Cục Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm Ấn Độ (FSSAI) gần đây đã đề xuất một số mẹo hữu ích để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt trong cơ thể.
Thiếu sắt trong cơ thể có thể dẫn đến lượng hồng cầu thấp bất thường vì sắt cần thiết để tạo ra hemoglobin, một loại protein trong hồng cầu. Nếu không có đủ hemoglobin, các mô và cơ không thể nhận đủ lượng oxy cần thiết và hoạt động hiệu quả dẫn đến thiếu m.áu, theo Indian Express Limited.
Cục Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm (FSSAI) gần đây đã chia sẻ một số thủ thuật hữu ích để ngăn chặn tình trạng thiếu sắt trong cơ thể, như một phần của Poshan Maah 2020. “Thiếu sắt thường xảy ra nhất trong thời kỳ k.inh n.guyệt, mang thai và thời thơ ấu”, tổ chức này viết trên trang Twitter của họ.
Bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt như cua biển, tôm, cá thu, trai, hàu, cá mòi… để bổ sung chất sắt cho cơ thể. Ảnh: NHẬT LINH
Làm thế nào để tránh thiếu sắt
Dưới đây là một số mẹo mà FSSAI đề xuất:
– Chuẩn bị bữa ăn bằng thực phẩm tăng cường chất sắt
– Tránh uống trà và cà phê trong bữa ăn
– Ăn nhiều trái cây và rau quả giàu chất sắt
– Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn để hấp thu chất sắt tốt hơn
Các triệu chứng của thiếu sắt
Bộ trưởng Y tế Liên hiệp, tiến sĩ Harsh Vardhan đã chỉ ra một số triệu chứng của thiếu sắt như: mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, khó thở, tim đ.ập nhanh và tóc rụng.
Ông khuyên: “Để chống lại các triệu chứng của thiếu m.áu do thiếu sắt (IDA) bằng cách tiêu thụ các thực phẩm được tăng cường như gạo, bột mì và muối tăng cường kép, chúng rất giàu chất sắt.”
Thực phẩm giàu chất sắt
Theo redcrossblood.org, thực phẩm chứa sắt có 2 loại: sắt heme và sắt non-heme. Sắt heme được tìm thấy trong thịt, cá, gia cầm và được cơ thể hấp thụ dễ dàng nhất. Mặt khác, sắt non-heme được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau và các loại hạt nhưng chỉ có 2 đến 10% lượng sắt tiêu thụ được hấp thụ. Thực phẩm giàu vitamin C cũng có thể giúp hấp thu sắt tốt hơn, tuy nhiên nó không phải heme, theo Indian Express Limited.
Thiếu chất sắt lúc sơ sinh làm giảm hiệu quả vắc xin
Các nhà khoa học thuộc Đại học ETH Zurich (Thụy Sĩ) cho biết phát hiện từ hai nghiên cứu lâm sàng với t.rẻ e.m ở Kenya, được công bố trên chuyên san Frontiers in Immunology, cho thấy thiếu chất sắt có liên quan đến hiệu quả của vắc xin.
Ảnh: Shutterstock
Hơn một nửa số t.rẻ e.m trong nghiên cứu đầu bị thiếu m.áu lúc 10 tuần t.uổi; và đến 24 tuần, hơn 90% số trẻ có lượng huyết sắc tố và hồng cầu thấp. Nhóm chuyên gia thấy rằng mặc dù được tiêm vắc xin, nguy cơ thiếu kháng thể chống bệnh bạch hầu, phế cầu khuẩn và các mầm bệnh khác trong m.áu ở trẻ thiếu m.áu cao gấp đôi so với những trẻ không bị thiếu m.áu.
Trong nghiên cứu thứ hai, nhóm chuyên gia theo dõi việc bổ sung loại bột chứa vi chất dinh dưỡng cho 127 trẻ hơn 6 tháng t.uổi hằng ngày trong 4 tháng. Có 85 trẻ được dùng bột chứa chất sắt và 42 trẻ còn lại không được bổ sung chất sắt. Khi được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi lúc 9 tháng t.uổi thì những trẻ được bổ sung chất sắt phát triển phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn. Theo các chuyên gia, trẻ bổ sung chất sắt không chỉ có nhiều kháng thể sởi trong m.áu lúc 12 tháng t.uổi mà các kháng thể của nhóm trẻ này nhận ra mầm bệnh tốt hơn.
Nhóm nghiên cứu tin rằng ngừa thiếu m.áu ở trẻ nhỏ bằng cách bổ sung chất sắt trong chế độ ăn uống sẽ cải thiện sự bảo vệ từ vắc xin. Thực phẩm giàu chất sắt là thịt đỏ, cá, thịt gia cầm, đậu các loại, đậu phụ, khoai tây nướng, hạt điều, cải bó xôi (ảnh), ngũ cốc…