đậu tại nhà bạn cần lưu ý những điều dưới đây để có biện pháp xử lý phù hợp, đề phòng biến chứng nguy hiểm.

Thực tế, trước đây thuỷ đậu là bệnh không thể tránh khỏi ở t.rẻ e.m dưới 13 t.uổi. Tuy nhiên, khi có sự xuất hiện của vaccine phòng bệnh thủy đậu thì bệnh thường nhẹ hơn với đa số các bệnh nhân là trẻ nhỏ. Các trường hợp bệnh nghiêm trọng chỉ xuất hiện ở thiếu niên và người lớn. Vì thế, khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh thủy đậu, tự kiểm tra bệnh tại nhà là điều cần thiết.

1. Lưu ý gì khi tự kiểm tra bệnh thủy đậu tại nhà?

can luu y gi khi tu kiem tra benh thuy dau tai nha 6dd 5498065

Tự kiểm tra bệnh thủy đậu tại nhà cần lưu ý đến các dấu hiệu đặc trưng – Ảnh: Internet

1.1. Theo dõi dấu hiệu bệnh vào thời điểm mùa dịch

Thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác. Bệnh dễ bùng phát vào mùa đông và đầu xuân. Đối tượng dễ mắc bệnh là t.rẻ e.m và người lớn chưa được tiêm phòng.

Vì thế, vào thời điểm này nếu phát hiện người thân có dấu hiệu của bệnh thủy đậu cần cách ly ngay và theo dõi sát sao tiến trình phát triển của bệnh. Đồng thời các bậc phụ huynh cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học.

Bên cạnh đó, phải đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm vaccin phòng thủy đậu ít nhất 3 tuần trước khi mùa dịch đến. Đối với gia đình có trẻ nhỏ cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng nước sát khuẩn. Hạn chế tiếp xúc với người có sức đề kháng yếu như bệnh nhân mới ốm dậy, người dễ bị nhiễm các bệnh virus.

1.2. Tiến trình phát triển bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu thường phát triển theo 4 giai đoạn là: Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục. Dấu hiệu bệnh nặng dần theo từng giai đoạn từ ủ bệnh cho đến toàn phát. Bước sang giai đoạn phục hồi bệnh sẽ tự lành sau 10 – 14 ngày.

Dấu hiệu thời kỳ ủ bệnh: Tùy vào cơ địa của mỗi người mà thời gian ủ bệnh thủy đậu có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần. Với những người có sức đề kháng yếu như phụ nữ mang thai, t.rẻ e.m và người cao t.uổi thời gian ủ bệnh có thể rút ngắn hơn.

Ở giai đoạn này bệnh chưa có dấu hiệu rõ ràng nên rất khó phát hiện. Một số trường hợp có thể cảm thấy cơ thể uể oải, mệt mỏi, lười ăn… Nếu tự kiểm tra bệnh thủy đậu tại nhà bạn cần lưu ý điều này để xử lý kịp thời.

Dấu hiệu thời kỳ khởi phát: Giai đoạn khởi phát bệnh thủy đậu thường kéo dài từ 1 – 2 ngày với các dấu hiệu: Chán ăn, bỏ bữa, nhức đầu, sốt nhẹ. Xuất hiện phát ban đỏ hồng, nổi mẩn ngứa. Dấu hiệu thủy đậu thời kỳ này thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh virus khác. Do đó, để xác chẩn đoán chính xác thay vì tự kiểm tra bệnh thủy đậu tại nhà bạn nên thực hiện xét nghiệm tại trung tâm y tế.

Dấu hiệu thời kỳ toàn phát: Ở giai đoạn này, các nốt mụn nước, mẩn đỏ, kích thước lớn từ 1 – 3mm sẽ xuất hiện trên cơ thể. Một số nốt có dịch mủ đặc, lan rộng khắp toàn thân. Ở giai đoạn này khi tự kiểm tra bệnh tại nhà, bạn cần đặc biệt lưu ý các triệu chứng, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Thời kỳ phục hồi: Tùy vào điều kiện chăm sóc, điều trị, bệnh sẽ khỏi sau 1 – 2 tuần. Giai đoạn này các nốt mụn nước tự vỡ ra, đóng vảy và bong tróc. Đến khi không còn xuất hiện mụn nước mới, nghĩa là bệnh đang phục hồi. Lúc này bạn cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt, tránh để lại sẹo.

1.3. Xét nghiệm khi có dấu hiệu mắc bệnh

Trong quá trình tự kiểm tra bệnh thủy đậu tại nhà nếu gặp phải các trường hợp khó xác định, bạn cần tiến hành xét nghiệm. Đây là phương pháp chính xác nhất để phát hiện bệnh sớm, giúp điều trị kịp thời.

Bạn có thể tiến hành xét nghiệm m.áu tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín. Cũng có thể sử dụng dịch vụ xét nghiệm tại nhà để có kết quả nhanh hơn. Bên cạnh đó, xét nghiệm tại nhà giúp bạn không phải di chuyển để hạn chế lây lan bệnh.

can luu y gi khi tu kiem tra benh thuy dau tai nha 1b8 5498065

Xét nghiệm m.áu trong trường hợp khó chẩn đoán bệnh thủy đậu – Ảnh: Internet

Phương pháp xét nghiệm m.áu sẽ xác định xem cơ thể bạn có đang sản xuất các kháng thể với virus thủy đậu hay không.

