“ Bệnh nhân Berlin” Timothy Ray Brown, người đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi bệnh HIV hoàn toàn, vừa qua đời sau nhiều năm chiến đấu với ung thư.
Theo người thân của ông Brown, bệnh bạch cầu – một loại ung thư m.áu nguy hiểm – mà ông mắc phải vẫn thuyên giảm cho đến năm ngoái, nhưng gần đây bất ngờ trở nặng.
Ông Brown mắc đồng thời cả bệnh ung thư m.áu và HIV trước khi được ghép tủy trong 2 ca phẫu thuật năm 2007-2008 tại Đại học Tự do Berlin (Đức). Các ca phẫu thuật này nhằm điều trị bệnh ung thư, nhưng đã vô tình khiến cơ thể bệnh nhân nổi tiếng này vừa hết ung thư, vừa sạch bóng virus HIV và được công nhận là bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi bệnh HIV.
“Bệnh nhân Berlin” nổi tiếng – ảnh: Manuel Valdes/AP
Ban đầu ông không công khai danh tính nên được gọi là “bệnh nhân Berlin”. Trong những năm tháng sau đó, các cuộc kiểm tra cho thấy ông đã hoàn toàn khỏi HIV, nhưng không gặp may với bệnh ung thư. Vừa qua, ông đã trải qua một đợt tái phát nặng, bệnh đã di căn và khiến ông yếu đi nhanh chóng.
Cách thức mà ông khỏi bệnh vẫn còn là điều bí ẩn, bởi mọi nỗ lực lặp lại cách điều trị thần kỳ trên các bệnh nhân HIV khác đều thất bại.
Mãi đến năm 2019, một nam bệnh nhân khác tên Adam Castillejo được điều trị tại London (Anh) bằng liệu pháp tế bào gốc mới được biết đến như người thứ 2 trên thế giới được chữa khỏi bệnh HIV. Báo cáo về “bệnh nhân London” này được công bố trên T he Lancet đầu năm 2020.
Loại “vua trái cây” luôn sẵn có ở chợ Việt là khắc tinh của ung thư
Xoài không chỉ là loại quả ngon mà còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất, vitamin và là một trong những loại trái cây có lợi nhất cho sức khỏe.
Xoài mọng nước, ngon và ngọt. Không những thế, xoài còn được mệnh danh là “vua” của các loại trái cây ở một số nơi trên thế giới, khi sở hữu hàm lượng dưỡng chất dồi dào.
Phân tích cho thấy, xoài chứa một loạt các vitamin và khoáng chất như: A, B1, B2, B6, C, E, biotin, caroten, pantotenic axit, niacin, folacin; canxi, sắt, photpho, kali, natri, đồng, magie, kẽm, selen. Đặc biệt, các chất dinh dưỡng như protein, lipit, gluxit và nhất là caroten đều vượt xa các loại quả khác.
Xoài là một thực phẩm chống oxy hóa cao. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm tác dụng của xoài trên một số loại ung thư và thấy rằng, nó có công dụng trong việc ngăn chặn các tế bào ác tính. Lý do nằm ở các polyphenol, một loại hoạt chất thực vật. Bên cạnh đó, các công trình khoa học cũng chỉ ra rằng, xoài giảm nguy cơ ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư phổi, bệnh bạch cầu và ung thư tuyến t.iền liệt.
Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Molecular Nutrition & Food Research đã cho thấy xoài có khả năng củng cố lá chắn ngăn ngừa bệnh tật của cơ thể. Theo đó, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã cho các tình nguyện viên khỏe mạnh từ 21 – 38 t.uổi mỗi ngày ăn 400g xoài, trong 10 ngày. Kết quả cho thấy hàm lượng axit gallic và gallotannin trong cơ thể họ tăng đáng kể, tạo lá chắn cho cơ thể phòng ngừa bệnh tật, trong đó có ung thư.
Xoài có hàm lượng pectin cao – một chất xơ hòa tan có tác dụng làm giảm cholesterol trong m.áu. Pectin cũng có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của ung thư tuyến t.iền liệt. Tổ chức điều tra Ung thư châu Âu cũng đã tìm ra mối liên hệ chặt chẽ giữa ăn xoài với việc giảm nguy cơ ung thư dạ dày-ruột.
Không chỉ vậy, chất mangiferin trong quả xoài có thể khống chế sự phát triển của các tế bào ung thư và ngăn chặn chu kỳ phân chia tế bào, có hiệu quả phòng ngừa bệnh ung thư phổi.
Khả năng phòng chống ung thư của xoài còn đến từ đặc tính kiềm hóa môi trường cơ thể của loại trái cây này. Chúng ta biết rằng, các tế bào ung thư thích môi trường có tính axit hơn. Vì vậy, bất cứ điều gì có thể đưa độ pH về kiềm đều giúp giảm nguy cơ phát triển căn bệnh c.hết người này. Xoài chứa axit tartaric, axit malic, và axit citric, tất cả đều giúp duy trì độ kiềm. Nghe có vẻ vô lý, nhưng cần biết rằng, tất cả các axit này sẽ trở thành kiềm trong quá trình tiêu hóa.
Cần nhớ rằng, không một loại thực phẩm hoặc thành phần trong thực phẩm đơn lẻ nào, có thể “đơn phương” giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi ung thư. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng, một chế độ ăn với sự phối hợp đa dạng các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt là cách tối ưu nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư.
Theo Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, tại Việt Nam, số ca mắc ung thư tăng từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến sẽ vượt qua 190.000 ca vào 2020. Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 115.000 người c.hết vì ung thư, tương ứng 315 người/ngày.