Thịt đỏ là thực phẩm quan trọng nhưng cũng kéo theo nhiều nguy cơ sức khỏe nếu bạn tiêu thụ quá nhiều. Những lợi ích sức khỏe khi giảm ăn thịt sẽ khiến bạn cân nhắc lại chế độ ăn hàng ngày.
Mỗi năm, rất nhiều người quyết định từ bỏ thịt đỏ và nhận thấy thói quen mới mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe.
Bạn có thể giảm cân
Thịt đỏ chứa nhiều calo. Cắt giảm loại thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống hàng ngày, bạn sẽ giảm đáng kể tổng lượng calo nạp vào cơ thể. Tiến sĩ Sally Warren, Metro Intergrative Pharmacym Mỹ cho biết: “Hầu hết các phần ăn có thịt đỏ đều cung cấp lượng calo nhiều hơn nhu cầu thực của cơ thể. Một khẩu phần thịt bỏ 3 ounce có thể chưa khoảnh 170 calo. Nhưng một phần đậu chỉ chứa 100 calo, đậu phụ chưa khoảng 70 calo”.
Các con số trên có vẻ không khác biệt lớn, nhưng với thói quen ăn uống hàng ngày, sự khác biệt sẽ tăng dần lên theo thời gian. Một bài báo năm 2015 trên Tạp chí Nội khoa Tổng Quát cho biết, những người ăn chay có thể giảm cân hiệu quả hơn những người không ăn chay. Và những người ăn thuần chay giảm cân nhiều hơn những người vẫn ăn trứng và các sản phẩm từ sữa.
Cơ thể giảm tính axit
Cơ thể khỏe mạnh cần độ cân bằng pH tốt. Nhưng phần lớn chế độ ăn uống tiện lợi, hiện đại ngày này lại bao gồm các loại thức phẩm có tính axit cao, bao gồm cả thịt đỏ. Tiến sĩ Warren giải thích: “Thịt đỏ tạo ra một lượng axit cao để có thể hấp thụ và trung hòa. Cơ thể có tính axit cao, tạo ra môi trường hoàn hảo cho bệnh tật phát triển. Cộng thêm sự căng thẳng, giấc ngủ kém, sức đề kháng của cơ thể sẽ giảm đáng kể, giảm khả năng chống lại các bệnh tật nguy hiểm như ung thư, tiểu đường…”.
Giảm tình trạng đầy hơi
Quá trình tiêu hóa thịt đỏ mất nhiều thời gian hơn các thực phẩm khác. Đó là lý do bạn thường cảm thấy đầy hơi, khó tiêu khi ăn quá nhiều thịt vào bữa tối.
Nếu giảm lượng thịt, tăng lượng rau quả trong bữa ăn mỗi ngày, bạn có thể cảm thấy khó tiêu, đầy hơi trong thời gian đầu. Nhưng đó chủ yếu là kết quả của việc ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Về lâu dài, thực đơn lành mạnh này sẽ bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giảm tình trạng viêm nhiễm toàn cơ thể và giảm cảm giác đầy hơi.
Thực tế, một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên tạp chí Nutrition Research cho thấy, những người ăn chay có tỷ lệ viêm thấp hơn người ăn thịt
Giảm cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Cắt giảm thịt trong khẩu phần ăn sẽ giảm lượng chất béo bão hòa nạp vào cơ thể. Điều này liên quan trực tiếp đến mức cholesterol trong m.áu.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị, bạn không nên nạp của 5-6% lương calo hàng ngày từ chất béo bão hòa. Tiến sĩ Warren cho biết: “Sự cần bằng này làm giảm nguy cơ tăng mức cholesterol trong m.áu, hạn chế khả năng tích tụ mảng bám trong thành động mạch. Các mảng bám này chính là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh động mạch vành, đau tim, đột quỵ, cơn thiếu m.áu cục bộ thoáng qua và bệnh động mạch ngoại vi…
Mặc dù, mức cholesterol cao có thể liên quan đến gen di truyền, nhưng việc giảm lượng thịt đỏ trong bữa ăn sẽ góp phần bảo vệ cơ thể trong thời gian dài.
Giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư
Giảm thịt bò trong thực đơn ăn hàng ngày, bạn có thể tránh được ung thư ruột, ruột kết, đặc biệt là trong gia đình bạn có người từng mắc bệnh. Tiến sĩ Warren cho biết: “Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa liên quan đến việc tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Và tình trạng viêm mãn tính có liên quan đến sự phát triển của ung thư”.
Năm 2105, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã phân loại thịt đỏ là một trong những chất có thể gây ung thư. Nhiều báo cáo y khoa đã cho thấy liên kết giữa việc ăn nhiều thịt đỏ với nguy cơ ung thư ruột kết. Nghiên cứu năm 2019 đăng trên Tạp chí Dịch tễ học quốc tế chó thấy, người ăn trung bình 76g thịt đỏ hoặc thịt đã qua chế biến mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng cao hơn 20% so với người chỉ tiêu thụ khoảng 21g.