Nếu kết quả cho thấy bạn có kháng thể, nghĩa là không cần lo lắng virus tấn công. Còn không có kháng thể bạn cần phải được theo dõi chặt chẽ, phòng sự phát triển của triệu chứng bệnh.

1. 4. Theo dõi các dấu hiệu biến chứng

Bệnh thủy đậu có thể gây ra những biến chứng từ nhẹ đến nặng. Do đó, trong quá trình tự kiểm tra bệnh thủy đậu tại nhà bạn cần lưu ý kỹ các dấu hiệu của bệnh. Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.

Biến chứng nhẹ là bị n.hiễm t.rùng da ở các nốt mụn nước. Dấu hiệu là kích thước mụn lớn hơn bình thường, mưng mủ, l.ở l.oét, dịch có màu vàng đục, khi bệnh khỏi để lại sẹo rất sâu.

Các dấu hiệu biến chứng thần kinh như sốt cao, co giật, rối loạn tiểu não. Biến chứng thường xảy ra sau phát ban khoảng 21 ngày. Cơ thể người bệnh có hiện tượng tăng protein và bạch cầu Lympo dịch tủy não.

Dấu hiệu của các biến chứng khác như: Hội chứng Reye, viêm tủy cắt ngang, viêm não,…

Dấu hiệu viêm phổi với các biểu hiện: Ho ra m.áu, suy hô hấp, khó thở, gắng sức, cơ thể suy kiệt, bọng nước toàn thân to hơn bình thường…Biến chứng này thường xảy ra sau phát ban từ 3 – 5 ngày.

Các biến chứng bệnh thủy đậu rất nguy hiểm, có gây ra tình trạng hoại tử, c.hết não thậm chí t.ử v.ong nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, nếu tự kiểm tra bệnh thủy đậu tại nhà bạn phải lưu ý sát sao các dấu hiệu này, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

1. 5. Kiểm tra và theo dõi dấu hiệu sau khi khỏi bệnh

Virus thủy đậu tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng ngủ đông sau khi lành bệnh. Chúng hoàn toàn có thể hoạt động trở lại sau 10, 20 hoặc 30 năm sau khi gặp điều kiện thích hợp.

Khi cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch, chúng sẽ hoạt động trở lại gây ra bệnh Zona thần kinh. Các dấu hiệu của Zona thần kinh thường gây đau đớn cho người bệnh.

Theo dõi các dấu hiệu sau khi khỏi bệnh giúp chúng ta xác định chính xác, virus thủy đậu không còn hoạt động trở lại. Trong trường hợp người bệnh chưa tiêm phòng đủ liệu trình nên tiến hành tiêm thêm vaccin phòng bệnh.

can luu y gi khi tu kiem tra benh thuy dau tai nha c0b 5498065

Lưu ý các dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu là lưu ý quan trọng khi tự kiểm tra bệnh thuỷ đậu tại nhà – Ảnh: Internet

2. Chăm sóc bệnh nhân thủy đậu tại nhà

Quá trình chăm sóc bệnh tại nhà cho bệnh nhân thủy đậu đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp cải thiện triệu chứng bệnh và điều trị hiệu quả hơn. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân thủy đậu tại nhà.

– Cho bệnh nhân nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, sạch sẽ. Tránh gió mánh để cơ thể không bị nhiễm lạnh khiến sức đề kháng yếu hơn.

– Cắt móng tay, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn. Với trẻ nhỏ, bố mẹ nên đeo bao tay bằng vải mỏng để tránh gãi làm vỡ các mụn nước.

– Tắm rửa, vệ sinh cơ thể cho người bệnh bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ và nước ấm. Vệ sinh các mụn nước đúng cách để tránh bội nhiễm vi khuẩn dẫn đến n.hiễm t.rùng huyết. Khi tắm rửa, vệ sinh không được chà xát mạnh, tránh làm vỡ các mụn nước.

– Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh tai, mũi, họng cho bệnh nhân giúp loại bỏ các vi khuẩn.

– Khi các nốt mụn nước tự vỡ, cần được bôi dung dịch xanh theo chỉ định của bác sĩ để tránh viêm nhiễm, giúp tổn thương mau lành và không để lại sẹo.

– Theo dõi thường xuyên diễn biến của bệnh để có biện pháp xử lý chính xác.

– Trong quá trình bị bệnh, nên mặc quần áo sạch sẽ, thoáng mát, mềm mại, dễ thấm hút, tránh cọ sát vào các nốt mụn khiến chúng bị vỡ ra, gây bội nhiễm.

Trong quá trình tự kiểm tra bệnh thủy đậu tại nhà, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường cần đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó trong quá trình chăm sóc người bệnh cần thực hiện đúng các chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh mau lành.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *