Tay chân miệng và lở mồm long móng là hai loại bệnh hoàn toàn khác biệt. Tuy nhiên, vẫn có một số người bị nhầm lẫn giữa hai bệnh này. Dưới đây là cách nhận biết tay chân miệng và lở mồm long móng ở trẻ nhỏ.
Tay chân miệng và lở mồm long móng dễ gây nhầm lẫn và rất dễ lây lan, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Biểu hiện đặc trưng của nó là các vết loét ở miệng, phát ban ở tay, chân, mông. Dưới đây là cách phân biệt tay chân miệng và lở mồm long móng qua các dấu hiệu đặc trưng của từng bệnh.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm virus cấp tính. Bệnh có khả năng lây lan qua đường hô hấp, dịch tiết của người bệnh. Tay chân miệng thường gặp ở t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi. Trong đó t.rẻ e.m dưới 3 t.uổi là đối tượng có nguy cơ cao.
Tay chân miệng thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa hè – thu. Chúng bùng phát thành dịch, trở thành mối lo ngại cho sức khoẻ cộng đồng. Dấu hiệu bệnh tay chân miệng rất đặc trưng. Tuy nhiên vào giai đoạn đầu nó dễ gây nhầm lần với một số bệnh khác. Nhầm lẫn giữa tay chân miệng và lở mồm long móng cũng không hề hiếm gặp.
Dấu hiệu phân biệt tay chân miệng và lở mồm long móng – Ảnh: Internet
Giữa tay chân miệng và lở mồm long móng có khác biệt rất lớn. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là do virus được tìm thấy ở người. Nó có khả năng lây lan từ người sang người. Còn virus gây bệnh lở mồm long móng được tìm thấy ở động vật. Triệu chứng, thông tin dịch tễ học của hai loại bệnh cũng hoàn toàn khác biệt.
1. Phân biệt tay chân miệng và lở mồm long móng
Nói chung tay chân miệng và lở mồm long móng không có bất kỳ sự liên qua nào. Đây là hai bệnh hoàn toàn khác biệt từ nguyên nhân đến đặc điểm dịch tễ học và đối tượng mắc bệnh.
1.1. Điểm giống nhau giữa tay chân miệng và lở mồm long móng
Tay chân miệng và lở mồm long móng vẫn có những dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn, dẫn đến những chẩn đoán, điều trị sai lầm nếu không phát hiện kịp thời.
– Về dấu hiệu: Cả hai loại bệnh đều có đặc trưng là sốt, xuất hiện mụn nước ở miệng, lưỡi, lợi răng và niêm mạc. Các bọng nước vỡ nhanh, tạo thành vết loét gây đau đớn, khó nhai, nuốt và lười ăn. Đối tượng mắc bệnh có triệu chứng tăng tiết nước bọt, sùi bọt mép rất dễ nhận biết.
– Thời gian ủ bệnh tay chân miệng và lở mồm long móng đều từ 3 – 7 ngày trước khi có dấu hiệu cụ thể. Cả hai loại bệnh đều có khả năng lây lan nhanh, dẫn đến nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không được xử lý kịp thời.
– Dịch tay chân miệng và lở mồm long móng đều rất khó kiểm soát khi bùng phát. Để ngăn ngừa lây lan, khi có dấu hiệu của bệnh, các đối tượng cần được cách ly và có chế độ chăm sóc đặc biệt.
1.2. Điểm khác nhau giữa tay chân miệng và lở mồm long móng
Mặc dù có vài triệu chứng tương tự, nhưng về cơ bản tay chân miệng và lở mồm long móng là hai bệnh hoàn toàn khác biệt. Từ nguyên nhân đến đặc điểm dịch tễ học và đối tượng mắc bệnh đều riêng biệt.
Tay chân miệng và lở mồm long móng khác nhau về nguyên nhân và đối tượng dễ mắc bệnh – Ảnh Internet
– Nguyên nhân gây bệnh khác nhau giữ tay chân miệng và lở mồm long móng:
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là virus Enterovirus A71 chỉ tồn tại ở người. AV71 có dạng hình cầu, bao bọc bên trong là ARN, thành phần di truyền, giúp chúng nhân lên và lây nhiễm trong cộng đồng.
Trong khi đó nguyên nhân gây bệnh lở mồm long móng là virus truyền nhiễm ở động vật có tên gọi Foot and Mouth Disease. Loại virus này thường chỉ tìm thấy ở các loài động vật có guốc chắn như: Trâu, bò, dê, cừu, lợn…Đến nay chưa có thông tin nào cho thấy bệnh lở mồm long móng xuất hiện ở người.
– Khác nhau về đối tượng mắc bệnh tay chân miệng và lở mồm long móng:
Đối tượng mắc bệnh tay chân miệng thường là t.rẻ e.m dưới 10 t.uổi. Phổ biến nhất là t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh thông qua dấu hiệu đặc trưng như mụn nước ở niêm mạc, miệng, lưỡi, họng…
Bên cạnh đó bệnh nhân tay chân miệng thường có các bọng nước nổ lên hoặc ẩn dưới da lòng bàn tay, chân và không gây đau đớn. Một số trường hợp bệnh nhân chỉ xuất hồng ban chứ không có bọng nước. Một số trường hợp khác chỉ có biểu hiện loét miệng thông thường.
Đối tượng mắc bệnh của lở mồm long móng là động vật có guốc chắn như: Trâu, bò, dê, cừu, lợn… Đối tượng mắc bệnh thường đau chân, khập khiễng, thậm chí không đứng được và phải nằm.
2. Điều trị bệnh tay chân miệng và lở mồm long móng khác nhau như thế nào?
Phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng và lở mồm long móng hoàn toàn riêng biệt, không có điểm tương đồng.
– Để điều trị tay chân miệng, người bệnh cần được hạ sốt, uống nhiều nước, súc miệng thường xuyên bằng dung dịch chuyên dụng. Bên cạnh đó, người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt với chế độ dinh dưỡng khoa học.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cơ thể người bệnh cũng như môi trường sống. Đồng thời sử dụng các loại thuốc điều trị tay chân miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với những trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu bất thường cần đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.
– Để điều trị bệnh lở mồm long móng cần rửa sạch các vết loét ở miệng, lưỡi, chân, móng…bằng nước muối, acid citric 1% hoặc thuốc tím 1%, phèn chua 2%…Sau đó lau khô vết thương và dùng thuốc BIO-BLUE SPRAY. Các vết mụn loét cần được băng bó lại để tránh ruồi, muỗi tấn công. Ngoài ra cần có chế độ chăm sóc, dinh dưỡng phù hợp.
Bệnh lở mồm long móng chỉ xuất hiện ở động vật – Ảnh: Internet
3. Phòng tránh bệnh tay chân miệng và lở mồm long móng
Do nguyên nhân, đối tượng mắc bệnh và đặc điểm dịch tễ học của tay chân miệng và lở mồm long móng hoàn toàn khác biệt nên phương pháp phòng tránh và điều trị cũng khác nhau.
3.1. Cách phòng tránh tay chân miệng
– Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ. Nhất là khi tiếp xúc với các bọng nước của người bệnh.
– Lau dọn sạch sẽ nhà ở, vệ sinh các vật dụng dễ bị nhiễm mầm bệnh bao gồm đồ chơi cho bé, bàn ghế, tay nắm cửa…bằng dung dịch sát khuẩn nhiều lần.
– Tránh tiếp xúc gần như ôm, hôn, sử dụng chung đồ với trẻ khác để phòng tay chân miệng.
– Cách ly tại nhà hoặc tại bệnh viện khi có dấu hiệu nhiễm bệnh. Hạn chế xuất hiện nơi đông người cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
– Theo dõi tình trạng bệnh chặt chẽ, đưa bé đến bệnh viện để được chăm sóc kịp thời nếu sốt cao, li bì, mất tỉnh táo.
