Các bác sĩ Bệnh viện quận Thủ Đức, TP.HCM vừa gắp dị vật là cục pin ở thực quản b.é t.rai 4 t.uổi.
Bệnh nhi bị bỏng thực quản do nuốt pin – Ảnh: BV quận Thủ Đức
Bệnh nhi là bé N.H.P. được gia đình đưa đến phòng khám Nhi – Bệnh viện quận Thủ Đức với triệu chứng mệt mỏi, đau ở cổ họng, ăn vào nôn ói và ho sặc sụa.
Qua kiểm tra lâm sàng, nghi ngờ bé P. đã nuốt phải dị vật, bác sĩ nhanh chóng cho bé chụp X-Quang để xác định nguyên nhân. Hình ảnh chụp cho thấy chỗ 1/3 thực quản trên của bé có dị vật kim loại hình tròn. Bé được đưa vào phòng mổ để gây mê, nội soi gắp dị vật khẩn.
BS Huỳnh Tấn Đạt, Khoa Ngoại Tổng hợp cho biết, khi nội soi phát hiện một vật hình tròn, dẹt như đồng xu chỗ thực quản trên. Dị vật được gặp ra và đó là một cục pin đang bị gỉ sét khiến hóa chất trong pin rò rỉ ra ngoài gây bỏng, viêm loét chỗ cuống họng và thực quản của bé.
Sau khi gắp dị vật ra, bác sĩ tiến hành hút rửa dung dịch hoá chất, đặt ống thông mũi dạ dày và chuyển bé đến khoa Hồi sức Nhi để theo dõi.
Khi tình trạng ổn định hơn, bệnh nhi tiếp tục được chuyển qua khoa Nhi để theo dõi và điều trị viêm loét do bỏng thực quản và viêm phổi.
Hiện tại tình trạng bệnh nhi đã ổn định
Bác sĩ Lê Công Thanh Quang, khoa Nhi cho biết: “Hiện tại bệnh nhi P. đã ổn định, thở đều, không còn ho sặc sụa nhưng vẫn ho đàm do viêm phổi, không phát hiện dịch nâu ở sonde dạ dày chảy ra thêm, chứng tỏ chỗ vết loét nơi dị vật có khả năng đã ngưng ra m.áu. Chúng tôi tiếp tục duy trì truyền dịch, cho bé nhịn ăn, theo dõi dịch qua sonde dạ dày nhằm đ.ánh giá diễn tiến viêm loét thực quản và điều trị kháng sinh cho bé do có tình trạng viêm phổi đi kèm.”
Các bác sĩ nhận định các loại pin cúc, pin điện thoại, pin đồng hồ… thường chứa các nguyên tố độc hại như cadimi, thủy ngân… Khi bị hoen gỉ hoặc thủng, rò rỉ, các chất này dễ đi ra ngoài, gây ngộ độc cấp tính, bỏng niêm mạc thực quản, dạ dày… Cơ quan bị tổn thương sẽ khó phục hồi về hình thái và chức năng.
Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên kiểm tra đồ chơi và thiết bị của trẻ, để các pin dài, pin đồng xu, vật nhỏ, dễ nuốt cách xa trẻ nhỏ.
Di chứng nguy hiểm do tai nạn giao thông bị nhầm tưởng viêm giác mạc
Bệnh viện quận Thủ Đức (TPHCM) cho biết vừa qua đã tiếp nhận một trường hợp bị rò động mạch cảnh xoang hang trái đây là di chứng do tai nạn giao thông.
Bị tai nạn giao thông khá nặng hồi tháng 4.2020 khiến anh H.H.V, sinh năm 1999 phải nằm viện ở Quy Nhơn hơn 2 tháng để điều trị chấn thương đầu, chấn thương hàm mặt, gẫy xương đùi và dập phổi.
Sau khi xuất viện, anh V vào TPHCM tiếp tục việc học của mình. Đến 6 tháng sau (10.2020), anh cảm thấy mắt trái mình nổi vân đỏ giữa tròng mắt như vầng trăng khuyết, mắt sưng và đau nên đã đến bệnh viện chuyên về mắt để thăm khám.
Tại thời điểm đó, anh V được chẩn đoán viêm giác mạc, uống thuốc đúng theo phác đồ điều trị và thăm khám ở một số nơi khác trong vòng 2 tháng. Sau đó, bệnh của anh V không thuyên giảm mà mắt ngày càng sưng đỏ, nhìn mờ, cảm giác mắt sưng như muốn lồi ra ngoài. Không yên tâm, nên gia đình đưa anh V đến Bệnh viện quận Thủ Đức để thăm khám mắt.
Mắt trái của bệnh nhân được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật bít lỗ rò. Ảnh: BVCC
Qua đ.ánh giá lâm sàng, nghi ngờ bệnh nhân không phải bị vấn đề viêm giác mạc như chẩn đoán ban đầu, bác sĩ tiến hành chụp MRI để tìm ra nguyên nhân chính xác cho người bệnh. Kết quả hình ảnh cho thấy bệnh nhân bị rò động mạch cảnh xoang hang trái.
Chấn thương do tai nạn giao thông trước đây đã xé rách, tạo một lỗ rò tại động mạch cảnh khiến m.áu theo lỗ rò chảy vào vùng xoang hang làm bệnh nhân có các triệu chứng trên. Đây là bệnh lý phức tạp và hiếm gặp, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về mắt, dễ gây mù mắt và đột quỵ nếu không được điều trị sớm.
Bác sĩ Trần Nguyễn Khánh – Phó trưởng khoa Nội thần kinh cho biết: “Ban đầu chúng tôi tiến hành can thiệp bít lỗ rò động mạch cảnh bằng bóng chèn bít lỗ rách nhưng không thực hiện được do lỗ rò khá nhỏ nên chúng tôi phải đổi vật liệu bít lỗ rò bằng Coil (vòng xoắn kim loại). Về cơ bản, đặt bóng hay đặt Coil giống nhau về phương pháp và hiệu quả, nhưng khác nhau về chất liệu.
Ngày 25.12, bệnh nhân được phẫu thuật can thiệp nội mạch. Tại đây, các bác sĩ đã đưa ống thông vào mạch m.áu não, áp sát vị trí rò và bít lỗ rò bằng Coil, qua đường động mạch đùi đến lỗ rách của mạch m.áu.
Thủ thuật này giúp tránh gây tổn thương đến các cơ quan khác, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị, bệnh nhân có thể xuất viện sau 3 – 5ngày. Hiện tại mắt bệnh nhân đã giảm sưng, đỏ, không đau và đã được xuất viện về nhà”.
Theo các bác sĩ, bệnh rò động mạch cảnh xoang hang thường gặp ở những bệnh nhân có t.iền sử chấn thương vùng đầu, mặt sau tai nạn giao thông. Nếu người bệnh không được can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa, yếu liệt do xuất huyết não… và nguy cơ t.ử v.ong cao.