Nấu thịt đỏ ở nhiệt độ cao sẽ kích hoạt việc sản sinh một số chất có thể gây ung thư ruột ở những người t.iền sử gia đình mắc bệnh. Thịt đỏ đã qua chế biến như xúc xích, thịt nguội cũng chứa nhiều nitrit (cả tự nhiên và chất bảo quản được thêm vào). Nitrit đi vào cơ thể nếu vượt quá giới hạn cho phép gây ra bệnh xanh da, thiếu m.áu và tăng nguy cơ ung thư.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng
Theo Tiến sĩ Warren: “Thịt đỏ có thể chứa một lượng lớn chất béo bão hòa, liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch,béo phì và tiểu đường. Một nghiên cứu năm 2018 trên Tapjc hí Tim mạch Châu Âu chó thấy, tiêu thụ nhiều thịt đỏ tạo ra một hợp chất Carnitine, khiến cơ thể sản xuất Trimethylamine-N-oxid (TMAO), một hợp chất do vi khuẩn trong dạ dày tạo ra, có thể tăng nguy cơ đau tim. Các nhà nghiên cứu tin rằng, nó ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa cholesterol của cơ thể, dẫn đến tăng cường sự phát triển của mảng bám trên thành mạch m.áu và có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Những người ăn nhiều thịt bò cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, theo một nghiên cứu năm 2017 công bố trên Tạp chí Y khoa Anh.
Bạn sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn
Tiến sĩ Warren giải thích: “Chúng ta cần một trái tim khỏe mạnh, một hệ tiêu hóa khỏe, một tâm trí minh mẫn và một cơ thể tràn năng lượng tích cực. Thay thế thịt đỏ bằng những thực phẩm lành mạnh hơn như đậu, chất béo nguồn gốc thực vật, ngũ cốc, trái cây, rau củ sẽ giúp cơ thể có năng lượng tốt hơn”.
Tuy nhiên, việc cắt giảm thịt đỏ trong bữa ăn cần có một tỉ lệ hợp lý, nếu bạn không có ý định ăn chay. Bởi cơ thể có thể sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng như protein, các vitamin quan trọng như B, B12, sắt… Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, bạn nên thực hiện một chế độ ăn đa dạng và lạnh mạnh, có thể bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng bằng thực phẩm bổ sung (nếu cần thiết và nên có sức tư vấn của chuyên gia).
Những loại thịt không nên ăn nhiều vì tăng nguy cơ mắc ung thư, “tàn phá” t.uổi thọ
Các loại thịt chế biến phải trải qua quá trình tẩm ướp, lên men hoặc sấy khô, hun khói để làm tăng hương vị và kéo dài thời gian sử dụng. Ăn nhiều những loại thịt này sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư và nhiều loại bệnh khác.
Ăn nhiều thịt nướng làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày và ruột kết.
Thịt chế biến sẵn
Chất béo có trong thịt chế biến là một yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư ruột. Ngoài ra, các sản phẩm như xúc xích, lạp xưởng, thịt xông gói còn được thêm muối và nitrite. Nitrite kết hợp với các axit amin tạo thành nitroassamine – một chất gây ung thư.
Tạp chí Dịch tễ học quốc tế từng đăng tải một nghiên cứu cho thấy kết quả, ăn một miếng thịt xông khói hoặc giăm bông mỗi ngày (tương đương với 25 gram) làm tăng 19% nguy cơ mắc ung thu đại trực tràng. Ngoài ra, thịt chế biến sẵn còn làm gia tăng tốc độ lão hóa của cơ thể.
Thịt nướng
Thịt nước là món ăn khoái khẩu của nhiều người vì hương vị thơm ngon và hấp dẫn. Tuy nhiên đây không phải là thực phẩm tốt cho cơ thể.
Theo một nghiên cứu, thịt sau khi nướng ở nhiệt độ 200 độ C sẽ tạo ra nhiều chất gây ung thư như benzopyrene.
Các mảng cháy trên miếng thịt có thể chứa hydrocacbon gây viêm, phá vỡ collagen trên da, làm da lão hóa và nổi mụn. Ngoài ra nó còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày và ruột kết.
Thịt có hàm lượng béo cao
Chất béo trong thịt mỡ là các axit béo bão hòa. Ăn nhiều loại thực phẩm này sẽ làm tăng cholesterol trong m.áu, gây hẹp ống động mạch thư phát, xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Bởi thế, chúng ta nên chọn loại thịt có hàm lượng chất béo thấp hơn như thịt bò, thịt gà bỏ da, cá, tôm…
Thịt đỏ
Một số nghiên cứu chỉ ra, chế độ ăn uống nhiều chất béo có thể thúc đẩy ung thư đại trực tràng. Trong khi đó, thịt đỏ lại chứa nhiều chất béo bão hòa. Thịt đỏ chứa nhiều dinh dưỡng và protein nên có thể làm tăng cân.
Tạp chí Dịch tễ học tháng 4/2019 từng công bố kết quả một nghiên cứu cho thấy ăn một miêng thịt bò hoặc thịt cừu dày (tương đương với 50 gram thịt đỏ) mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng lên 18%.