– Xử lý rác thải đúng cách để hạn chế mầm bệnh lây lan.
3.2. Phòng tránh bệnh lở mồm long móng
– Thực hiện tốt vệ sinh thú ý như giữ gìn chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, phun sát trùng định kỳ.
– Tiêm vaccin phòng lở mồm long móng cho gia súc, tiến hành cách ly 21 ngày trước khi nhập đàn.
– Thức ăn, nước uống phải đảm bảo vệ sinh. Tiến hành khử trùng và trang bị bảo hộ trước khi ra vào, khu vực chăn nuôi.
– Tiến hành tiêu độc, khử trùng những khu vực có gia súc bị bệnh.
Trên đây là những điểm khác nhau giữa tay chân miệng và lở mồm long móng bạn cần biết. Mặc dù cả tay chân miệng và lở mồm long móng đều có dấu hiệu đặc trưng là sốt, hình thành mụn nước ở da vùng miệng. Tuy nhiên đối tượng mắc bệnh hoàn toàn khác nhau, nên bạn không cần quá lo lắng bị nhầm lẫn giữa hai loại bệnh này.
Tay chân miệng ở người rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Do đó, khi có dấu hiệu bệnh bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời, tránh nguy cơ biến chứng.
Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt nguy hiểm như thế nào? Điểm danh những triệu chứng khác
Hiện nay vẫn có những trường hợp trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt gây nguy hiểm đến sức khỏe do phụ huynh không phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
Sốt, mụn nước xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và trong niêm mạc miệng là những triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đặc biệt, trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt, rất khó để phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thời gian mắc bệnh kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
1. Triệu chứng điển hình của tay chân miệng
Tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong thời gian gần đây đã trở thành nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Đặc biệt là trong thời điểm từ tháng 2 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 10 hằng năm, khi bệnh bùng phát thành dịch.
Sốt và những nốt mụn nước ở bàn tay, bàn chân, niêm mạc miệng là dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ (Ảnh: Internet)
Việc nhận biết bệnh tay chân miệng qua dấu hiệu điển hình từ đó trở nên vô cùng quan trọng. Phát hiện bệnh sớm có thể giúp phụ huynh quyết định đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời. Cũng như có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách, hiệu quả.
Dưới đây là những triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ:
– Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường khá giống bệnh cúm khiến phụ huynh nhầm lẫn. Trẻ cảm thấy mệt mỏi, người sốt nhẹ và vừa từ 37.5 đến 39C, đi kèm đau cổ họng.
– Giai đoạn tiếp theo từ 1 đến 2 ngày sau đó, các mụn nước sẽ xuất hiện trong niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối hoặc thậm chí là mông và xung quanh h.ậu m.ôn của trẻ.
2. Vì sao trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt?
Như chúng ta đã biết, sốt là một dấu hiệu đặc trưng, điển hình trong giai đoạn đầu của bệnh tay chận miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp trẻ mắc bệnh nhưng không có triệu chứng sốt hay phát ban bỏng nước. Điều này là do tay chân miệng có 3 thể bệnh mà trẻ có thể mắc phải.
Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhưng không có triệu chứng sốt hay phát ban bỏng nước (Ảnh: Internet)
Ngoài thể điển hình với các dấu hiệu đặc trưng đã kể trên, bệnh còn tồn tại dưới 2 thể khác:
– Thể tối cấp với diễn tiến nhanh, trẻ có thể gặp tình trạng nguy kịch trong vòng từ 24 đến 48 giờ.
– Thể không điển hình. Ở thể này, trẻ mắc bệnh không có triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ xuất hiện một trong số các triệu chứng đã nhắc đến ở trên.
Như vậy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hoàn toàn có thể mắc bệnh tay chân miệng nhưng không sốt và chúng có thể là dấu hiệu của những thể bệnh nguy hiểm, phụ huynh cần lưu ý kỹ để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
3. Những triệu chứng cần lưu ý nếu trẻ bị tay chân miệng mà không sốt?
Tuy là triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng t.rẻ e.m cùng với nổi phỏng nước ở ba khu vực chính là tay – chân – miệng. Bệnh nhi vẫn có thể mắc tay chân miệng mà không sốt hoặc sốt nhẹ. Lúc này, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý vì đây có nguy cơ là thể bệnh nặng với những biến chứng nguy hiểm.
Khi trẻ mắc tay chân miệng nhưng không sốt, phụ huynh cần chú ý đến một số triệu chứng sau:
3.1. Trẻ quấy khóc dai dẳng
Khi mắc bệnh tay chân miệng, trẻ có thể quấy khóc nhiều hơn bình thường, thậm chí là liên tục kéo dài. Một số trẻ chỉ ngủ được khoảng 15 đến 20 phút, đôi khi khóc cả đêm không ngủ. Thông thường, các bé quấy khóc là do khó chịu vì các vết l.ở l.oét trong miệng và ngứa ngáy trên da gây nên.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý vì trẻ có khả năng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm do tay chân miệng thể tối cấp gây ra.
Trẻ quấy khóc liên tục có thể là dấu hiệu nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm do tay chân miệng thể tối cấp gây ra (Ảnh: Internet)
3.2. Nôn ói
Nôn là một triệu chứng khá thường gặp của bệnh tay chân miệng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bước vào giai đoạn toàn phát. Tuy nhiên nếu trẻ nôn ói nhiều thì có thể báo hiệu bệnh nặng, dễ có nguy cơ dẫn đến biến chứng.
3.3. Giật mình
Một trong những triệu chứng cần lưu ý khi trẻ bị tay chân miệng mà không sốt là giật mình. Đây là một trong những dấu hiệu thần kinh do tay chân miệng, có thể xảy ra ngay cả khi trẻ đang thức chơi hoặc ngủ (thỉnh thoảng giơ hai tay lên).
Phụ huynh cần đặc biệt chú ý quan sát tần suất trẻ bị tay chân miệng giật mình có tăng theo thời gian hay không để kịp thời đến cơ sở y tế.
3.4. Tiểu ít
Tiểu ít khi bị tay chân miệng mà không sốt thì có thể là dấu hiệu trẻ mắc bệnh ở thể nặng. Tiểu ít có thể là do tình trạng rối loạn huyết động, tụt huyết áp, hay suy thận.
Vì vậy, nếu trẻ mắc tay chân miệng nhưng không sốt thì phụ huynh nên quan sát tã hoặc thu thập nước tiểu của trẻ vào ly có vạch đo lường để đ.ánh giá lượng nước bài tiết hàng ngày khi trẻ mắc bệnh.
3.5. Trẻ khó thở, thở nhanh hơn bình thường
Nếu trẻ không sốt nhưng cảm thấy khó thở và thở gấp, phụ huynh cần lưu ý bởi đó có thể là dấu hiệu của tình trạng suy tuần hoàn hoặc biến chứng hô hấp. Những triệu chứng này biểu hiện qua co rút cơ hô hấp ở mũi, cánh mũi phập phồng, thở khó nhọc, nhịp thở nhanh hơn bình thường ở những trẻ bị tay chân miệng.
3.6. Rối loạn ý thức
Rối loạn ý thức là một trong những dấu hiệu đặc biệt lưu ý ở trẻ bị nhiễm tay chân miệng nhưng không sốt. Điều này là do nó có thể cảnh báo biến chứng viêm não, huyết áp thấp,… Bên cạnh đó, nếu trẻ có các biểu hiện như ngủ gà, bứt rứt, loạng choạng, … cần cho trẻ nhập viện ngay để điều trị kịp thời.