Phát hiện bất thường 3 năm trước nhưng chủ quan người phụ nữ sốc khi biết mình ung thư

Bình thường phụ nữ mãn kinh thì độ dày niêm mạc tử cung chỉ khoảng 3mm nhưng ở nữ bệnh nhân này lại tới 15mm. Kết quả sinh thiết cho thấy chị bị ung thư nội mạc tử cung.

phat hien bat thuong 3 nam truoc nhung chu quan nguoi phu nu soc khi biet minh ung thu a1f 5254303

Phát hiện bất thường 3 năm trước nhưng chủ quan người phụ nữ sốc khi biết mình ung thư

Người bệnh N. T. M. (sinh năm 1960, tại Thành phố Uông Bí) mãn kinh đã 8 năm nay. Năm 2017 người bệnh đã đến Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí khám và được tư vấn nhập viện làm xét nghiệm sinh thiết niêm mạc tử cung do niêm mạc tử cung dày bất thường (7 mm).

Tuy nhiên người bệnh chủ quan không vào viện ngay mà chỉ khám định kỳ tại Phòng khám tư.

Gần đây đi khám thấy niêm mạc tử cung dày thêm, người bệnh mới đến viện khám lại. Qua thăm khám, người bệnh được xác định niêm mạc tử cung dày khoảng 15mm (Với phụ nữ mãn kinh độ dày niêm mạc tử cung thường là khoảng 3mm).

Xét nghiệm sinh thiết nội mạc tử cung cho kết quả ung thư nội mạc tử cung giai đoạn I. Nhận được kết quả này, người phụ nữ c.hết lặng.

Ngay sau đó, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ và 2 phần phụ, vét hạch chậu hai bên.

BSCKI. Đặng Ngọc Dương – Phó Trưởng khoa Phụ khoa- bác sĩ trực tiếp khám và tư vấn cho người bệnh năm 2017, và cũng là bác sĩ điều trị cho người bệnh đợt này cho biết, quá sản nội mạc tử cung là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh hoặc t.iền mãn kinh, từ 45-75 t.uổi.

Nếu người bệnh được phát hiện sớm ở giai đoạn này thì người bệnh chỉ cần phẫu thuật một lần là có thể điều trị triệt để. Tuy nhiên, nếu giai đoạn quá sản nội mạc tử cung không được điều trị thì một số thể quá sản sẽ tiến triển thành ung thư giống như trường hợp người bệnh N. T. M. Người bệnh sẽ được hẹn tái khám sau 1 tháng để đ.ánh giá và có hướng điều trị tiếp theo.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo phụ nữ thời kỳ mãn kinh hoặc t.iền mãn kinh cần chú ý khám chuyên khoa định kỳ để kiểm soát tình trạng quá sản nội mạc tử cung, sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Không nên để đến khi có các triệu chứng như tăng dịch tiết â.m đ.ạo, rong m.áu, đau vùng hố chậu, thắt lưng… mới đi khám thì nhiều khả năng bệnh đã tiến triển thành ung thư, khiến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.

“Vấn đề này càng cần được quan tâm hơn khi hiện nay nữ giới có xu hướng tự sử dụng các sản phẩm hỗ trợ nội tiết không theo tư vấn của bác sĩ, là một trong những nguy cơ làm gia tăng bệnh ung thư nội mạc tử cung”, BS Đặng Ngọc Dương khuyến cáo.

Ung thư nội mạc tử cung bắt nguồn từ lớp tế bào tạo nên đường giữa của tử cung, được gọi là nội mạc tử cung. Hầu hết những ca ung thư tử cung là ung thư của nội mạc tử cung. Một dạng khác của ung thư tử cung là ung thư cơ tử cung, xuất phát từ cơ tử cung.

Và 2 dạng ung thư này lại có cách điều trị khá khác nhau. Ung thư tử cung đứng thứ 4 trong những ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ tại Hoa Kì. Năm 2017 Viện Ung Thư Quốc Gia ghi nhận tới hơn 61,000 ca ung thư nội mạc tử cung và hơn 11,000 ca t.ử v.ong. Ung thư nội mạc tử cung thường gặp ở phụ nữ trên 55 t.uổi.

Những triệu chứng và dấu hiệu sớm bao gồm ra m.áu â.m đ.ạo bất thường, ví dụ như sau khi mãn kinh hoặc giữa chu kì.

Đau hạ vị có thể gặp nhưng không phổ biến, cũng có thể đau khi quan hệ t.ình d.ục. Một số trường hợp miêu tả rằng thấy đau khi đi tiểu hoặc rất khó tiểu hết. Khi bệnh lý tiến triển thì có thể có các dấu hiệu:

Cảm thấy có khối hoặc thấy nặng vùng chậu; Sụt cân không kiểm soát; Mệt mỏi; Buồn nôn; Đau một số vị trí khác của cơ thể, bao gồm cả chân, lưng hoặc vùng chậu.

Một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra các triệu chứng này chẳng hạn như: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tăng sinh nội mạc tử cung hoặc polyp buồng tử cung.

Chính vì vậy bạn cần được khám bác sĩ để loại trừ khả năng ung thư nội mạc tử cung nếu có các dấu hiệu trên.

Hãy kiểm tra 4 dấu hiệu này giúp bạn phòng ngừa chứng ngưng thở khi ngủ vô cùng nguy hiểm

Mỗi đêm trước khi ngủ bạn tự kiểm tra bản thân xem có những triệu chứng dưới đây không, nếu có nghĩa là bạn đã mắc chứng ngưng thở khi ngủ và cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng xảy ra khi hơi thở của một người bị gián đoạn trong khi ngủ. Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh hiểm nghèo, bao gồm huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường, đồng thời làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim… Tuy nhiên, rất nhiều người đang mắc ngưng thở khi ngủ vẫn không biết mình bị bệnh này.

hay kiem tra 4 dau hieu nay giup ban phong ngua chung ngung tho khi ngu vo cung nguy hiem a43 5216790

Rất nhiều người đang mắc ngưng thở khi ngủ vẫn không biết mình bị bệnh này.

Theo bác sĩ Alan Schwartz, (giám đốc Trung tâm Rối loạn Giấc ngủ tại Trung tâm Y tế Johns Hopkins Bayview, Mỹ), mỗi đêm trước khi ngủ bạn cần tự kiểm tra bản thân xem có những triệu chứng dưới đây không, nếu có nghĩa là bạn đã mắc chứng ngưng thở khi ngủ và cần được điều trị càng sớm càng tốt.

1. Hỏi người xung quanh xem khi ngủ mình có thường xuyên phát ra tiếng động không

hay kiem tra 4 dau hieu nay giup ban phong ngua chung ngung tho khi ngu vo cung nguy hiem 742 5216790

Ngáy, khịt mũi hoặc thở hổn hển đều là những âm thanh bất thường khi ngủ. Theo bác sĩ Alan Schwartz: Phát ra tiếng ồn khi ngủ là dấu hiệu cảnh báo rằng đường hô hấp trên của bạn có thể bị tắc nghẽn. Dù không phải tất cả những người ngủ ngáy đều bị chứng ngưng thở khi ngủ, nhưng ngủ ngáy là một dấu hiệu điển hình của chứng bệnh này. Càng ngáy to thì khả năng bị ngưng thở khi ngủ càng lớn.

Theo bác sĩ, nếu bạn bị chứng ngưng thở, người ngủ cùng bạn sẽ nghe thấy tiếng ngáy ngắt quãng, đó chính là những cơn ngưng thở và chúng có thể tái phát hàng trăm lần mỗi đêm. Tốt nhất bạn nên nhờ người thân kiểm tra giúp tiếng ngáy của bản thân khi ngủ.

2. Tự hỏi bản thân có cảm thấy bồn chồn khi ngủ không

Bác sĩ Schwartz cho biết rằng những người bị chứng ngưng thở thường cảm thấy trằn trọc, liên tục xoay người và có dấu hiệu ngủ không yên giấc vào ban đêm. “Khi bạn khó thở vào ban đêm, giấc ngủ của bạn sẽ bị gián đoạn”, bác sĩ Schwartz nói.

Ngoài ra, bệnh nhân sẽ thường xuyên thức dậy giữa đêm với cảm giác đau đầu, khô miệng và họng.

3. Bạn luôn mệt mỏi

Nếu bạn ngủ đủ giấc nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi cả ngày, nghĩa là chứng ngưng thở đã làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

hay kiem tra 4 dau hieu nay giup ban phong ngua chung ngung tho khi ngu vo cung nguy hiem 1f2 5216790

Mỗi tối trước khi ngủ, bạn nên suy nghĩ lại ngày hôm nay mình có cảm thấy mệt mỏi, làm việc kém năng suất, hay mắc lỗi, thậm chí thời gian này có hay bị cảm lạnh nhiều hơn so với trước đây không? Bởi giấc ngủ kém có thể cản trở hệ thống miễn dịch, nó khiến bạn luôn uể oải, mệt mỏi, thiếu sức sống và dễ mắc bệnh vặt.

4. Tự kiểm tra bản thân có thuộc đối tượng dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ không

Bác sĩ Schwartz nói rằng một số người có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ hơn những người khác: Đàn ông có nhiều khả năng bị ngưng thở hơn phụ nữ, mặc dù nguy cơ ở phụ nữ tăng lên sau khi mãn kinh. Ông cho biết thêm, đối tượng thừa cân hoặc béo phì cũng có nguy cơ cao bị ngưng thở khi ngủ hơn rất nhiều so với những người khác.

Những người có amidan lớn, lưỡi lớn hoặc xương hàm nhỏ. Có t.iền sử gia đình bị ngưng thở khi ngủ. Tắc nghẽn mũi do vách ngăn lệch, dị ứng hoặc các vấn đề về xoang… cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị chứng ngưng thở khi ngủ.

hay kiem tra 4 dau hieu nay giup ban phong ngua chung ngung tho khi ngu vo cung nguy hiem bbf 5216790

Đàn ông có nhiều khả năng bị ngưng thở hơn phụ nữ, mặc dù nguy cơ ở phụ nữ tăng lên sau khi mãn kinh.

Ngoài ra, t.rẻ e.m cũng là đối tượng dễ mắc chứng bệnh này. Theo bệnh viện Johns Hopkins, 10 đến 20% t.rẻ e.m ngủ ngáy có thể bị ngưng thở khi ngủ. Nhìn chung, ước tính có khoảng 3% t.rẻ e.m trên thế giới bị ngưng thở khi ngủ.

Nhìn chung, nếu bạn nhận ra bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào trên đây, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị triệt để.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *