Khi bạn uống nước nhưng sau đó vẫn thấy khát nước vô cùng thì có thể cơ thể bạn đang gặp vấn đề.
1. Bệnh tiểu đường
Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sẽ có hệ bài tiết thay đổi thất thường, lượng đường trong m.áu gia tăng dẫn đến lượng đường trong nước tiểu tăng khiến cho việc tiểu tiện thường xuyên hơn. Cơ thể sẽ thiếu nước và luôn cảm thấy khát nước. Đây là những dấu hiệu đầu tiên của người mắc bệnh tiểu đường, bạn nên đi khám ngay khi thấy có dấu hiệu này xuất hiện.
2. Thiếu m.áu
Thường xuyên khát nước có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang bị thiếu m.áu. Bởi tình trạng thiếu m.áu là khi cơ thể mất đi nhiều hồng cầu đồng thời cũng làm giảm lượng chất lỏng trong cơ thể, gây ra tình trạng khát nước liên tục. Ngoài khát nước thường xuyên thì bạn cũng có thể nhận biết thiếu m.áu qua các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, nhức đầu, tim đ.ập nhanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt…Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu m.áu. Khi lượng hồng cầu trong cơ thể bị thiếu hụt mà chưa thể tái tạo được cơ thể sẽ bù lại lượng chất lỏng bằng cách kích hoạt cơn khát yêu cầu cơ thể phải bù nước gấp.
3. Huyết áp thấp
Dấu hiệu của bị huyết áp thấp là khi cơ thể hay mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,…và đặc biệt là rất hay khát nước. Huyết áp thấp đồng nghĩa với việc tuyến thượng thận hoạt động kém hiệu quả và cơ thể được yêu cầu nạp nước vào cơ thể. Bởi việc bổ sung thêm nước vào m.áu là cách giúp huyết áp tăng lên giúp giảm các cơn đau đầu, chóng mặt kịp thời. Khi có những dấu hiệu này nên đi khám để được bác sĩ tư vấn rõ hơn nhé.
4. Dùng thuốc không đúng cách
Khi bạn uống thuốc không đúng cách hoặc không đúng liều lượng có thể dẫn đến việc mất cân bằng giữa nước và chất điện giải trong cơ thể. Do đó nếu gặp vấn đề gì bạn nên chỉ có thể sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không được uống tùy tiện. Môt số loại thuốc khi uống không đúng cách sẽ gây khô miệng và khiến bạn thấy khát nước.
5. Bệnh thận
Bệnh thận cũng là căn bệnh nguy hiểm nhất khi bạn có dấu hiệu khát nước thường xuyên. Khi thận có vấn đề, nó có thể đã gây ra mất chức năng lưu trữ độ ẩm trong cơ thể, vì vậy nó cần rất nhiều nước để bổ sung vào để duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan cơ thể liên quan, khiến cho người bệnh sẽ rất khát nước. Những bệnh liên quan đến thận như viêm bể thận, viêm thận, viêm cầu thận… đều có thể gây khô miệng.
Uống nước vào buổi sáng khi bụng đói, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể?
Uống nước vào buổi sáng ngay khi thức dậy giúp giảm cân, cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng đau đầu.
Giảm cân: Uống nước khi bụng đói sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, từ đó giúp giảm cân. Một nghiên cứu chỉ ra, uống 500 ml nước làm tăng tỷ lệ trao đổi chất lên tới 30% trong 10 phút.
Thải độc tố: Thận rất cần nước để loại bỏ chất thải ra khỏi m.áu. Vì vậy, bạn cần uống nước vào buổi sáng ngay khi thức dậy để loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
Làm sạch ruột: Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng giúp làm sạch ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón rất tốt.
Giảm lượng calo hấp thụ: Uống nước trước khi ăn sáng giúp giảm lượng cao hấp thụ vào cơ thể bằng cách tăng cảm giác no. Do đó, bạn hãy uống nước khoảng thời gian 30 phút trước khi ăn sáng.
Cải thiện hiệu suất tinh thần: Uống 1 cốc nước ngay sau khi thức dậy giúp tăng hiệu quả hoạt động trí óc gồm cả trí nhớ và khả năng hấp thụ thông tin.
Cải thiện tiêu hóa: Theo các chuyên gia, uống 1 cốc nước ấm vào buổi sáng giúp phá vỡ các chuỗi chất trong thức ăn từ đó giúp tiêu hóa tốt hơn.
Tăng cường miễn dịch: Uống nước khi bụng đói giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp bạn chống lại tình trạng n.hiễm t.rùng. Ngoài ra, uống nước thời điểm này cũng giúp loại bỏ các chất thải và vi khuẩn có thể gây bệnh.
Ngăn ngừa đau đầu: Mất nước gây đau đầu hoặc đau nửa đầu. Cơ thể sau giấc ngủ dài rất cần nước để bổ sung. Do vậy, bạn cần uống nước vào thời điểm này để tránh mất nước và hạn chế những cơn đau đầu.
Giữ cho nội tạng khỏe mạnh: Uống nước ngay khi tỉnh dậy, lúc bụng đói sẽ giúp nội tạng cơ thể bạn hoạt động tốt. Ngoài ra, thói quen này cũng giúp hệ thống bạch huyết của bạn khỏe mạnh hơn vì có sự hỗ của chất lỏng.
Làm sáng da: Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng giúp tăng cường sức khỏe làn da, giảm mụn trứng cá và ngăn ngừa tình trạng khô da. Mặt khác, uống nước cũng giúp cung cấp độ ẩm cho da, giúp da sáng, khỏe hơn.
Tăng năng lượng: Thói quen uống nước ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng sẽ tăng mức năng lượng cơ thể ngay lập tức, giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng.