Bưởi là loại quả dễ ăn nhưng có những thứ lại rất kỵ với bưởi, bạn quyết không được ăn nếu không sẽ rất hại sức khỏe.
Dịp Tết Trung thư sắp tới, ngoài món bánh trung thu thì bưởi cũng là loại quả không thể thiếu và được nhiều người yêu thích. Bưởi giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, kali, magiê, và chất xơ. Mặc dù các loại vi chất kể trên không phải là một yếu tố dinh dưỡng khổng lồ, nhưng trong quả bưởi cũng chứa hàm lượng rất cao, đủ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể bạn.
Tuy nhiên bưởi rất dễ tương tác với thuốc. Bác sĩ Hu Songlin, Giám đốc Khoa Nội tại Bệnh viện Trực thuộc Tân Trúc thuộc Đại học Y Trung Quốc, chỉ ra rằng bưởi có chứa thành phần furanocoumarines có thể tương tác với một số loại thuốc, gây phản ứng có hại hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Bưởi có chứa furanocoumarines có thể tương tác với một số loại thuốc, gây phản ứng có hại. (Ảnh minh họa)
Thông thường, thuốc (uống) được hấp thu ở ruột non, đi qua tĩnh mạch cửa vào gan, sau đó theo m.áu đi khắp cơ thể. Ngay tại lớp tế bào biểu bì của ruột non, một phần thuốc được chuyển hoá thành những chất khác, để rồi bị loại bỏ ra khỏi cơ thể như một hình thức giải độc. Gan cũng có chức năng chuyển hoá để giải độc tương tự, nếu cần. Như vậy, lượng thuốc thực sự đi vào m.áu để trị bệnh bị sụt giảm so với lượng thuốc chúng ta uống vào.
Việc chuyển hoá giải độc này xảy ra với sự xúc tác của các enzyme có tên là CYPs. Tức là do enzyme CYPs này mà nồng độ thuốc trong m.áu giảm xuống. Các loại thuốc khi được thử lâm sàng, cũng dựa vào mức thuốc còn lại trong m.áu.
Tuy nhiên, trong bưởi lại có các hợp chất furanocoumarines làm ức chế hoạt động của enzyme CYPs. Do đó, việc chuyển hoá giải độc để loại thải bị hạn chế. Hậu quả là nồng độ thuốc trong m.áu tăng cao so với dự tính và gây ra các phản ứng phụ bất lợi cho sức khoẻ, tương tự như dùng quá liều thuốc. Chẳng hạn như nếu đang dùng một loại thuốc hạ cholesterol, nếu có hiện diện của nước ép bưởi, nồng độ thuốc này trong m.áu sẽ cao hơn và có thể gây ra sự rối loạn cơ, tổn thương gan
Hơn nữa, nếu một thuốc được hấp thu nhanh hơn mong đợi, có nghĩa là thuốc ấy sẽ tăng tác động. Ví dụ như thuốc dùng để hạ huyết áp có thể sẽ làm hạ huyết áp quá mức.
Khi bạn đang dùng thuốc tim mạch, thuốc hạ lipid m.áu, t.huốc n.gủ, thuốc chống động kinh thì nên tránh dùng bưởi trong vòng 24 tiếng. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Hu Songlin đã liệt kê những loại thuốc sau đây, nếu đang dùng, bạn nên tránh ăn bưởi càng nhiều càng tốt hoặc hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn:
1. Thuốc hạ lipid m.áu: Atorvastatin, Lovastatin, Simvastatin
2. Thuốc hạ huyết áp: Đa số các loại thuốc cao huyết áp đều không bị ảnh hưởng do ăn bưởi. Tuy nhiên, vài loại thuốc huyết áp sau đây bị ảnh hưởng: Felodipine, Nifedipine (Procardia), Losartan (Cozaar), Eplerenone (Inspra). Hậu quả là không kiểm soát được mức huyết áp mong muốn, tuỳ thuộc vào cơ chế hạ huyết áp của thuốc.
3. T.huốc n.gủ: Diazepam, Midazolam, Triazolam, Buspirone
4. Thuốc chống loạn nhịp tim: Amiodarone, Quinidine
5. Thuốc ức chế miễn dịch: Cyclosporine, sirolimus, tacrolimus.
6. Thuốc chống động kinh: Carbamazepine
7. Thuốc kháng sinh: Bao gồm những tên thuốc như clarithromycin, erythromycin, troleandomycin.
Bác sĩ Hu Songlin cũng nhắc nhở rằng nước ép bưởi hay bưởi đều có thể tác động tới thuốc. Tác động này có thể kéo dài tới 24 giờ. Không giống như những dạng tương tác thuốc khác vốn có thể tránh được bằng cách sử dụng 2 tác nhân có thể gây ra sự tương tác thuốc cách nhau vài giờ. Đối với nước bưởi này thì khoảng cách thời gian từ khi uống nước bưởi cho đến khi sử dụng các loại dược phẩm (vốn có sự tương tác với nước bưởi) phải trên 24 giờ.
Tóm lại là nước ép bưởi và bưởi có thành phần tương tự nhau, khi bạn đang dùng thuốc tim mạch, thuốc hạ lipid m.áu, t.huốc n.gủ, thuốc chống động kinh thì nên tránh dùng bưởi trong vòng 24 tiếng.
7 loại quả tốt cho bệnh nhân ung thư
Bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh là điều quan trọng nếu bạn đang được điều trị hoặc phục hồi sau bệnh ung thư.
