Một cụ bà 102 t.uổi ở Mỹ đã nhiễm hai bệnh dịch và mắc hai bệnh ung thư nhưng đều qua khỏi. Bí ẩn nào đằng sau những chiến thắng bệnh tật ấy?
Đ.ánh bại 2 đại dịch – 2 bệnh ung thư!
Bà Mildred Geraldine “Gerri” Schappals, 102 t.uổi, sống tại viện dưỡng lão The Huntington, thành phố Nashua, bang New Hampshire, Mỹ là một trong số ít người trên thế giới có thể sống sót qua khỏi hai đại dịch kinh hoàng trong lịch sử nhân loại. Không những thế, cụ bà này còn chiến thắng cả 2 căn bệnh ung thư quái ác khác!
Bà Schappals sinh ngày 18/1/1918 tại thành phố Worcester, bang Massachusetts, Mỹ, khi mới được 11 tháng t.uổi, bà bị mắc dịch cúm Tây Ban Nha (Đại dịch cúm 1918). Cả mẹ và anh trai của bà Schappals cũng nhiễm dịch bệnh này.
Bà Gerri Schappals.
Nhưng kỳ diệu thay, cả ba người đều qua khỏi đại dịch đã cướp đi khoảng 675,000 sinh mạng người Mỹ, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ.
Sau khi học xong cao học, bà Mildred trở thành một giáo viên, sau đó là hiệu trưởng một trường tiểu học và rồi sang đảm trách giám sát công tác giảng dạy bậc tiểu học ở các trường công lập tại thành phố Nashua.
Sau khi nghỉ hưu vào cuối những năm 1980, bà được chẩn đoán bị ung thư vú và phải phẫu thuật bảo tồn tuyến vú (cắt bỏ khối u) và xạ trị. Bà Schappals đã đ.ánh bại được căn bệnh ung thư này. Nhưng vài năm sau, bà lại tiếp tục nhận thêm tin dữ, các bác sĩ chẩn đoán bà bị ung thư đại tràng giai đoạn 3! Lần này, bà tiếp tục qua khỏi sau khi được can thiệp phẫu thuật.
Hồi tháng 5 năm nay, bà Schappals cảm thấy không khoẻ và có sốt cao trong nhiều ngày. Bà được xét nghiệm COVID-19 và có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 tại bệnh viện. Thế rồi, một lần nữa, cụ bà 102 t.uổi này lại giành chiến thắng trước bệnh tật, bà đã khỏi COVID-19!
Vậy “bí ẩn” đằng sau bốn lần chiến thắng bệnh tật hiểm nghèo của bà Schappals là gì?
Theo tờ Washington Post, bà Schappals thường tránh lo lắng quá mức và yêu thích uống rượu vang đỏ. Lisa Valcourt, giám đốc điều hành viện dưỡng lão Huntington cho biết bà Schappals có khiếu hài hước, vui vẻ và có lối sống tích cực, lạc quan.
Cụ bà 102 t.uổi từng đ.ánh bại 2 đại dịch và 2 căn bệnh ung thư hiểm nghèo dành lời khuyên cho người trẻ cần sống tích cực và thành thật với chính bản thân mình. Bà Schappals nhắn nhủ: “Hầu hết mọi người bẩm sinh đều tốt và biết cảm thông. Chúng ta muốn làm điều đúng đắn nhưng rất dễ bị xao nhãng bởi sự ích kỷ và cảm xúc”.
Tại sao người béo phì dễ mắc ung thư?
Cơ thể người béo phì có nhiều chất béo có thể dẫn đến rối loạn, nguồn gốc gây ung thư, nhất là ung thư đại tràng, thận, vú, tử cung…
Ảnh minh họa
Bác sĩ Trần Thu Hạnh, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, một số loại ung thư như ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, thực quản, tuyến t.iền liệt…
Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Mỹ năm 2017, béo phì là nguyên nhân thứ hai gây ung thư sau hút t.huốc l.á và được dự đoán sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu trong thập kỷ tới.
Hàng năm có khoảng 1,7 triệu người Mỹ được chẩn đoán ung thư, trong số đó 40% thừa cân, béo phì. Tại Anh, cứ 20 người được chẩn đoán ung thư thì có một người bị béo phì. Theo thống kê của Tổ chức nghiên cứu ung thư Anh (Cancer Research UK), béo phì là nguyên nhân gây ra 18.100 ca ung thư mỗi năm và dự báo tăng lên 670.000 ca trong 20 năm tới.
Trong một kết quả khảo sát khác, 40% ung thư cổ tử cung liên quan đến béo phì. Tỷ lệ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung ở người béo phì là 4-7 lần so với người bình thường; ung thư thực quản từ hai đến 4 lần; ung thư dạ dày, gan, thận tăng cấp đôi. Ngoài ra, ung thư vú trước mãn kinh tăng 15%, sau mãn kinh tăng 20-40%; ung thư buồng trứng tăng 10%; ung thư tuyến giáp chỉ tăng nhẹ 10%.
Tại Việt Nam mỗi năm ghi nhận khoảng 165.000 ca ung thư mới, 115.000 ca t.ử v.ong, chủ yếu là ung thư phổi, gan và dạ dày. Chưa có ghi nhận nào về bệnh nhân ung thư liên quan đến thừa cân, béo phì.
Lý giải cơ chế gây ung thư ở những người béo phì, bác sĩ cho biết, chất béo trong cơ thể có hai chức năng chính bao gồm dự trữ năng lượng và liên tục lan truyền thông tin, chỉ dẫn đến phần còn lại của cơ thể. Khi có quá nhiều chất béo trong cơ thể, những tín hiệu được truyền đi xung quanh cơ thể có thể gây ra các rối loạn, là nguồn gốc chính gây ung thư.
Cụ thể, khi có nhiều tế bào mỡ trong cơ thể, các tế bào miễn dịch chuyên biệt tăng tiết cytokine, từ đó thúc đẩy quá trình viêm mạn tính, làm cho các tế bào phân chia nhanh hơn. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra tổn thương DNA dẫn đến ung thư. Ngoài ra, quá nhiều chất béo trong cơ thể có thể làm tăng lượng insulin và các yếu tố tăng trưởng khác giống như insulin-1 làm cho các tế bào phân chia thường xuyên hơn. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của ung thư đại tràng, thận, tuyến t.iền liệt và nội mạc tử cung.
Đặc biệt, sau thời kỳ mãn kinh, mô mỡ trong cơ thể tạo ra lượng estrogen dư thừa, làm cho tế bào phân chia nhanh hơn ở vú và nội mạc tử cung, gây bệnh.
Bác sĩ khuyến cáo phòng chống béo phì cũng chính là phòng chống ung thư. Quan trọng nhất là duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, kiểm soát cân nặng, lối sống lành mạnh, tăng cường vận động và chế độ ăn cân bằng.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc từ động vật, đồ ăn nhiều năng lượng như thức ăn nhanh, đồ ăn và đồ uống nhiều đường, đồ rán xào.
Hạn chế uống rượu bia, hút t.huốc l.á thuốc lào. Tăng cường vận động: đi bộ, chơi thể thao, lao động chân tay… Tập thể dục ít nhất ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Thường xuyên tầm soát, sàng lọc phát hiện sớm ung thư để kịp thời điều trị, khả năng chữa khỏi cao hơn.