Giữa một người mẹ có sự chuẩn bị trước khi sinh con và một người mẹ mang thai ngoài ý muốn có sự khác biệt rõ ràng.
1. Đối với người mẹ
Thể chất của mẹ tốt hơn khi mang bầu
Sự khác biệt lớn nhất giữa việc chuẩn bị mang thai và có thai ngoài ý muốn nằm ở thể chất của người mẹ. Những người mẹ có sự chuẩn bị cho việc mang thai sẽ tự ý thức được việc đảm bảo sức khỏe của bản thân để có một thai kỳ khỏe mạnh. Còn những bà mẹ mang thai bất ngờ sẽ không có thời gian chuẩn bị sức khỏe kỹ càng, thể chất có thể không đảm bảo trong lúc mang thai.
Tránh được bệnh di truyền, bẩm sinh
Đối với việc sinh nở, một trong những điều cha mẹ lo lắng nhất là con mình có mắc một số bệnh hay không, trường hợp này một mặt là bệnh di truyền của bản thân bố mẹ, mặt khác là do mang thai. Với những bà mẹ chuẩn bị sẵn sàng cho việc có con sẽ ý thức việc khám sức khỏe tổng thể trước để tầm soát nguy cơ mắc các bệnh di truyền trong cơ thể, đồng thời bạn cũng có ý thức bảo vệ thai tốt hơn. Khi đó em bé có thể tránh được bệnh di truyền của cha mẹ, và những điều kiện sống không tốt của người mẹ (như hút thuốc, uống rượu, thức khuya) trong thời kỳ đầu mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
2. Đối với con
Cơ thể bé khỏe mạnh hơn
Người mẹ có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi mang thai sẽ ăn uống, tẩm bổ và dự trữ dinh dưỡng nhiều hơn và tốt hơn. Đây là mặt rất có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi , đồng thời giúp thể chất của mẹ khỏe mạnh hơn. Bằng cách này, em bé sẽ tự nhiên lớn lên tốt hơn trong thời thai kỳ.
Bộ não của em bé thông minh hơn
Trong quá trình chuẩn bị mang thai, một điều mà các bà mẹ sẽ làm là “bổ sung axit folic”, một chất dinh dưỡng rất quan trọng cho não bộ của em bé, giảm nguy cơ bị dị tật ống thần kinh. Từ đó thai nhi phát triển ổn định, giảm sự bất thường. Em bé lớn lên phần nào sẽ trở nên thông minh hơn.
Không thể tới bệnh viện vì Covid-19, thai phụ tự đẻ tại nhà
Vào thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ, một người phụ nữ đã hạ sinh một cậu bé khỏe mạnh ngay tại nhà dưới sự giúp đỡ của hàng xóm và bác sĩ qua điện thoại.
Người ta nói “cửa sinh là cửa tử”, ngụ ý việc sinh con vô cùng vất vả, người mẹ phải đối mặt với nhiều hiểm nguy, thậm chí là phải đ.ánh đổi bằng cả mạng sống của mình. Chính vì vậy, hầu hết các bà mẹ đều muốn sinh con tại bệnh viện tốt nhất, với đội ngũ y tế chuyên nghiệp nhất.
Thế nhưng, không phải ai cũng “mong được ước thấy”, bởi có thai phụ đẻ rơi dọc đường, có người lại không thể tới bệnh viện vì lý do nào đó.
Mới đây, một người phụ nữ ở Ấn Độ cũng phải sinh con bằng phương pháp sinh mổ ngay tại nhà dưới sự giúp đỡ của hàng xóm và một bác sĩ qua điện thoại.
Theo đó, chị Vasavi Pathepur sống tại phố Kittur Chennamma thuộc huyện Haveri, bang Karnataka dự sinh vào cuối tháng 7 và chị bắt đầu chuyển dạ vào khoảng 2h chiều 26/7 vừa qua. Thật không may, chị Vasavi không thể gọi được xe cứu thương trong thời gian cách ly xã hội vì dịch COVID-19.
Những người hàng xóm giúp chị Vasavi “vượt cạn” thành công ngay tại nhà.
Theo The Times of India, Bệnh viện Hanagal Taluk gần đó đã bị phong tỏa sau khi một y tá có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Do đó, chị Vasavi dù đang đau đớn vì chuyển dạ nhưng vẫn không có xe cứu thương nào tới đón.
May mắn thay, khi nghe thấy tiếng khóc của Vasavi, hàng xóm của chị là Jyoti Madi cùng một vài người phụ nữ khác đã nhanh chóng chạy tới giúp đỡ. Ngay sau đó, chị Jyoti đã gọi cho một người hàng xóm là bác sĩ Priyanka Mantagi, đang học lên cấp cao hơn ở trường y KIMS tại Hubballi và giải thích cho bác sĩ về tình trạng của chị Vasavi.
” Tôi đã gọi ngay cho bác sĩ Priyanka và giải thích cho cô ấy về tình trạng của Vasavi. Cô ấy đồng ý hướng dẫn giúp chúng tôi giúp Vasavi ‘vượt cạn’ thông qua cuộc gọi video“, chị Jyoti nói.
Không để lãng phí thời gian, những người phụ nữ đã nhanh chóng hành động. Họ làm theo hướng dẫn của bác sĩ và cuối cùng giúp chị Vasavi hạ sinh một b.é t.rai an toàn theo phương pháp sinh mổ.
Bác sĩ Priyanka Mantagi hỗ trợ đỡ đẻ qua điện thoại.
” Chúng tôi đã cứu sống được 2 mạng người với sự giúp đỡ kịp thời của bác sĩ Priyanka. Không ai trong chúng tôi có kinh nghiệm về việc sinh nở sớm hơn ngày dự sinh, nhưng chúng tôi đã làm được. Điều này có thể là nhờ sự khích lệ của bác sĩ“, chị Jyoti chia sẻ.
Về phía Vasavi, chị nói rằng chị dường như mất hết hy vọng khi không gọi được xe cứu thương để tới bệnh viện. ” Tôi thực sự rất biết ơn những người hàng xóm đã giúp tôi ‘vượt cạn’, ở bên động viên tôi vượt qua nỗi sợ hãi lúc đó“, chị Vasavi nói.
Bác sĩ Priyanka cũng cho biết, cô rất tự tin khi hướng dẫn những người phụ nữ giúp Vasavi sinh nở. ” Những người phụ nữ đó làm theo từng hướng dẫn rất cẩn thận để tránh biến chứng. Vasavi hạ sinh con đầu lòng bằng phương pháp sinh mổ nên có một chút rủi ro liên quan. Tuy nhiên, cả mẹ và con đều đã làm rất tốt“, bác sĩ Priyanka nói.