Có vô số nguyên nhân gây đau nhức cơ thể, từ t.uổi tác cho đến các bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe.
Đau cổ: Nguyên nhân chủ yếu gây đau cổ là ngồi sai tư thế. Đây là một thói quen xấu mà rất nhiều người mắc phải, đặc biệt là những người dành nhiều thời gian sử dụng máy tính, điện thoại, hoặc lái xe trong thời gian dài.
Đau vai: Nguyên nhân chính gây đau vai là hội chứng rotator cuff. Rotator cuff là nhóm cơ và gân chịu trách nhiệm nâng đỡ cánh tay ở phần khớp vai. Chấn thương nhóm cơ này có thể gây đau vai, đặc biệt khi bạn cố nhấc cánh tay lên.
Đau cổ tay: Hội chứng ống cổ tay là nguyên nhân gây cảm giác tê và đau nhức ở cổ tay, bàn tay và cánh tay. Đây là hội chứng do viêm các xương và dây chằng ở cổ tay và bàn tay, tạo áp lực lên các dây thần kinh giữa.
Đau ngực: Khi bị đau lồng ngực, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay, đặc biệt nếu cơn đau kéo dài mà không rõ nguyên nhân cụ thể, vì đó có thể là dấu hiệu của vấn đề về tim hoặc phổi.
Đau lưng trên: Giống như đau cổ, ngồi sai tư thế cũng là nguyên nhân chính gây tình trạng đau nửa trên của lưng. Tư thế ngồi trước bàn làm việc với hai tay đưa về phía trước khiến các cơ lưng trên bị giãn quá mức, gây các cơn đau với nhiều mức độ khác nhau.
Đau thắt lưng: Đau thắt lưng có thể là hậu quả của phồng đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm, hoặc là triệu chứng của bệnh loãng xương. Hẹp ống xương sống cũng là một nguyên nhân có thể gây đau thắt lưng.
Đau cơ mông: Hội chứng cơ hình lê là nguyên nhân chính gây đau cơ mông. Hội chứng này có thể hình thành do ngồi một chỗ quá lâu, tập thể dục quá độ, hoặc các vấn đề về giải phẫu.
Đau đùi: Đau đùi có thể là do chứng đau đùi dị cảm, một bệnh lý do áp lực lên các dây thần kinh đùi. Cơn đau đùi dị cảm có thể gây cảm giác đau nhức, châm chích, tê bì, hoặc thậm chí là nóng rát đùi.
Đau bắp chân: Đau bắp chân thường là do mất nước trong quá trình tập thể dục, hoặc do mất cân bằng điện giải. Những cơn đau này thường không nghiêm trọng và sẽ tự biến mất sau một thời gian ngắn.
Đau bàn chân: Cảm giác đau, nóng rát, tê hoặc châm chích bàn chân có thể là do bệnh u dây thần kinh Morton, một bệnh lý khi các mô xung quanh dây thần kinh ở ngón chân phì đại, gây áp lực lên các dây thần kinh. Mang giày cao gót trong thời gian dài cũng là một nguyên nhân gây đau bàn chân./.
5 dấu hiệu cho thấy hai lá phổi đang “cầu cứu”
Dưới đây là các triệu chứng dễ nhận biết để mọi người phát hiện sớm các bệnh về phổi và những lời khuyên hữu ích giúp bạn có một lá phổi khỏe mạnh và sạch.
1. Đau lưng và vai
Mặc dù được cho là một triệu chứng hiếm gặp, nhưng đau vai, lưng hoặc thậm chí là đau ngực có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư phổi, nếu phát hiện sớm sẽ kịp thời điều trị.
Đặc biệt nếu cơn đau này mạnh hơn, kéo dài lâu hơn những cơn đau thông thường thì bạn hãy đi khám nhé.
2. Ho
Ho có thể là một dấu hiệu của vài chứng bệnh đơn giản như cảm lạnh thông thường, tuy nhiên nó cũng có thể là triệu chứng của các bệnh mãn tính, do đó cách phân biệt các loại ho rất quan trọng. Ho cấp tính và bán cấp tính có thể là dấu hiệu của ung thư phổi, đặc biệt nếu kết hợp với các triệu chứng khác như ho ra m.áu.
3. Khó thở
Khó thở thường được gây ra bởi các chứng bệnh như hen suyễn hoặc dị ứng, những dấu hiệu của bệnh tim hoặc phổi. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy thử thay đổi môi trường sống và ra khỏi thành phố một thời gian. Tuy nhiên nếu triệu chứng này xảy ra thường xuyên thì hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
4. Vàng mắt và da
Đây là một dấu hiệu quan trọng cho thấy bạn đang gặp các vấn đề về gan do ung thư phổi gây ra. Vàng da là một tình trạng khiến da hoặc lòng trắng của bạn có màu vàng nhạt, màu sắc đó đậm dần lên khi bệnh nhân ở giai đoạn cuối.
5. Thiếu năng lượng
Mất ngủ hoặc căng thẳng có thể là nguyên nhân gây mệt mỏi, nhưng nếu bạn cảm thấy mệt mỏi không rõ lý do, tình trạng này diễn ra thường xuyên và bạn bị mất cảm giác ngon miệng, thì rất có thể cơ thể bạn đang gặp vấn đề về phổi.
Để lá phổi luôn khỏe mạnh, bạn cần tập cho bản thân các thói quen dưới đây:
1. Bỏ t.huốc l.á. Rõ ràng t.huốc l.á là “thủ phạm” lớn nhất trong các nguyên nhân gây ung thư phổi.
2. Điều chỉnh chế độ ăn uống: Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa.
3. Tập thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
4. Hút bụi trong nhà thường xuyên, giữ không gian sống sạch sẽ.