Các nhà nghiên cứu tại Trường Dược khoa thuộc Đại học Washington ở St. Louis và Trường Dược khoa Icahn đã xác định được 2 kháng thể bảo vệ chuột trước virus cúm B.
Cấu trúc phân tử của kháng thể liên kết với protein từ virus cúm B. Ảnh: Yanan Dai
Theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Imunity ngày 24/9, nhóm nghiên cứu đã lấy các mẫu m.áu của một bệnh nhân cúm B và tiến hành tách các tế bào sản xuất kháng thể. Sau đó, nhóm nghiên cứu tạo các kháng thể từ những tế bào này và tiến hành phân tích, tìm ra 7 kháng thể khác nhau có tác dụng với kháng nguyên neuraminidase (N), một loại enzyme trên bề mặt virus cúm. Trong đó, 2 kháng thể 1G05 và 2E01, có khả năng ức chế các kháng nguyên N từ một nhóm gồm 9 chủng virus cúm B.
Hơn nữa, 2 kháng nguyên này còn giúp chuột thí nghiệm sống sót sau khi được tiêm một liều virus cúm B với nồng độ có thể gây t.ử v.ong. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã tiêm virus cúm B vào cơ thể của các nhóm gồm 5 chuột thí nghiệm/nhóm. Sau đó, họ điều trị các nhóm chuột nhiễm virus bằng 1 trong 2 kháng thể trên hoặc một loại kháng thể giả dược (placebo) trong 3 ngày. Quá trình thử nghiệm cho thấy các nhóm chuột đều phát triệu chứng mắc bệnh nhưng những chuột thí nghiệm được điều trị bằng kháng thể 2E01 và 4/5 chuột thí nghiệm được điều trị bằng 1G05 đã sống sót trong khi nhóm chuột dùng giả dược không qua khỏi.
Đồng tác giả nghiên cứu, Giáo sư Florian Krammer từ Icahn, cho biết với khả năng đã được chứng minh qua thử nghiệm kể trên, các kháng thể chống virus cúm B có thể được sử dụng để tạo ra một phương pháp điều trị cúm mới, hiệu quả hơn, đặc biệt khi kết hợp với những kháng thể cúm A.
Những nghiên cứu sâu hơn cũng chỉ ra giống như những kháng thể cúm A từng được xác định trước đó, 2 kháng thể cúm B này vô hiệu hóa kháng nguyên N bằng cách khóa một phần chức năng của enzyme này. Phân tích cấu trúc về các tương tác giữa các kháng thể và kháng nguyên N chỉ ra mỗi kháng thể can thiệp theo một cách khác nhau, vì vậy, sẽ rất khó để virus có thể kháng lại một loại thuốc có cả 2 kháng thể cùng lúc.
Nhóm nghiên cứu đang tìm những đối tác tiềm năng để phát triển thuốc chữa cúm mới từ những kháng thể này. Nhóm cũng đã bắt đầu các thí nghiệm sử dụng các kháng thể 1G05 và 2E01 để phát triển một loại vaccine phòng cúm tạo kháng thể phổ rộng.
Gần như tất cả những loại virus cúm ảnh hưởng tới con người đều được xếp vào 1 trong 2 nhóm: A và B. Cúm B ít gặp hơn và thường xuất hiện vào cuối mùa cúm, đặc biệt nhạy cảm với t.rẻ e.m. Mùa cúm 2019-2020, 187 t.rẻ e.m Mỹ đã t.ử v.ong vì cúm, với gần 2/3 trường hợp mắc cúm B.
Kháng thể là gì? Cấu trúc và vai trò của kháng thể
Kháng thể là gì, các vi khuẩn, virus xâm nhập vào bên trong cơ thể, kháng thể sẽ chống lại chúng. Kháng nguyên và kháng thể giúp kích hoạt hệ thống bổ thể và huy động các tế bào miễn dịch.
1. Kháng thể là gì?
Kháng thể là gì, kháng thể là các loại sinh vật xâm nhập vào cơ thể con người, lúc này cơ thể sẽ nhận biết được sự xâm nhập bất thường này và sản xuất ra các chất gọi là kháng thể còn có tên gọi là antibody.
Do đó, các kháng thể được sản xuất này giúp t.iêu d.iệt các vi khuẩn có hại và bảo vệ cơ thể. Khi cơ thể có đủ sức khỏe thì cơ thể sẽ có khả năng hình thành kháng thể càng mạnh và khả năng miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm khuẩn sẽ cao hơn.
2. Các loại kháng thể và sự hình thành kháng thể
Thực tế có tới 5 loại kháng thể như sau:
– IgG, đây là một trong các loại kháng thể phổ biến nhất trong m.áu, xuất hiện trong sữa non và các dịch mô. Trong khi đó IgG xuyên qua nhau thai, giúp bảo vệ con trong các tuần lễ đầu đời sau khi sinh, thời điểm mà hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển toàn diện.
– IgA chiếm tới 15 đến 20% trong m.áu, trong cả sữa non và nước mắt, nước miếng nước bọt của con người. Lúc này, IgA được tiết ra ở đâu đồng nghĩa với việc chúng được có thể chống lại các tác nhân gây bệnh tại đó.
