Những ngày cuối năm, thời tiết chuyển lạnh, số người đến khám và điều trị bệnh viêm mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tăng cao.
Trung bình một ngày, Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên khám cho khoảng 100 trường hợp, trong đó bệnh nhân viêm mũi họng khoảng 40 trường hợp, tăng gấp đôi so với thời điểm trước đó.
BSCKII Võ Nguyễn Hoàng Khôi, Khoa Tai mũi họng cho biết: Viêm mũi họng là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa t.uổi, tuy nhiên khi thời tiết chuyển mùa, nhất là mùa lạnh, t.rẻ e.m và người lớn t.uổi dễ mắc bệnh hơn do sức đề kháng yếu.
Viêm mũi họng thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 2 đến 6 ngày, nếu người bệnh có sức đề kháng tốt, bệnh sẽ nhanh khỏi, các triệu chứng khó chịu sẽ thuyên giảm. Nhưng đối với những người có sức đề kháng yếu như t.rẻ e.m, người cao t.uổi, bệnh có thể có diễn tiến phức tạp, nếu không điều trị sớm, nếu để kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi hoặc trở thành viêm họng mạn tính.
Nói về nguyên nhân gây bệnh viêm mũi họng, BSCKII Võ Nguyễn Hoàng Khôi cho biết thêm: Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm mũi họng nhưng “thủ phạm” đầu tiên phải kể đến là do virus adeno, virus hợp bào đường thở, cúm, sởi và các loại virus khác như: các loại liên cầu khuẩn, tụ cầu, phế quản.
Một nguyên nhân khác thường gặp là do ô nhiễm môi trường, nhiều khói bụi, khí thải, do thay đổi khí hậu đột ngột. Ngoài ra, những người có thói quen không tốt, như: uống nhiều nước đá, dùng các chất kích thích, như: rượu, bia, t.huốc l.á… vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng tạo điều kiện cho các vi khuẩn cư trú trong vòm miệng, gây viêm nhiễm vùng mũi, họng.
Viêm mũi họng được chia làm hai thể bệnh: viêm mũi họng cấp tính và viêm mũi họng mạn tính. Viêm mũi họng cấp tính là có sự kết hợp giữa viêm mũi họng và viêm amidan. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 6 ngày. Viêm mũi họng mạn tính là khi viêm mũi họng cấp tính không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả, để tình trạng bệnh kéo dài, dai dẳng dẫn đến tình trạng viêm mũi họng mạn tính.
Viêm mũi họng có các biểu hiện, như: người bệnh sốt cao, dao động từ 38 đến 40 độ C, kèm theo cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi, nuốt đau, đau nhói lên tai và có ho kích thích. Lúc đầu bệnh có thể gây ho khan, sau đó ho có đờm, chất tiết, niêm mạc họng đỏ, amidan sưng to kèm theo sung huyết vùng mũi họng… Khi phát hiện cơ thể có biểu hiện vừa nêu, cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị dứt điểm.
Mặc dù viêm mũi họng không gây đau đớn cấp tính, nhưng bệnh cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, sinh hoạt hằng ngày. Do đó, để phòng bệnh viêm mũi họng, các bác sĩ khuyến cáo: Đối với người bị viêm mũi họng mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần, nên hạn chế các chất kích thích, như: bia, rượu, t.huốc l.á…
Những người mắc các bệnh viêm mũi xoang, viêm amidan, các bệnh về răng miệng, cần điều trị triệt để tránh bệnh diễn tiến lây lan gây viêm họng. Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
Đối với t.rẻ e.m và người lớn t.uổi cần được chăm sóc chu đáo để tránh bị nhiễm lạnh khi đi ra ngoài. Riêng t.rẻ e.m nên mặc vừa đủ ấm, không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo vì cơ thể trẻ rất hay ra mồ hôi, dễ bị nhiễm lạnh ngược gây viêm phổi; không để trẻ mút tay hoặc ngoáy mũi, thực hiện tiêm phòng cho trẻ đúng quy định.