Một số loại thực phẩm, bao gồm trái cây, có chứa các hợp chất tăng cường sức khỏe có thể làm chậm sự phát triển của khối u và giảm một số tác dụng phụ của việc điều trị để giúp bạn dễ dàng hồi phục.
1. Cam
Cam là một loại trái cây có múi phổ biến, được ưa chuộng vì vị ngọt, màu sắc rực rỡ và thành phần dinh dưỡng tuyệt vời.
Chỉ một quả cam vừa có thể đáp ứng và vượt quá nhu cầu vitamin C hàng ngày của bạn, đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng khác như thiamine, folate và kali. Vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong khả năng miễn dịch và có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn trong và sau khi điều trị ung thư.
Nghiên cứu cho thấy rằng vitamin C có thể làm giảm sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư và hoạt động như một phương pháp điều trị chống lại một số loại ung thư. Vitamin C từ cam cũng có thể thúc đẩy sự hấp thụ sắt từ thực phẩm. Điều này giúp bảo vệ chống lại bệnh thiếu m.áu, một tác dụng phụ phổ biến của hóa trị liệu
2. Chuối
Chuối có thể là một thực phẩm bổ sung tuyệt vời cho những người đang phục hồi sau bệnh ung thư. Chúng không chỉ dễ dung nạp đối với những người khó nuốt mà còn là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm vitamin B6, mangan và vitamin C.
Ngoài ra, chuối còn chứa một loại chất xơ gọi là pectin, có thể đặc biệt có lợi cho những người bị tiêu chảy do điều trị ung thư. Vì chuối rất giàu kali nên chúng cũng có thể giúp bổ sung chất điện giải bị mất do tiêu chảy hoặc nôn mửa.
Hơn nữa, các nghiên cứu trong ống nghiệm đã quan sát thấy pectin có thể giúp bảo vệ chống lại sự phát triển và tăng trưởng của tế bào ung thư ruột kết.
3. Bưởi
Bưởi là một loại trái cây bổ dưỡng chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Ngoài việc cung cấp một lượng lớn vitamin C, provitamin A và kali, nó còn giàu các hợp chất có lợi như lycopene.
Lycopene là một carotenoid có đặc tính chống ung thư mạnh. Một số nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể làm giảm một số tác dụng phụ tiêu cực của phương pháp điều trị ung thư, chẳng hạn như hóa trị và xạ trị.
Hãy nhớ rằng bưởi có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc, vì vậy tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi thêm nó vào chế độ ăn uống của bạn.
4. Táo
Táo không chỉ là một trong những loại trái cây được nhiều người yêu thích mà còn là một trong những loại quả giàu chất dinh dưỡng. Mỗi khẩu phần táo đều giàu chất xơ, kali và vitamin C – tất cả đều có lợi cho việc phục hồi ung thư.
Chất xơ được tìm thấy trong táo có thể hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa. Còn kali ảnh hưởng đến sự cân bằng chất lỏng của bạn và có thể giúp ngăn ngừa giữ nước, một tác dụng phụ phổ biến của một số loại hóa trị liệu.
Cuối cùng, vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa để hỗ trợ chức năng miễn dịch và chống lại sự phát triển của tế bào ung thư.
5. Chanh
Được biết đến với vị chua và hương thơm đặc trưng của cam quýt, chanh cung cấp một loạt vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Chúng đặc biệt giàu vitamin C, nhưng cũng chứa một số kali, sắt và vitamin B6.
Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã phát hiện ra rằng chiết xuất từ chanh có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của một số loại tế bào ung thư.
Một số nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy một số hợp chất trong chanh, bao gồm limonene, có thể cải thiện tâm trạng của bạn và chống lại căng thẳng để ngăn ngừa trầm cảm và lo lắng. Mặc dù cần có thêm nghiên cứu để xác nhận những phát hiện này ở người, nhưng uống nước chanh hay cho thêm chanh vào các món ăn sẽ giúp bạn có chế độ ăn lành mạnh hơn.
6. Lựu
Lựu rất ngon, bổ dưỡng và chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nên rất phù hợp để thêm vào chế độ ăn uống của bạn. Giống như các loại trái cây khác, chúng chứa nhiều vitamin C và chất xơ nhưng cũng chứa nhiều vitamin K, folate và kali.
Thêm vào đó, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn lựu có thể cải thiện trí nhớ của bạn, điều này có thể giúp những người bị suy giảm khả năng tập trung do hóa trị.
Hơn nữa, các nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng lựu có thể giúp giảm đau khớp, một tác dụng phụ phổ biến khác của các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị.
7. Lê
Lê rất linh hoạt, đầy hương vị và dễ thưởng thức như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Chúng cũng rất bổ dưỡng, cung cấp nhiều chất xơ, đồng, vitamin C và vitamin K.
Đặc biệt, đồng đóng một vai trò trung tâm trong chức năng miễn dịch và làm giảm tính nhạy cảm của cơ thể với n.hiễm t.rùng, có thể có lợi trong quá trình điều trị ung thư.
Giống như các loại trái cây khác, lê có thể chứa các hợp chất chống ung thư mạnh mẽ. Trên thực tế, một nghiên cứu trên 478.000 người cho thấy ăn nhiều táo và lê có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi.
Anthocyanins, một loại sắc tố thực vật được tìm thấy trong lê, cũng có liên quan đến việc giảm sự phát triển ung thư và hình thành khối u trong các nghiên cứu trong ống nghiệm