– IgM là lớp miễn dịch đầu tiên được tổng hợp trên trẻ sơ sinh. Việc kết hợp với các kháng nguyên đa chiều như virus và hồng cầu sẽ giúp t.iêu d.iệt các kháng nguyên xấu và bảo vệ cơ thể.
– IgE, loại kháng thể này chiếm tỷ lệ khá lớn và giữ vai trò trong phản ứng quá mẫn cấp cũng như trong cơ thể miễn dịch chống ký sinh trùng.
Kháng thể là gì, kháng thể đóng vai trò cùng kháng nguyên kích hoạt hệ thống bổ thể và huy động các tế bào miễn dịch – Ảnh Internet
– IgD là loại kháng thể chiếm tỉ lệ thấp nhất, chỉ chiếm khoảng 1% trên tế bào, có mức dị hóa nhanh và dễ thủy phân bởi enzyme plasmin trong quá trình đông m.áu. Do đó, IgD được coi là kháng thể có ít chức năng nhất trong quá trình hoạt hóa kháng nguyên.
Kháng thể được hình thành qua các giai đoạn nào?
– Giai đoạn cân bằng, ở giai đoạn này các kháng nguyên cân bằng giữa mạch m.áu và ngoài mạch m.áu bằng cách khuếch tán. Đây là một quá trình nhanh chóng, kháng nguyên không còn khuếch tán nữa thì giai đoạn này sẽ mất đi.
– Trong giai đoạn chuyển hóa phân rã, các tế bào và enzyme của cơ thể chuyển hóa kháng nguyên. Hầu hết các kháng nguyên bị các đại thực bào và tế bào thực bào khác bắt giữ. Thời gian này dù dài hay ngắn đều phụ thuộc vào các chất dinh miễn dịch và cơ thể chủ.
– Giai đoạn bỏ miễn dịch, khi kháng thể vừa được tổng hợp kết hợp với các kháng nguyên và tạo thành phức hợp kháng nguyên kháng thể. Sau đó chúng bị thực bào và thoái hóa. Lúc này kháng thể tồn tại trong huyết thanh sau khi giai đoạn loại bỏ miễn dịch hoàn thành.
3. Kháng thể đóng vai trò như thế nào?
Vai trò chính là liên kết giữa kháng nguyên và kháng thể với nhau làm kích hoạt hệ thống bổ thể và huy động các tế bào miễn dịch.
– Liên kết với kháng nguyên
Các globulin miễn dịch có khả năng nhận diện và còn giúp gắn kết một cách đặc hiệu với 1 kháng nguyên tương ứng nhờ vào các vùng biến đổi. Trong đó phản ứng chống độc tố vi khuẩn, kháng thể gắn và qua đó trung hòa độc tố, giúp ngăn ngừa sự bám dính của các độc tố này lên các thụ thể trên bề mặt tế bào. Điều này khiến các tế bào của cơ thể tránh được các rối loạn do các độc tố đó gây ra.
Trong một số loại virus, vi khuẩn chỉ gây bệnh khi bám được vào các tế bào cơ thể. Vi khuẩn sử dụng các phân tử bám dính là các adhesive, còn virus sử dụng các protein cố định trên lớp vỏ ngoài để bám vào các tế bào của cơ thể. Lúc này các kháng thể kháng các phân tử bám dính adhesive của vi khuẩn và các kháng thể kháng protein capside của virus sẽ ngăn chặn chúng gắn vào các tế bào đích.
Kháng thể giúp bảo vệ cơ thể khỏe mạnh – Ảnh Internet
– Hoạt hóa bổ thể
Một trong những cơ chế bảo vệ cơ thể của kháng thể là sự hoạt hóa dòng thác bổ thể. Bổ thể là một tập hợp protein huyết tương khi các hoạt hóa sẽ có tác dụng t.iêu d.iệt các vi khuẩn xâm nhập bằng cách:
Đục các lỗ thủng trên vi khuẩn khiến chúng không thể xâm nhập vào cơ thể.
Có thể tạo điều kiện cho hiện tượng thực bào.
Thanh thải các phức hợp miễn dịch.
Làm phóng thích các phân tử hóa hướng động.
– Huy động các tế bào miễn dịch
sau khi gắn vào kháng nguyên đầu biến đổi, các kháng thể có thể liên kết với các tế bào miễn dịch ở đầu hằng định. Khi đó các tương tác này có tầm quan trọng đặc biệt trong đáp ứng miễn dịch và bằng cách này, các kháng thể có khả năng gắn với một vi khuẩn với mọt đại thực bào và kích hoạt hiện tượng thực bào. Các tế bào lympho g.iết tự nhiên có thể thực hiện chức năng độc tế bào và ly giải các vi khuẩn hoặc tế bào ung thư đã bị gắn kết bởi các kháng thể.
Có thể bổ sung kháng thể cho cơ thể con người thông qua đường ăn uống bằng cách:
– Bổ sung và cung cấp cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng, đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất.
– Bổ sung các kháng thể giúp tăng cường khả năng nhận biết và t.iêu d.iệt vi khuẩn cho cơ thể.
– Sử dụng một số loại sản phẩm như: sữa non, mật ong,… giúp tăng cường sức đề kháng.