Đặc biệt, cần uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ, đúng phác đồ, đúng thời gian, không tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ, vì nếu uống không đúng thuốc có thể dẫn tới tình trạng kháng thuốc, khó điều trị bệnh hơn.
Tận thấy khu điều trị cách ly bạch hầu lớn nhất Tây Nguyên
Bệnh viện Đa khoa Vùng (BVV) Tây Nguyên từng điều trị nhiều ca bạch hầu và đang điều trị 2 bệnh nhân dương tính với bạch hầu vừa chuyển từ huyện M’đrắk lên vào ngày 12/7.
PV T.iền Phong đã vào tận nơi tận thấy quy trình điều trị cho những bệnh nhân tại khu cách ly đặc biệt ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’.
Bác sĩ trao đổi với người nhà bệnh nhân
Khu cách ly điều trị bệnh bạch hầu tại BVV Tây Nguyên
Trước khi vào khu cách ly đặc biệt thuộc Khoa truyền nhiễm BVV Tây Nguyên, chúng tôi được hướng dẫn mang đồ bảo hộ (bịt kín từ đầu đến chân, kính mắt, khẩu trang y tế, găng tay…) như cán bộ y tế vào thăm khám, điều trị bệnh nhân. Khu cách ly nằm ở vị trí riêng, cách xa các khu điều trị khác và luôn trong tình trạng canh phòng nghiêm ngặt.
Đo huyết áp cho bệnh nhân
Những bệnh nhân dương tính với bạch hầu sẽ ở một phòng riêng, người nhà chăm sóc ở một phòng riêng tránh lây nhiễm. Tất cả bệnh nhân, người nhà đều đeo khẩu trang y tế kháng khuẩn. Mỗi ngày bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám 2 lần sáng-chiều.
Bắt mạch cho bệnh nhân dương tính với bạch hầu
Quy trình thăm khám, điều trị bệnh bạch hầu được nhân viên y tế tuân thủ theo đúng phác đồ của Bộ Y tế như: Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân như; Đo nhiệt độ, bắt mạch, đo nhịp thở và khám các dấu hiệu lâm sàng khác liên quan đến triệu chứng ho, sốt, khó thở…
Bác sĩ thăm khám bệnh nhân đều mặc đồ bảo hộ
Ngoài ra nhân viên điều dưỡng cũng thay phiên nhau lên phát thuốc cho bệnh nhân; Khi có việc, người nhà sẽ gọi điện, nhân viên y tế có mặt ngay để xử lý. Đến giờ ăn sẽ có một bộ phận mang thức ăn và các đồ dùng cần thiết lên cho bệnh nhân, người nhà chăm sóc.
Phát thuốc kháng sinh cho bệnh nhân
Trước đó, sáng 12/7, BVV Tây Nguyên tiếp nhận, điều trị 2 trường hợp dương tính với bạch hầu. Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân nam tên V.A.B (SN 1994) trú thôn 7, xã Cư Króa, huyện M’đrắk nhập viện Trung tâm huyện M’đrắk ngày 10/7 với triệu chứng sốt, kèm đau họng, mệt mỏi. Kết quả xét nghiệm ngày 11/7/2020, bệnh nhân dương tính với vi khuẩn bạch hầu.
Người nhà chăm sóc bệnh nhân được ở 1 phòng riêng
Trường hợp thứ 2 là G.S.C (người nhà trực tiếp chăm nuôi bệnh nhân V.A.B), vào Trung tâm Y tế huyện M’đrắk ngày 11/7/2020, kết quả xét nghiệm dương tính với bạch hầu. Sau đó bệnh nhân này được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên ngày 12/7/2020.
Đồ bảo hộ thăm khám bệnh nhân chỉ dùng một lần
Hiện Đắk Lắk có 2 ổ dịch với 3 bệnh nhân dương tính với bạch hầu. Trước đó, BVV Tây Nguyên đã tiếp nhân, điều trị cho hơn 16 người nghi ngờ và mắc bệnh bạch hầu từ Đắk Nông đưa sang .