Nối ngón tay cái b.ị c.hém đứt rời cho người đàn ông ở Hà Nội

Bệnh nhân nam, 31 t.uổi, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn ( Hà Nội) vào ngày 16/12, với ngón tay cái đứt rời do b.ị c.hém được bọc trong túi nilon.

Qua thăm khám, các bác sĩ khoa Phẫu thuật tạo hình – Thẩm mỹ, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn xác định, bệnh nhân bị đứt rời đốt I ngón tay cái, vết thương lóc da lộ gân ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải.

Theo BS Nguyễn Trần Thành, khoa Phẫu thuật tạo hình – Thẩm mỹ, sau khi xảy ra tai nạn, bệnh nhân đã tự bảo quản ngón tay cái bằng cách bọc trong túi nilon. May mắn là bệnh nhân đến cấp cứu sớm (khoảng 1-2 giờ sau khi xảy ra tai nạn) nên tình trạng ngón tay vẫn còn tương đối tốt.

“Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, chúng tôi đã tiến hành các bước bảo quản đúng cách, gùng gạc vô trùng bọc ngón tay lại, sau đó bọc trong túi nilon vô trùng, rồi để vào nước đá đang tan và chuyển mổ cấp cứu ngay lập tức”, BS Thành phân tích.

noi ngon tay cai bi chem dut roi cho nguoi dan ong o ha noi 215 5503409

Bàn tay của bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật

Ca mổ cấp cứu nối ngón tay của bệnh nhân được thực hiện bởi BS Nguyễn Minh Nghĩa (Trưởng kíp mổ) và BS Nguyễn Trần Thành.

Bệnh nhân được kết hợp xương, nối gân và sau đó nối lại mạch m.áu, dây thần kinh bằng kỹ thuật mổ vi phẫu.

BS Thành chia sẻ: “Khó khăn nhất trong phần mổ vi phẫu chính là mạch m.áu ngón tay có kích thước rất nhỏ. Do đó, các bác sĩ phải dùng kính hiển vi phóng đại lên để có thể nối được mạch m.áu ngón tay. Mổ vi phẫu đòi hỏi bác sĩ phải có kỹ thuật rất tốt”.

Ca mổ được thực hiện thành công sau 4 tiếng. Hiện tại, ngón tay được nối sống tốt, không bị lệch chỉnh. Tuy nhiên, theo BS Thành, bệnh nhân cần một thời gian dài tập phục hồi chức năng để dần phục hồi lại biên độ vận động của ngón tay cái.

“Ngón cái chiếm 50% chức năng của bàn tay, nối lại ngón cái đứt rời và tập vận động đúng cách giúp phục hồi chức năng của bàn tay, phục hồi lại khả năng lao động cũng như cuộc sống bình thường cho người bệnh. Tuy nhiên, vận động ngón cái được nối vẫn khó có thể hồi phục hoàn toàn như trước, mà thường chỉ đạt đến 70-80%”, BS Thành cho hay.

Qua đây, chuyên gia cũng khuyến cáo, việc bảo quản phần chi đứt rời trước khi được cấp cứu là rất quan trọng. Trong trường hợp xảy ra tai nạn, cần bình tĩnh gói phần chi bị đứt bằng gạc vô trùng. Trong trường hợp không có gạc y tế thì có thể cho vào khăn mặt thật sạch. Sau đó, dùng túi nilon sạch bọc lại. Nếu có thể, thả túi nilon có chứa chi vào trong nước đá (cả nước và đá) sau đó đem đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Chàng trai trẻ biến chứng sau 7 năm tiểu đường

Nam thanh niên 22 t.uổi, quốc tịch Lào, mệt lả, vật vã, được đưa vào Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cấp cứu.

Chàng trai mắc bệnh tiểu đường 7 năm nay, điều trị bằng insulin thường xuyên. Insulin là hormone có tác dụng chuyển hóa carbohydrate, mô mỡ thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

Trước khi nhập viện hai ngày, anh bị ho, đau họng, được điều trị kháng sinh tại nhà. Ngày 12/12/2020, bệnh chuyển nặng, bệnh nhân hôn mê, được đưa tới Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cấp cứu.

Bác sĩ điều trị ngày 7/1 cho biết bệnh nhân bị viêm phổi và nhiễm toan ceton. Đây là biến chứng của bệnh tiểu đường, xuất hiện khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, làm sản sinh quá nhiều acid trong m.áu và gây rối loạn nặng trong chuyển hóa protid, lipid và carbohydrate. Nhiễm toan ceton gây nguy hiểm tính mạng khi không xử trí kịp thời.

Người bệnh được đặt nội khí quản thở máy, áp dụng phác đồ điều trị nhiễm toan ceton gồm bù dịch, điện giải, cân bằng kiềm toan, kiểm soát đường huyết… Sau 3 ngày, bệnh nhân đã tỉnh táo, rút ống nội khí quản. 12 ngày sau, đường huyết của người bệnh ổn định, hết sốt, chức năng cơ thể bình thường.

Ngày 7/1, người bệnh ra viện, điều trị thuốc theo đơn và theo dõi tại nhà.

chang trai tre bien chung sau 7 nam tieu duong 23b 5502073

Nam thanh niên được bác sĩ Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn tư vấn dùng thuốc. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Theo bác sĩ Nguyễn Thy Khê, Hội nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, nhiễm toan ceton có tỷ lệ mắc mới khoảng 4.6-8 trên 1.000 bệnh nhân một năm. Nhiễm toan ceton thường gặp ở đái tháo đường type 1 nhiều hơn type 2. Tại Mỹ, tỷ lệ t.ử v.ong của nhiễm toan ceton là 2-5%, có thể lên đến 14% ở một số nước khác.

Khi nhiễm toan ceton, bệnh nhân có các triệu chứng báo động như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút gia tăng rõ rệt hoặc cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, buồn ói, ói mửa, đau bụng; chất ói có màu nâu, có m.áu thường, thở nhanh, mất nước và một số dấu hiệu khác. Lúc này, người bệnh cần được đưa tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị càng sớm càng tốt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *